
Chương 2:
Những chặng đường học tập
Học hành dang dở
Gia đình tôi ở vùng nông thôn rất nghèo. Như đã nói ở trên, mẹ tôi cố gắng cho tôi đi học chỉ vì bà thương tôi, không muốn tôi bị thất học phải bị bắt làm xâu.
Tôi không nhớ chính xác ngày đầu cắp sách đến trường, lúc ấy tôi bao nhiêu tuổi. Tôi chỉ nhớ hôm ấy mẹ tôi dắt tôi đến trường của thầy giáo Huy trong làng. Thật ra đây chỉ là một ngôi nhà không có người ở. Thầy Huy mướn làm trường dạy con em trong làng. Trường có trên dưới 10 học trò học các lớp từ vỡ lòng đến biết đọc biết viết. Mấy học trò lớn hơn có học thêm môn toán cộng trừ nhân chia. Thầy giáo Huy chưa bao giờ dạy tôi mà chỉ có mấy học trò lớn chỉ cho học trò nhỏ tập đọc, tập viết. Mỗi buổi sáng thầy giáo Huy chỉ dạy mấy trò lớn một lúc rồi nằm dài trên một bộ phản và bắt các trò thay nhau nhổ tóc bạc. Khi thầy giáo ngủ thì chúng tôi ra sân chơi nhưng không đứa nào dám làm ồn vì sợ làm thầy thức giấc.
Trong thời gian học tại trường thầy giáo Huy tôi chỉ còn nhớ vài chuyện nho nhỏ. Chuyện thứ nhất là nhổ tóc bạc cho thầy. Đó là việc mà bọn trẻ con chúng tôi rất sợ. Đến phiên trò nào nhổ thì biết chắc là sẽ nhổ rất lâu vì các trò khác bỏ chạy ra chơi ngoài sân hết, không có trò nào thay thế. Muốn đi tiểu cũng không dám. Thời ấy, ở làng quê hẻo lánh không có ai có đồng hồ.
Gần nhà tôi có trò Phàn cũng đi học cùng trường. Mỗi buổi sáng Phàn đi qua nhà tôi rủ tôi cùng đi. Một hôm trên đường đi chúng tôi gặp một bác lớn tuổi. Chúng tôi khoanh tay chào. Bác hỏi: “Các con đi học trường nào?” Tôi trả lời: “Dạ, trường thầy giáo Huy”. Đi được một lúc, trò Phàn bảo: “Sao trò dám gọi tên tục của thầy? Tôi sẽ đến thưa thầy.” Tôi sợ quá, năn nỉ Phàn đừng thưa với thầy. Từ đó mỗi lúc có gì không vui Phàn dọa “sẽ mách thầy”. Có lẽ phải mất rất lâu sau Phàn mới quên chuyện ấy. Thời đó lũ học trò nhỏ ít ai dám gọi tên tục của bất cứ ai, từ thầy giáo, cha mẹ, cho đến người lớn tuổi. Đó là kỷ niệm tôi còn nhớ mãi về ngôi trường đầu đời của tôi.
Tôi học ở trường thầy giáo Huy có thể gần được hơn một năm. Khi tôi biết đọc biết viết và làm được toán cộng trừ nhân chia thì mẹ tôi cho chuyển đến học trường sơ cấp trong làng. Từ nhà đến trường đi bộ thong thả chỉ mất khoảng từ 10 đến 15 phút. Vì khoảng thời gian học tại đây quá ngắn, có lẽ khoảng dưới một năm nên tôi không có kỷ niệm nào đáng kể về nó.
Sau đó tôi được chuyển lên học lớp 5 (bây giờ gọi là Lớp 1) trường tiểu học Vĩnh Linh tại Hồ Xá. Trường tiểu học này có 6 lớp gồm các Lớp Năm, Lớp Tư, Lớp Ba, Lớp Nhì nhất niên, Lớp Nhì nhị niên và lớp Nhất. Tiếng Pháp được dạy từ lớp thấp nhất. Học hết ba lớp năm, tư, ba thì đi thi lấy bằng Yếu Lược. Học tiếp các lớp Nhì Nhất Niên, Nhì Nhị Niên và lớp Nhất (Lớp 5 bây giờ) thì đi thi lấy bằng Primaire (bằng Tiểu học). Có bằng Tiểu học và được 17 tuổi là có thể xin đi dạy học tại các trường làng[1]. Mỗi buổi sáng học sinh phải chào cờ và hát bài quốc ca Pháp.
Đối với tôi, hồi ấy trường Tiểu học Vĩnh Linh là một ngôi trường rất đẹp và rộng bao la. Đi vào cổng trường phía bên phải là khu nhà thầy hiệu trưởng, bên trái là vườn hoa. Đi tiếp lên một bậc cao hơn là sân dưới, đi tiếp là đến sân trên, nơi học trò thường xếp hàng chào cờ trước khi vào lớp mỗi buổi sáng. Những buổi chào cờ học trò đứng rất nghiêm trang.
Ngôi trường là một dãy nhà ngói vách gạch rất đồ sộ, được chia ra làm 6 phòng, mỗi phòng dành cho một lớp. Không có phòng dành cho văn phòng hiệu trưởng hay phòng họp của giáo viên. Nhà vệ sinh không nằm chung trong dãy nhà này mà nằm riêng bên ngoài. Gần khu vệ sinh có nhà dành cho phu trường (bảo vệ) ở.
Phía sau trường là một giải đất được chia làm 6 ô, mỗi ô khoảng 30 mét vuông được chia cho mỗi lớp. Học sinh các lớp, trừ lớp Đệ nhất (Lớp 5 ngày nay), học môn Cách trí thường ra ô vườn của lớp mình trồng và chăm sóc cây vào các ngày thứ năm hàng tuần. Đây là môn học giúp tôi biết yêu quý cây cỏ, quý từng tấc đất và nhớ mãi trong đời.
