
Hình ảnh một vị tu sĩ Phật giáo sử dụng Facebook, cầm điện thoại di động hoặc lên một chuyến du thuyền sang trọng để đi khắp thế giới là điều hết sức bất thường. Nhưng đối với nhà sư Miến Điện, Ven Nandaka, còn gọi là Thầy Unan, việc trải nghiệm thế giới phương Tây – trước mắt – đã giúp ông thu hẹp khoảng cách giữa các học trò của mình ở một đất nước vốn từ lâu đã bị cô lập với phần còn lại của thế giới.
Năm 2011, khi Thầy Unan được bổ nhiệm trụ trì Tu viện Sein Yadana ở Mandalay, một mạnh thường quân đã tặng Thầy một chiếc điện thoại di động để giữ liên lạc với những người bên ngoài đến thăm tu viện. Kể từ đó, Thầy Unan đã tạo ra một Facebook và một địa chỉ email trong nỗ lực truyền bá thông tin và hướng dẫn học trò của mình về sức mạnh của công nghệ.
“Theo quy luật, các nhà sư Phật giáo thực sự không thích hợp để giữ điện thoại di động và máy vi tính. Nó chỉ dành cho những người thuộc tầng lớp sang cả,” Unan giải thích. “Nhưng thời đại ngày nay đang thay đổi, nếu chúng ta không bắt kịp thời gian, chúng ta vẫn sẽ đi sau thời gian nhưng chúng ta không muốn như vậy”.
Các tín đồ Phật giáo truyền thống vốn luôn phát nguyện nghèo khó và coi của cải vật chất là liều thuốc độc cho tâm hồn bình yên. Tuy nhiên, Unan cho biết ông coi công nghệ thông tin là cánh cổng để người dân Myanmar có trình độ học vấn và tiếp cận kiến thức cao hơn.
“Khi tôi đến đây, tôi biết cách bạn sử dụng Internet. Bạn sử dụng Internet rất hữu ích nhưng ở đất nước tôi thì rất rất ngược lại,” Thầy Unan tâm sự. “Người dân của tôi, học sinh của tôi, họ chưa biết cách sử dụng Internet. Thực sự họ chỉ sử dụng internet chỉ để giải trí. Họ chưa bao giờ truy cập một trang web giáo dục. Họ chưa bao giờ biết cách tìm nguồn kiến thức. Họ chưa bao giờ được biết internet thực sự là một thư viện tri thức.”
Thầy Unan, năm nay 38 tuổi, vẫn còn trẻ khi chính phủ Miến Điện dỡ bỏ lệnh bế quan và bắt đầu cho phép du lịch. Năm 12 tuổi, khi sư phụ đưa ra hai sự chọn lựa, một là học tiếng Anh, hai là chiêm tinh học, Unan có vẻ đã chọn lựa đúng. Vì hôm nay ông nhận ra rằng việc dạy tiếng Anh cho người Myanmar dễ dàng như thế nào cộng với việc sử dụng công nghệ và tốc độ Internet phù hợp.
“Ngày nay tiếng Anh đóng vai trò quan trọng hơn các ngôn ngữ khác. Nếu bạn muốn học tiếng Anh, bạn không cần phải đến lớp, bạn có thể cài đặt nhiều nguồn trong điện thoại của mình”.
Với thây Unan, điều này không những đúng, nó còn giúp thiết lập được mối quan hệ cộng sinh mà Unan đã hình thành với nhiều học trò của mình, trong khi ông dạy họ tiếng Anh thì ngược lại, họ dạy ông cách sử dụng các công nghệ mới.
“Tôi thực sự không biết sử dụng Facebook, tôi phải học hỏi rất nhiều,” ông giải thích. “Là một nhà sư, nó thực xa lạ với những nhà truyền thông, nhà báo, nhưng bây giờ tôi biết cách chụp ảnh và cách đăng lên Facebook, cách viết ý kiến của mình và cách bình luận.”
Chỉ 5 năm sau, Unan có hàng trăm bạn bè trên Facebook và điều đó cho phép Thầy giữ liên lạc với mọi người trên khắp thế giới. Jeff Whittall, một người bạn của Unan và là bác sĩ của du thuyền MV World Odyssey, đã phản ánh về tác động của công nghệ đối với tình bạn giữa họ. Whittall cho biết: “Trước khi Thầy ấy biết dùng Internet hoặc Facebook, mỗi năm chúng tôi phải mất công gửi một lá thư cho anh ấy đến Mandalay và sau đó chúng tôi chờ để nhận lại một lá thư hồi báo. Nhưng từ năm 2015, khi chúng tôi chuẩn bị chuyến đi trở lại Myanmar, chúng tôi đã có thể liên lạc nhanh hơn nhiều. Thử tưởng tượng, việc cố gắng sắp xếp ai đó ở bến cảng mà chúng tôi sẽ cập bến sẽ khó khăn hơn nhiều [nếu không có Facebook Messenger], nhưng bây giờ khi chúng tôi đến nơi thì Thầy Unan đã ngồi đó đợi rồi.”
Mặc dù sự thích nghi với công nghệ và sử dụng Facebook thật có lợi trong cuộc sống của Unan, nhưng không phải tất cả học trò của ông đều có thể hiểu được tầm quan trọng tác động của nó nhiều mặt khác. Ông lo lắng rằng những điều phiền nhiễu sẽ đầu độc sự trong sáng của họ nếu họ không học cách sử dụng nó một cách hợp lý.
