
Hội Liên hữu Thanh niên Phật tử Thế giới, WFBY, là mạng lưới quốc tế của các tổ chức Phật giáo trên thế giới có cùng mục đích xiểng dương và quảng bá sự hiểu biết về Phật giáo cho thanh thiếu niên. Ngày nay, thành viên của WFBY đã mở rộng đến 38 Trung tâmtại 18 quốc gia trong khu vực. W.F.B.Y được thành lập và chính thức ra mắt nhân đại hội lần thứ 10 của Hiệp hội Phật tử Thế giới WFB, do tiến sĩ Nemsiri Mutukumara (1972-1976) người Sri Lanka sáng lập và làm chủ tịch đầu tiên, với mục đích:
– Thúc đẩy và củng cố sự hiểu biết cũng như thực hành lời dạy của Đức Phật cho thanh thiếu niên; tăng cường lòng tôn kính và lòng hiếu thảo đối với Tam Bảo, Cha Mẹ, Anh Chị cũng như đối với nhau.
– Thúc đẩy sự thống nhất, đoàn kết và liên kết giữa các Phật tử trẻ trên toàn thế giới;
– Tổ chức và thực hiện các hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, giáo dục, giải trí, văn hóa và tôn giáo cùng với các mối quan tâm nhân đạo;
– Thúc đẩy hòa bình và hòa hợp trong giới trẻ cũng như hợp tác với W.F.B. hay nhiều tổ chức khác có cùng mục tiêu.
Ý nghĩa danh xưng WFBY: Thế giới (World) – Giáo dục (Fellowship) – Phật giáo (Buddhist) – Tuổi trẻ (Youth)
Đây là một từ khóa của hòa bình và hòa hợp. WFBY thúc đẩy sự phối hợp tốt đẹp, sự giao tiếp, cũng như hợp tác để tăng cường tình anh chị em (Kalayanamitras) giữa các Trung tâm khu vực. WFBY hiện đang triển khai điều hành Khối khu vực để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ hơn của giới Thanh niên Phật tử từ các nước láng giềng trong cùng khu vực, chẳng hạn như Khối Đông Á bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v.; Khối Nam Á bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, v.v.; Khối Đông Nam Á bởi Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, v.v… Khái niệm Khối khu vực này tập trung vào phát triển Châu Á vào năm 2008, tiếp cận Châu Âu và Châu Đại Dương vào năm 2010, và sau đó là Châu Mỹ vào năm 2012.
Giáo lý của Đức Phật đã được đón nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học, kinh doanh và y tế v.v…, tiến trình khám phá bốn chân lý cao quý Tứ Diệu Đế có thể được chứng minh và thực hiện được bởi mỗi cá nhân để phát triển sự an lạc của tâm trí. Giáo lý này hay còn gọi là Pháp, đã được dịch và áp dụng sang nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau trên thế giới. Bằng cách nào đó, sự khác biệt về địa lý và văn hóa giữa các Phật tử trên toàn thế giới đã biến Phật giáo “Ấn Độ” thành ba truyền thống chính, đó là Đại thừa, Nguyên thủy và Kim cương thừa. Mục tiêu của WFBY là thúc đẩy sự thống nhất trong sự đa dạng như vậy và chia sẻ trí tuệ cũng như thực tiễn trong việc thúc đẩy “hòa bình nội tâm” của cá nhân trở thành “hòa bình thế giới”.
Thanh niên của chúng ta là tương lai của thế giới và WFBY bao gồm cả “Thanh niên” và “những người hoạt động vì Thanh niên”. “Thanh niên” được xác định là độ tuổi từ 15 đến 25 trong khi WFBY tạm giới hạn độ tuổi của “những người làm việc cho thanh niên” là khoảng 50 tuổi. Với định nghĩa độ tuổi này, WFBY có thể hoạch định các chương trình và hoạt động thực tiễn khế hợp cho từng giai đoạn.
Hiện nay, người đứng đầu WFBY là Tỳ kheo Hakuga Murayama, với nhiều vị Tăng sĩ và Cư sĩ cộng sự khác mà anh chị em lam viên có thể tìm hiểu thêm trang nhà của Hội, qua đó, cũng tìm hiểu thêm những hoạt động của WFBY như thế nào. Từ đó cũng nhìn nhận vị trí, hình thái và nội dung sinh hoạt của GĐPT chúng ta hôm nay trong bối cảnh toàn cầu, sự cải tiến là cần thiết và cải tiến như thế nào cho phù hợp thời đại.