Tôi học tại trường này khoảng chưa đầy ba năm thì Việt Minh khởi nghĩa. Lúc bấy giờ còn nhỏ tôi chẳng biết Việt Minh là gì. Chỉ nghe nói có Việt Minh là không có vua. Cảm nhận sâu sắc nhất của tôi lúc bấy giờ là sau ngày Việt Minh khởi nghĩa, ông hiệu trưởng bị mất chức và cả gia đình ông phải dọn đến ở trong nhà dành cho phu trường gần khu vệ sinh hôi hám.
Học tại trường Vĩnh Linh được thêm ít lâu nữa thì tôi bỏ học vì lúc này máy bay Đồng minh thường bắn khắp vùng. Nhiều chiếc xe Peugeot 203 màu đen chạy qua trên đường quốc lộ gần Hồ Xá đã bị bắn bốc cháy. Khu đất trồng các loại hoa đẹp trước mặt trường trước đây nay đã được đào thành các đường hầm để học sinh tránh máy bay. Số học sinh bỏ học như tôi cũng rất nhiều.
Sau một thời gian Việt Minh lên nắm chính quyền, phong trào chống nạn mù chữ ra đời. Các lớp học “chống nạn mù chữ” được mở ra các buổi tối. Dân chúng già trẻ nếu chưa biết chữ đều phải đến dự các lớp học này. Nhiều bảng kiểm tra “biết đọc biết viết” được dựng lên tại các lối đi vào chợ. Những ai không biết đọc thì không cho vào chợ. Các trường làng dạy học sinh cũng được mở trở lại. Tôi học thêm được một thời gian ngắn tại trường làng, chưa hết lớp Nhì (Lớp 4 ngày nay) thì chiến tranh bùng nổ, quân đội Pháp đến.
Học trung học tại Huế
Tháng 8 năm 1954, tức là 7 năm sau khi học dang dở bậc tiểu học, nhờ một người quen trong làng lúc ấy đang làm sĩ quan trong quân đội ở Huế làm giấy tờ giúp, tôi được nhận vào học trường Thiếu Sinh Quân Huế (TSQ)[2]. Lúc ấy tuổi thực của tôi là 19. Nhưng điều kiện để được nhận vào học lớp Đệ thất (ngày nay gọi là Lớp 6), lại không được quá 14 tuổi. Vì vậy tôi phải làm giấy khai sinh lại, khai sụt gần 6 tuổi.
Tuy đã ngoài 19 tuổi nhưng người bé nhỏ và da trắng nên ít người biết tuổi thật của tôi. Từ khi có cơ hội đi học trở lại, tôi rất cố gắng, học tập miệt mài ngày đêm. Một mặt, tôi học tập bài vở của lớp Đệ thất, mặt khác, ôn lại bài vở lớp Nhất (lớp 5) của bậc tiểu học vì trong những năm chiến tranh ở quê tôi chưa hề học qua lớp này.
Trường Thiếu Sinh Quân Huế có khoảng 300 học sinh. Một phần ba là học sinh bậc trung học, số còn lại là học sinh tiểu học. Số học sinh học các lớp Đệ thất (lớp 6) và Đệ lục (lớp 7) thì học tại trường. Học sinh các lớp đệ Ngũ (lớp 8) và đệ Tứ (lớp 9) thì được đưa đến học Trường Trung học Nguyễn Tri Phương. Một số rất ít học các lớp cao hơn (lớp Đệ tam, Đệ nhị) thì được đưa đến học trường Khải Định (sau này gọi là trường Quốc Học). Tất cả các học sinh đến cuối năm 17 tuổi thì dù học lớp nào cũng đều phải nhập ngũ. Những em TSQ có bằng Trung học Đệ nhất cấp (Lớp 9) thì được đưa đi học các lớp sĩ quan Đà Lạt để sau này trở thành các sĩ quan chuyên nghiệp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Các TSQ từ 14 đến 16 tuổi, ngoài chương trình học các lớp văn hóa của Bộ Quốc gia Giáo dục, còn phải học các lớp quân sự. Các lớp quân sự thường được dạy toàn thời gian trong dịp nghỉ hè còn trong năm học thì chỉ dạy một ngày mỗi tuần. Nếu tốt nghiệp lớp CC1 thì lúc rời trường đi nhập ngũ được mang cấp bậc Hạ sĩ còn CC2 thì mang cấp bậc Trung sĩ.
Học sinh của Trường TSQ Huế phần lớn có cha hoặc mẹ hoặc bà con gần ở trong quân đội. Đa số gia đình nghèo không đủ điều kiện nuôi con. Số mồ côi cả cha lẫn mẹ rất ít. Tôi là một TSQ đặc biệt, mồ côi cả cha lẫn mẹ và không có người thân ở trong quân đội.
Trường TSQ Huế rất có kỷ luật. Trường áp dụng kỷ luật quân đội đối với tất cả TSQ từ nhỏ đến lớn. Học tập, giờ ăn, giờ nghỉ đều có thời gian biểu rõ ràng. Đa số các em rất chăm học và ngoan vì không ai muốn khi nhập ngũ phải làm binh nhì (lính không có cấp bậc gì). Chế độ ăn uống trong trường cũng không quá tệ. Ăn mỗi ngày 3 bữa. Trừ bữa sáng, các bữa trưa và chiều đều có canh, món xào và cá hay thịt. Tuy thức ăn không ngon nhưng có đủ chất dinh dưỡng nên em nào cũng khoẻ mạnh, tươi tỉnh. Ngoài ra, mỗi tháng mỗi em được nhận 30 đồng để mua sắm các thứ cần thiết (30 đồng thời ấy có thể mua được 10 tô phở hay một quyển sách học tiếng Anh “Anglais Vivant”). Các TSQ có gia đình ở Huế hay các tỉnh gần Huế thường có người thân đến thăm hoặc về thăm nhà trong những ngày nghỉ. Cả trường có khoảng dưới 10 em, trong đó có tôi, có gia đình ở xa hoặc thuộc diện mồ côi không có người thân thích.