“Đừng lãng phí thời gian quý báu của bạn chỉ để sử dụng Facebook vì công nghệ cao này không chỉ nhằm để giải trí”. Unan nói với học trò của mình. “Mục đích của công nghệ cao là cung cấp cho bạn kiến thức cao hơn, giáo dục cao hơn chứ không trở thành nô lệ của công nghệ với những hoạt động chỉ thuần giải trí”.
Trong bài giảng của mình, Thầy U nan khuyến khích học trò làm theo sự dẫn dắt của ông và tin rằng thế kỷ 21 là “kỷ nguyên tri thức” với kiến thức của con người hiện đang ở mức đỉnh cao. Ông cũng thừa nhận rằng Internet vẫn còn rất chậm và xa tầm đối với của nhiều người sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh hơn ở Myanmar hiện nay, nhưng dù sao vẫn phải lạc quan về tương lai.
“Khi chúng ta có Internet tốt, nếu chúng ta biết sử dụng công nghệ thông tin một cách có chánh niệm thì chúng ta có thể biết sử dụng Internet như một ngân hàng tri thức của mình”. Unan nói. “Để đánh thức cả đất nước, tôi cần thời gian, tôi cần tạo ra nhiều môi trường hơn như thế này. Đây là mục tiêu của tôi ”.
Hai học sinh của Học kỳ Mùa xuân, 2016 trên Biển Paula Pecorella, trái và Allison Romanski, phải,
đang nói chuyện với nhà sư Phật giáo Ven Nandaka, còn được gọi là Thầy Unan,
về ảnh hưởng của công nghệ đối với giáo lý của ông. | Ảnh: Semester at Sea
Buddhism and Social Media: The 21st Century Monk
Written by Global Journalism Scholar, Paula Pecorella.
It is extremely unusual for a life long Buddhist monk to use Facebook, carry a cell phone, or board a luxury cruise liner traveling the world. But for Burmese monk Ven Nandaka, who goes by Unan, taking part in these western experiences first hand helps him bridge the gap between his students in a country that has long been isolated from the rest of the world.
In 2011 when Unan was appointed to an administrative position at the Sein Yadana Monastary in Mandalay where he lives, a donor gifted him a cell phone in order to keep contact with outsiders visiting the monastery. Since then he has created a Facebook and an email address in efforts of spreading information and teaching his students about the power of technology.
“As a rule Buddhist monks are really inappropriate to be keeping a cell phone and keeping a computer. Its for high class people,” Unan explained. “But times are changing nowadays if we couldn’t follow the time we will still be behind the time and we don’t want to stay behind.”
Traditional Buddhists take a vow of poverty and view material possessions as poison to the peaceful mind. Unan however, says he sees information technology as a gateway for the Myanmar people to become educated and access higher knowledge.
“When I get here I learn how you use Internet. You use Internet very usefully but it’s very, very opposite in my country,” Unan explained. “My people, my students, they don’t know yet how to use internet. They use internet just for entertainment really. They have never visited an educational website. They have never known how to find a source. They have never learned the internet is really a knowledge library.”
Unan, now 38, was young when the Burmese government lifted its sanctions and began to allow tourism. At 12 years old, when his master presented him with the choice to either learn English or astrology, the choice seemed obvious to Unan. Today he realizes how easy it could be to teach the Myanmar people English with the proper technology and Internet speed.
“Nowadays English language is an important role more than other languages,” said Unan. “If you want to learn English you don’t need to go to class, you can just install many sources in your phone.”
And while this may be true, it has not stopped the symbiotic relationship that Unan has formed with many of his students in which he teaches them English and they teach him how to use technology.
“I didn’t really know how to use Facebook, I had to learn a lot,” he explained. “As a monk its really far away from IT, but now I know how to take pictures and how to post on Facebook and how to write my opinions and how to comment.”
Just five years later Unan has hundreds of friends on Facebook and it has allowed him to stay in touch with people around the world. Jeff Whittall, a friend of Unan’s and the MV World Odyssey’s ship doctor, reflected on the impact technology has had on their friendship.
“Before he was on the Internet or on Facebook we would send one letter a year to him in Mandalay and then we would get 1 letter back,” said Whittall. “And then when we knew we were coming back to Myanmar in 2015 we were able to communicate much quicker. Trying to direct someone to the port we are going to be at last minute would have been much more difficult [without Facebook Messenger] but when we came up the river last year he was sitting there waiting for us.”
While the adaptation to technology and Facebook has proved beneficial in Unan’s life, not all of his students can understand the magnitude of its implications and he worries that the distractions will poison their purity if they do not learn how to use it appropriately.
“Don’t waste your precious time just using Facebook because this high technology is not for entertainment.” Unan tells his students. “The aim of high technology is to give you higher knowledge, higher education. If you are just enjoying it listening to music using it to chitchat, you are a slave of technology.”
In his teachings he urges students to follow his lead and believes that the 21st century is a “knowledge age” with people’s knowledge currently at its prime. He also acknowledges that the Internet is still very slow and out of reach for many people living in more remote areas in Myanmar today, but remains optimistic about the future.
“When we have good Internet, if we know how to use information technology very systematically, we can know how to use the internet as our knowledge bank.” Unan said. “To wake up the whole country I need time I need to create more environments like this. This is my goal.”