Ở trường, buồn nhất là các dịp Tết. Mỗi lần Tết đến, các em đều về thăm gia đình. Cả trường chỉ còn lại ba, bốn em ở lại. Tôi thường xuyên là một trong số các em không may mắn ấy.[3] Trong dịp Tết, trường không có người chăm lo cơm nước như ngày thường. Ngày Tết không có người thân bên cạnh, không được hưởng hương vị ngày xuân. Tuổi trẻ trong những ngày Tết như thế không thể không buồn tủi, không xót xa trong lòng. Một người bạn cùng lớp của tôi tên Nguyễn Tàu có cha mẹ ở Đà Lạt thuộc nhóm TSQ ở lại trường trong dịp Tết. Anh thường xuyên đắp mền nằm khóc trong những ngày Tết và sau này khi đi lính anh có thói quen khóa trái cửa phòng nhà trọ và không tiếp xúc với bất cứ ai trong những ngày đầu năm.
Một kỷ niệm khó quên nhất đối với tôi trong những ngày ở trường TSQ Huế là Tết năm 1955. Chiều 30 Tết, trường vắng ngắt. Chỉ còn lại vài ba đứa như tôi. Mỗi đứa có một nỗi niềm riêng. Buồn quá, tôi đi lang thang ra phố. Phố xá nhộn nhịp và đông đúc nhưng tôi vẫn thấy lẻ loi. Tự nhiên tôi có ý nghĩ đi thăm chùa Linh Mụ. Sau hơn hai giờ đi bộ, tôi đến chùa. Chùa lúc này không có bao nhiêu khách. Tôi gặp một chú tiểu đang thắp nhang ở dưới chân tháp. Mùi thơm của nhang và khung cảnh u tịch của chùa trong chiều 30 Tết đã làm tôi nhớ da diết đến những cái Tết lúc còn có mẹ. Tôi đi một vòng quanh chùa rồi rảo bước về. Trên đường về, chợt nhớ đến một người bạn cũ ở Đông Hà, tôi bèn nhảy lên xe lửa đi tìm bạn. Tôi đi chui không mua vé mà kỳ thực tôi không có đồng nào trong túi. Sau hơn ba tiếng thì tàu đến ga Đông Hà tôi vội tìm đến nhà bạn tôi. Vào nhà lúc ấy đã hơn 7 giờ tối. Bạn tôi đi vắng. Anh đã về quê ăn Tết. Trong nhà chỉ còn lại hai người em gái xấp xỉ lứa tuổi của tôi. Họ biết tôi là bạn thân của anh Quang. Tôi phân vân chẳng biết đi đâu thì được hai chị em mời ở lại qua đêm. Họ cũng mời tôi ăn tối nhưng tôi từ chối lấy lý do là tôi đã ăn tối rồi nhưng thực ra bụng tôi rất đói. Sáng sớm hôm sau, sáng mồng 1 Tết, tôi từ giã chủ nhà, đi chui xe lửa trở lại Huế. Đến trường, tôi chạy vào nhà bếp kiếm gì ăn nhưng trong nồi chỉ còn cơm cháy. Quá đói, lúc tôi đang ngấu nghiến mấy miếng cơm cháy thì Nghẹt, một người bạn thời hàn vi, bấy giờ đang đi lính, đến thăm. Anh rủ tôi ra phố kiếm gì ăn. Sau đó trước khi chia tay, Nghẹt nhét vào trong túi áo của tôi 100 đồng, một món tiền rất lớn lúc ấy (bằng một phần ba lương một tháng của một người lính). Đó cũng là một kỷ niệm khó quên trong đời tôi.
Tôi ở trường TSQ Huế được hơn hai năm thì trường được lệnh phải đóng cửa. Tất cả TSQ được chuyển vào Vũng Tàu. Trong thời gian ở Huế, tôi học xong hai lớp Đệ thất và Đệ lục. Tôi học khá tốt, trên trung bình và có một mối tình thầm lặng đơn phương với một người con gái chưa một lần nắm tay.
Học tập ở Vùng Tàu và Sài Gòn
Khoảng tháng 9 năm 1956 tất cả TSQ ở Huế cũng như ở Mỹ Tho và Pleiku được đưa đến Vũng Tàu. TSQ Huế ở xa nhất nên chúng tôi được đưa đi bằng đường biển. Từ Huế chúng tôi được đưa đi bằng xe quân đội vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng vào Sài Gòn bằng đường thủy, trên chiếc tàu rất lớn mang tên “Ville de Haiphong”. Sau hai ngày trên tàu, chúng tôi đến trường mới. Đây là một khu đất rộng mênh mông, có nhiều tòa nhà. Khu nhà ở là một toà nhà năm tầng, rất dài, đồ sộ, nằm sát chân núi, có nhiều phòng ngủ, phòng vệ sinh và nhà ăn, chứa được trên 1500 em. Toà nhà này được người Pháp xây dựng đã rất lâu, khoảng đầu thế kỷ. Phía trước trường, bên kia đường, là Bệnh viện Phục hồi Vũng Tàu dành cho bệnh nhân quân đội tĩnh dưỡng sau khi ra khỏi bệnh viện và trước khi trở về lại đơn vị của mình. Ngôi trường này ngày nay là trụ sở của công ty xăng dầu của nhà nước.
Trường TSQ Vũng Tàu có khoảng trên 1500 em, gồm nhiều sắc tộc, nhưng tuyệt đại đa số là người Kinh. Chương trình học tại đây cũng như ở Huế, có cả văn hóa lẫn quân sự. Lúc này tôi học lớp Đệ ngũ và về quân sự thì tôi học Lớp CC2, nghĩa là tương đương với chương trình huấn luyện bậc trung sĩ của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Nếu không có gì thay đổi thì cuối năm học 1956-57 thì tôi sẽ phải từ giã nhà trường để gia nhập quân đội. Nghĩ đến ngày nhập ngũ không một ai không lo lắng, u buồn. Riêng tôi, để chuẩn bị cho ngày ấy, tôi đã cố gắng học gấp đôi, tôi học cả lớp Đệ ngũ và lớp Đệ tứ một lúc, nghĩa là học nhảy để đến tháng 5 năm 1957 có thể đi thi (thí sinh tự do) lấy bằng Trung học Đệ nhất cấp (THĐ1C), tương đương với Chứng chỉ học hết cấp 2 bây giờ. Nếu đậu được bằng THĐ1C thì khi nhập ngũ tôi được vào trường Sĩ quan Đà Lạt thay vì phải vào trường Hạ sĩ quan Quang Trung. Vì cố gắng quá sức nên tôi bị bệnh và phải nhập viện. Lúc đầu tôi được đưa vào Bệnh viện Phục hồi Vũng Tàu, sau chuyển lên Bệnh viện Cộng Hoà (bệnh viện quân đội) tại Sài Gòn. Tôi nằm bệnh viện tại Sài Gòn trên 3 tháng. Trong thời gian này tôi vừa tự học để đi thi vừa tìm cách trốn ra khỏi trường TSQ. Đến lúc xuất viện, thay vì về trường TSQ Vũng Tàu, tôi ở lại Sài Gòn, tìm đến nhà anh chị Hùng – Hương, bạn của gia đình chị Chi[4], một chị y tá đã săn sóc tôi trong thời gian tôi nằm ở Bệnh viện Phục hồi Vũng Tàu.
Nhà của anh chị Đinh Xuân Hùng ở trong một hẽm nhỏ trên đường Lê Văn Duyệt tại khu Hòa Hưng. Anh Hùng và chị Hương không khá giả nhưng thấy tôi túng thiếu nên cho tôi ăn ở không, chẳng lấy một đồng nào. Chị Hương rất thương tôi, xem tôi như là người em ruột và tôi cũng rất thương và kính mến chị như là người chị ruột của tôi và các con của anh chị thường gọi tôi là cậu. Tôi ở nhà anh chị Hùng – Hương được gần một năm từ tháng 6 năm 1957 đến tháng 5 năm 1958 thì chuyển đến ở nhà trọ để cho việc học hành được thuận tiện hơn. Thời gian này tôi học cả lớp Đệ tam và lớp Đệ nhị (lớp 10 và 11). Về sau dù ở đâu hay làm gì, nếu có cơ hội tôi đều tìm đến thăm anh chị Hùng Hương. Ngày chị lâm bệnh và mất vì ung thư, không đến thăm được, tôi cứ ân hận mãi.
Ăn ở tại nhà anh Hùng và chị Hương, tôi đi dạy kèm thêm cho con cái một số gia đình khá giả để trang trải phí học tập. Ngoài ra, tôi cũng nhận được giúp đỡ của một người bạn Pháp tên Yves Touchet. Tôi gặp Yves và quen biết với anh năm 1952 lúc tôi làm việc cho một câu lạc bộ hạ sĩ quan ngành công binh Pháp tại Đông Hà. Đến đầu năm 1955, anh đến thăm tôi ở Huế lúc tôi đang đi học lại tại trường Thiếu sinh quân Huế trước lúc anh rời Việt Nam để theo quân đội trở về Pháp. Từ đó chúng tôi liên lạc với nhau qua thư từ rất thường xuyên và chính anh là chỗ dựa tinh thần của tôi. Đến năm 1957 trước lúc tôi quyết định rời khỏi trường Thiếu sinh quân tại Vũng Tàu, anh hứa sẽ giúp tôi một ít tiền hàng tháng để trả học phí và một phần tiền sinh hoạt ở Sài Gòn. Nhờ thế mà tôi bớt vất vả trong thời gian học những năm cuối của bậc trung học phổ thông. Sau khi đỗ xong bằng Tú tài phần 1, với mảnh bằng ấy tôi có thể tự kiếm sống, anh không còn phải giúp đỡ cho tôi. Đối với tôi, ơn nghĩa của anh quá lớn. Không có anh, tôi đã không có cuộc sống như ngày nay. Năm 1990, lúc ở Úc tôi có mời anh qua chơi ba tháng và sau đó, với nguyện vọng tha thiết của anh, tôi mua vé cho anh về thăm Việt Nam. Từ đó cho đến lúc anh mất tại Việt Nam năm 2011, mỗi năm anh sống ở Việt Nam trên 6 tháng. Thời gian này, mỗi lúc tôi ở Việt Nam, hai anh em thường gặp nhau. Ngày anh lâm bệnh và mất, không có tôi bên anh, nhưng tôi có nhờ một người bạn thân trong chuỗi ngày gian khó thay tôi lui tới chăm sóc anh. Hiện vịm tro của anh để trong một nhà thờ trên xa lộ Hà Nội.
Mùa thi năm 1958, mặc dầu rất cố gắng, tôi vẫn không thành công. Tôi tiếp tục học lại chương trình lớp Đệ nhị và đến giữa năm 1959 thì tôi thi đậu bằng Tú Tài 1. Thi Tú Tài 1 hồi đó rất khó. Ít có năm tỷ lệ đậu được trên 40%. Thông thường từ 25 đến 35%. Số thí sinh nam thi rớt hoặc tiếp tục học lại hoặc phải đi quân dịch nếu lúc ấy đã đến 18 tuổi. Một khi thi rớt thì phải nhập ngũ vì không còn đủ điều kiện để được hoãn dịch nữa.
Có bằng Tú Tài 1 tôi nộp đơn xin học lớp Đệ nhất (lớp 12) tại trường Chu Văn An trong năm học 1959-1960. Đến tháng 6 năm sau (1960) tôi thi đậu bằng Tú Tài 2, ban Toán (B), kết thúc bậc giáo dục trung học phổ thông.
Học đại học
Với bằng Tú Tài 2 ban Toán, tôi có nhiều lựa chọn. Một là vào trường Sĩ quan Võ bị Đà Lạt để trở thành sĩ quan chuyên nghiệp. Người thấp, tôi thấy ngành võ không thích hợp với mình. Hai là thi vào ngành sư phạm để làm nghề dạy học. Nghề này thì có thể hợp với tôi nhưng thi vào trường Đại học Sư phạm không phải dễ đậu. Vả lại tôi còn sợ bằng tốt nghiệp ĐHSP không được học lên cao. Ba là thi vào ngành Quốc gia Hành chính để sau này làm công chức. Thi vào ngành này lúc bấy giờ còn tương đối dễ nhưng tôi không có thiện cảm với ngành công bộc này lắm. Bốn là học tiếp lên đại học. Vốn thích tự do nên tôi chọn giải pháp này.
Trong năm học 1960-1961, tôi ghi danh (đăng ký) học lớp Dự bị trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn ở đường Nguyễn Trung Trực bên cạnh Thư viện Quốc gia. Tôi cũng có ghi danh vào học năm thứ nhất tại trường Đại học Luật khoa ở gần hồ Con Rùa. Ghi danh nhưng tôi chỉ mua tài liệu về học ở nhà và học được một năm. Sau khi đậu Chứng chỉ Dự bị Đại học Văn khoa, tôi bỏ hẳn giấc mộng theo đuổi ngành luật.
Tôi đi học lớp Dự bị Đại học Văn khoa khá thường xuyên. Trong số nhiều môn học ở lớp Dự bị này, tôi thích nhất môn triết học đại cương. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được tiếp xúc với môn học Lịch sử Triết học phương Tây, từ thời tiền Socrate qua thượng cổ, trung cổ, cận đại và hiện đại. Ba trường phái triết học đang thịnh hành trong nửa đầu thế kỷ 20 được giới thiệu một cách rất có hệ thống. Trải qua nhiều kinh nghiệm đau thương trên đất nước, có một số sinh viên nghi ngờ tính khả thi và sự ưu việt của chủ nghĩa Mác. Đối với trường phái triết học Nhân vị của Emmanuel Mounier thì có sinh viên thích, có sinh viên không. Riêng triết học Hiện sinh của Jean-Paul Sartre thì hầu hết mọi sinh viên trẻ đều say mê. Môn Văn học sử Việt Nam và môn Lịch sử Việt Nam cũng là những môn hấp dẫn đối với tôi. Hai môn học này đã cho tôi cơ hội trở về với quá khứ, sống với hơi thở của tiền nhân từ thời dựng nước cho đến những triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này. Môn học Pháp văn cũng cho tôi làm quen được với những Pascal, Montesqieu, Jean-Jacque Rousseau, Voltaire, Lamartine, Victor Hugo.
Để có đủ tiền đi học, tôi phải xin đi dạy mỗi tuần khoảng 6 giờ tại Bà Điểm, gần khu Quang Trung ngày nay. Tôi dạy môn Toán cho các lớp Đệ thất và Đệ lục (tức các lớp 6 và 7 bây giờ). Số tiền kiếm được không nhiều nhưng cũng tạm đủ để chi dùng cho bản thân.
Năm học trôi qua khá nhanh. Thời gian này, tôi bắt đầu có nhiều bạn bè trong lớp. Tôi khó có thể quên được Phạm Văn Hải (họa sĩ, hiện định cư tại Hoa Kỳ), cặp Đại-Khâm sau này trở thành vợ chồng và Trương Mỹ Nam (tất cả đều đang định cư tại Úc), Nguyễn Thị Hoàng về sau là tác giả của quyển tiểu thuyết nổi tiếng Vòng tay học trò (hiện nay còn ở Việt Nam). Động lực học tập nhen nhúm từ những ngày ở Huế vẫn còn ngự trị trong tôi. Thỉnh thoảng nó loé lên như một tia sáng nhắc nhở tôi quyết tâm theo đuổi hướng đi của đời mình. Trong kỳ thi cuối năm học, tôi là một trong số những sinh viên may mắn đỗ Chứng chỉ Dự bị Văn khoa kỳ đầu (tháng 6). Tôi tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ hè ở Huế.
Tôi rời Sài Gòn về Huế trên một chuyến tàu lửa. Con tàu đi qua các tỉnh miền Trung dọc theo bờ biển và chỉ ngừng lại ở những ga chính. Tại mỗi nơi, qua khuôn mặt, lối phục sức của người dân, tôi thấy cuộc sống của họ không đến nổi thiếu thốn như tôi tưởng. Mặc dù miền Nam lúc này tương đối còn yên, đặc biệt là tại các thành phố chưa có cảnh bom đạn cày xới, nhưng trên khuôn mặt của họ đã thấy ẩn hiện vẻ lo lắng, bồn chồn. Chuyến tàu đến Huế đúng giờ. Huế buổi sáng thật yên bình, đẹp và rất nên thơ.
Tôi tìm đến xin ở lại nhà của Châu. Châu là một trong số hai người bạn cùng quê hiện đang ở trọ học tại Huế. Người bạn kia là chị Giỏi, đã có gia đình. Ngoài hai người bạn này, tôi còn có một mối tình đơn phương và những kỷ niệm vui buồn trong những năm tôi sống trong trường TSQ. Tuy là mối tình đơn phương nhưng chính cô gái ấy là động lực khiến tôi tìm về nghỉ hè trong thành phố cổ kính này.
Tại Huế, Châu và tôi có đến thăm người con gái ấy, người yêu trong mộng của cả hai đứa chúng tôi. Biết cô đã có người yêu, buồn bã, tôi bỏ ra Quảng Trị dự tính sẽ ở thăm ít hôm rồi trở lại Sài Gòn sớm hơn dự định. Thế nhưng, một cơn mưa giữa mùa hè đã làm thay đổi hoàn toàn kế hoạch của tôi. Tôi vào tránh mưa trước hành lang của một lớp học, trong đó có cô giáo tên Hồng vốn là bạn thân của người con gái trong mộng của tôi. Tôi gặp cô một vài lần trước đó nhưng không thân. Qua câu chuyện, chúng tôi bắt đầu làm quen với nhau. Cô mời tôi nếu thuận tiện đến nhà cô chơi. Đúng ngày hẹn, hai hôm sau, tôi đến nhà thăm cô. Tình cảm giữa hai chúng tôi không ngờ nẩy nở rất nhanh. Sau buổi đến nhà Hồng, tôi vào Huế trước và chúng tôi hẹn sẽ gặp lại nhau tại đây.
Tại Huế, Hồng và tôi gặp nhau nhiều lần. Chúng tôi bắt đầu thấy yêu nhau. Tôi quyết định không trở lại học ở Sài Gòn nữa mà ở lại Huế, nộp hồ sơ xin thi vào trường Đại học Sư phạm và theo dự định nếu đậu tôi sẽ ở lại Huế học luôn.
Kết quả, trong mùa hè năm 1961 này, tôi đã đạt được một mục tiêu nằm trong kế hoạch là đậu được Chứng chỉ Dự bị Đại học Văn khoa Sài Gòn và hai mục tiêu chưa bao giờ nghĩ tới. Đó là có được người yêu và thi đậu vào trường Đại học Sư phạm thuộc viện Đại học Huế. Thi đậu được vào trường Đại học Sư phạm rất quan trọng đối với tôi lúc này, vì trong thời gian đi học tôi có học bổng hàng tháng đủ để sống mà không phải đi làm thêm và lúc ra trường được Bộ Giáo dục bổ nhiệm đi dạy học tại các trường công lập.
Tại miền Nam lúc bấy giờ chỉ có hai viện đại học: viện Đại học Sài gòn được thành lập năm 1954 và viện Đại học Huế năm 1957. Viện Đại học Huế có trường Đại học Khoa học, trường Đại học Văn khoa, trường Đại học Luật khoa, trường Đại học Y khoa, trường Đại học Sư phạm, trường Nông Lâm Súc, trường Âm nhạc và một số trung tâm nghiên cứu. Trường Đại học Sư phạm có nhiều ngành học và có nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho các trường trung học đệ nhị cấp (cấp ba) thuộc các tỉnh miền Trung và vùng Cao nguyên.
Lớp Đại học Sư phạm ban Việt Hán của tôi năm ấy có 30 sinh viên được trúng tuyển. Đa số là nam, chỉ có hai nữ: Bùi Thị Ấu Lăng và Lê Thị Thanh Vân[5]. Sau ba năm học chỉ có 7 sinh viên tốt nghiệp, trong đó có tôi. Trong số 23 sinh viên còn lại, khoảng 15 người ở lại lớp, một số đi nhập ngũ, vài người tham gia phong trào tranh đấu Phật giáo hoặc đi theo Mặt trận Giải phóng miền Nam lên rừng.
Trong năm đầu tại Huế, ngoài việc học năm thứ nhất ban Việt Hán của trường Đại học Sư phạm Huế, tôi còn ghi danh vào học Chứng chỉ Hán văn và Chứng chỉ Ngữ học Việt Nam tại trường Đại học Văn khoa. Số sinh viên học trong mỗi lớp thường không quá 10 người. Cuối năm, tôi được lên năm thứ hai của trường Đại học Sư phạm và đậu cả hai chứng chỉ tại trường Đại học Văn khoa. Dĩ nhiên là tôi đã đầu tư rất nhiều thời gian và trí tuệ tương đương với quỹ thời gian ba năm học để đạt được những kết quả trên. Thực tế hầu như không có sinh viên nào trong một năm đậu được ba chứng chỉ như vậy.
Đầu tháng tư của năm học thứ nhất, Hồng và tôi quyết định làm lễ thành hôn tại Quảng Trị, một thành phố cách Huế khoảng 70 km về phía Bắc. Trong số ít ỏi bạn bè đến dự có Trần Quang Long, đại diện sinh viên cùng lớp. Long là nhà thơ khá nổi tiếng và sau này anh tử trận trên chiến trường Tây Ninh.
Trong năm học 1962-1963, tôi học năm thứ hai của trường Đại học Sư phạm và ghi danh vào học hai chứng chỉ còn lại tại trường Đại học Văn khoa: Chứng chỉ Lịch sử Triết học và Chứng chỉ Văn chương Việt Nam. Đây là hai chứng chỉ có nội dung bao trùm rất nhiều lĩnh vực và đòi hỏi sinh viên phải đọc sách rất nhiều. Có nhiều sinh viên học nhiều năm mà không đậu được chứng chỉ Lịch sử Triết học. Về sau, vì môn học quá nặng cho nên mỗi chứng chỉ trên được chia thành hai chứng chỉ. Ví dụ chứng chỉ Lịch sử Triết học được phân làm hai, gồm chứng chỉ Lịch sử Triết học Đông phương và Chứng chỉ Lịch sử Triết học Tây phương, hoặc chứng chỉ Văn chương Việt Nam thành hai là chứng chỉ Văn chương Hán văn và chứng chỉ Văn chương chữ Nôm.
Cuối năm học này, tôi lại một lần nữa gặp may mắn: được lên năm thứ ba tại trường Đại học Sư phạm và đậu cả hai chứng chỉ khó nhất của bằng Cử nhân lúc bấy giờ. Với 5 chứng chỉ: Chứng chỉ Dự bị đại học, Chứng chỉ Hán văn, Chứng chỉ Ngữ học Việt Nam, Chứng chỉ Lịch sử Triết học và Chứng chỉ Văn chương Việt Nam, tôi được Bộ Giáo dục chính thức cấp “Văn-bằng Cử-nhân Văn-khoa Giáo-khoa”[6].
Cuối năm học 1963-1964, tôi tốt nghiệp trường Đại học Sư Phạm Huế và đến đầu tháng 10 được Bộ Giáo dục bổ nhiệm đi dạy tại trường Trung học Nguyễn Huệ, thành phố Tuy Hòa, một tỉnh thời đó được xem là nơi khỉ ho cò gáy.
Đi học tại Hoa Kỳ
Ra trường đi dạy học ở một tỉnh nhỏ, thời đó ai cũng nghĩ là con đường học vấn đã hoàn toàn chấm dứt. Không ngờ chỉ bảy năm sau tôi lại có dịp được đi học lại, không phải tại Việt Nam mà tại Hoa Kỳ, một quốc gia mà tôi không bao giờ dám nghĩ tới. Cơ hội thật bất ngờ.
Nhân một buổi chiều, trong lúc mệt mỏi với công việc, tôi tâm sự với một đồng nghiệp ở cơ quan tại Bộ Giáo dục ở Sài Gòn là tôi muốn tìm một học bổng đi học ở nước ngoài một thời gian. Chị bạn bảo là với tôi, chuyện xin học bổng đi học nước ngoài là không khó. Vài hôm sau, chị cho tôi biết là có cơ quan cấp học bổng cho biết là họ có thể thu xếp cho tôi một học bổng đi học Cao học tại Mỹ nếu tôi có ý định xin đi học thật sự[7]. Tôi không tin câu chuyện có thể dễ dàng như vậy nên tôi đã nhờ một anh bạn người Mỹ tên Jean Andre Sauvageot[8] tìm hiểu thêm. Hôm sau anh cho biết là Tổ chức Văn hóa Á Châu khẳng định là họ có thể cấp cho tôi một học bổng trong chương trình học bổng lãnh đạo (leadership scholarship) để đi học tại Hoa Kỳ và yêu cầu tôi liên hệ trực tiếp với họ. Thế là tôi làm một cuộc hẹn gặp Giám đốc của cơ quan này và sau đó tôi nộp hồ sơ.
Lúc bấy giờ tôi đang làm việc cho Bộ Giáo dục, công việc rất bề bộn nên tôi quên bẵng việc nộp hồ sơ xin đi du học. Nhưng khoảng ba tháng sau, tôi nhận được một mảnh giấy nhỏ do cô thư ký ghi lại: “Ông gọi điện thoại ngay cho văn phòng Tổ chức Văn hóa Á châu.” Thế là chiều hôm đó tôi đến gặp Giám đốc của tổ chức này và ký giấy tờ nhận học bổng. Khoảng hai tuần lễ sau, vào giữa tháng 8 năm 1971, tôi đáp máy bay PAN AM đến Mỹ, để kịp vào nhập học khóa mùa thu năm ấy.
Với ngành giáo dục, tôi được khuyên nên chọn viện Đại học Indiana, vì viện Đại học này có Trường Giáo dục và Khoa quản trị đại học rất nổi tiếng. Khoa quản trị đại học thuộc trường Giáo dục nằm tại cơ sở Bloomington, bang Indiana.
Trước lúc vào học chính thức chương trình trên đại học, tôi được học ba tháng tiếng Anh để được bổ sung các kỹ năng ngôn ngữ và phương pháp học tập. Đây là một khóa học rất cần thiết và bổ ích vì vốn liếng tiếng Anh của tôi từ thời học phổ thông rất hạn chế về mặt nói và nghe. Thời học phổ thông, học sinh học tiếng Anh từ các quyển sách tiếng Anh “Englais vivant” nhập khẩu từ Pháp về và do các thầy giáo người Việt thường có giọng đọc không được chuẩn. Do đó, học sinh chú trọng đến ngữ pháp và kỹ năng viết nhiều hơn những kỹ năng nói và nghe. Trình độ tiếng Anh của tôi cũng có khá hơn trong mấy năm đi làm việc nhờ tiếp xúc với người bản ngữ nói tiếng Anh nhưng trình độ đó thật sự còn xa mới đạt tiêu chuẩn tiếng Anh học thuật. Biết được điểm yếu của mình, những năm học đại học, ngoài những môn học chuyên môn, tôi đã có những nỗ lực phi thường để san lấp những hạn chế về tiếng Anh của mình.
Thời gian học tại Đại học Indiana cũng là những ngày tháng học tập tốt nhất trong cuộc đời ngồi ghế nhà trường của tôi. Khuôn viên Bloomington là một trong những khuôn viên đại học đẹp và rộng trên nước Mỹ. Nó đẹp và quá nên thơ. Trong những lúc có thì giờ nghỉ giữa các tiết học, tôi thường ngồi trên ghế đá dọc lối đi chung quanh bao phủ bằng cây xanh. Trên cao lúc nào cũng có các chú chim bay hót líu lo. Khung cảnh tại đây thật bình yên, một thế giới hoàn toàn khác hẳn với đất nước Việt Nam lúc bấy giờ, một đất nước đang đắm chìm trong cuộc chiến tranh dai dẳng triền miên ngay từ những ngày tôi mới chào đời và đến nay đang ở vào giai đoạn khốc liệt nhất.
Cũng như đa số sinh viên khác, tôi ở nội trú, trong toà nhà Eighenman Hall, gồm có 14 tầng và có hình tứ giác, một tòa nhà dành riêng cho sinh viên sau đại học, độc thân hoặc không có gia đình đi theo.
Đây là thời gian tôi rất hạnh phúc. Tôi không phải lo tiền học, tiền sách vở, tiền ăn ở đi lại như thời tôi ở Việt Nam. Mọi thứ đã có học bổng chi trả đầy đủ. Với điều kiện và môi trường học tập lý tưởng như vậy, nhiều bạn của tôi cố gắng kéo dài thời gian học ở Mỹ càng lâu càng tốt. Riêng tôi thì ngược lại. Tôi nhớ vợ con da diết. Tôi có một vợ và năm đứa con nhỏ còn ở Việt Nam, đứa nhỏ nhất được sinh ra lúc tôi đang ở Mỹ. Việc làm của tôi ở Việt Nam trước khi đi du học cũng rất tốt. Tôi biết rất rõ lúc tốt nghiệp trở về tôi sẽ có việc làm tốt hơn so với lúc ra đi. Với những lý do đó, tôi đã cố gắng học ngày học đêm.
Vào thời tôi đi học trong những năm 1970, trường Đại học Indiana là một trong 25 trường đại học có khoa Giáo dục Đại học (Department of Higher Education) nổi tiếng ở Mỹ. Đa số bạn học cùng lớp với tôi là những người đang nắm giữ nhiều vai trò quản lý then chốt trong các trường đại học ở tại các bang thuộc vùng Trung Tây của Mỹ. Các môn học hoàn toàn mới lạ và rất hấp dẫn. Tôi rất mê các môn lịch sử phát triển giáo dục đại học, lịch sử hình thành các trường đại học cộng đồng tại Mỹ, các mô hình giáo dục đại học trên thế giới, triết học thời thượng cổ, triết lý tài chính trong giáo dục đại học, cơ cấu tổ chức và quản lý các trường đại học, các nguồn triết học ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trang thiết bị và phương pháp dạy và học… Kỷ niệm sâu nhất còn đọng lại trong tôi đến tận bây giờ là có một số tiết của lớp triết học thời thượng cổ Hy-Lạp với Giáo sư Gibson được tổ chức dưới dạng xêmina tại nhà riêng của thầy. Nhà thầy ở bên triền một đồi thông thoai thoải. Lúc ấy là mùa tuyết rơi. Thầy Gibson và tám sinh viên trong lớp chúng tôi ngồi trước lò sưởi bàn luận về triết lý cổ đại phương Tây trong lúc bên ngoài, tuyết lặng lẽ rơi.
Chương trình học tiến sĩ của tôi được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu phải hoàn tất 75 tín chỉ và kế đến là giai đoạn thu thập dữ liệu và viết luận án. Trong thời gian học lý thuyết, ngoài dự các lớp học, tôi còn phải tham gia thuyết trình một số đề tài liên quan đến các môn học tại một số hội thảo quốc tế được tổ chức tại nhiều bang ở Mỹ. Giữa năm 1972 tôi tham dự hội thảo về “Vai trò của giáo dục đại học Hoa Kỳ trong thế kỷ 21” được tổ chức tại Convention Center ở Chicago, khoảng 5 giờ lái xe từ Bloomington lên phía Bắc. Có khoảng 8000 người đến từ nhiều nơi trên thế giới tham dự trong ba ngày. Trung tâm Hội thảo Chicago lớn như một thành phố khép kín, có hoạt động hội thảo, triển lãm quanh năm. Tôi có dịp gặp nhiều bạn bè cũ, mới từ nhiều nơi đến. Quy mô và các đề tài của các tiểu ban chuyên môn nói lên tầm quan trọng của hội thảo. Có nhiều báo cáo là kết quả của công trình nghiên cứu năm năm từ 1968 đến 1973 của Ủy ban Carnegie về giáo dục đại học trong thế kỷ 21 (Carnegie Commission on Higher Education in the 21st Century). Ngoài ra, tôi cũng có thời gian dự nhiều hội thảo về giáo dục đại học tại trường đại học Cornell ở khuôn viên Ithaca, đại học Yale tại New Haven, đại học New York ở New York City. Tôi cũng đến Washington DC nhiều lần để phỏng vấn một số chuyên gia giáo dục Mỹ và các nhà quản lý giáo dục từ Việt Nam đến. Một số lớn tài liệu và thống kê về giáo dục Việt Nam cũng được tìm thấy tại Thư viện Quốc hội Mỹ.
Thành phố tôi đến thăm nhiều lần nhất trong bốn năm ở Mỹ là New Orleans, thuộc bang Louisana, cách Bloomington về phía Nam khoảng 16 giờ lái xe. Lý do New Orleans có thời tiết gần giống Việt Nam, là nơi nghỉ ngơi lý tưởng vào mùa hè. Tại đây tôi có đứa cháu vợ đang học ngành báo chí tại trường đại học Loyola. Tại trường đại học Tulane có khá nhiều công chức Việt Nam đến học tập hay tu nghiệp, đặc biệt là các bác sĩ. Hải sản cực kỳ rẻ. Vào thời ấy, đa số người Mỹ chỉ quen ăn các loại thịt, không mấy người dùng hải sản.
Sau giai đoạn gần ba năm học các môn học trong chương trình tiến sĩ là thời gian nghỉ ngắn để cho sinh viên chuẩn bị ôn tập thi kiểm tra kiến thức lý thuyết (qualifying examination). Kỳ thi kiểm tra kiến thức chuyên ngành rất quan trọng. Trong ba ngày, mỗi ngày tám giờ, mỗi sinh viên phải viết sáu bài về sáu vấn đề khác nhau liên quan đến các lĩnh vực cốt lõi của giáo dục đại học. Sinh viên nào muốn dùng bàn máy chữ thay vì viết tay có thể mang theo máy của mình. Họ được bố trí ngồi trong một phòng riêng. Nếu đậu được kỳ thi này, sinh viên được gọi là “ứng viên tiến sĩ” (PhD candidate) và từ đó chính thức viết luận án tiến sĩ (PhD dissertation). Luận án tiến sĩ của tôi có tựa đề là Cơ cấu tổ chức và quản trị đại học công lập ở miền Nam Việt Nam (Organizational Structure and Governance of Public Universities in South Vietnam).
Trong thời gian đọc sách và nghiên cứu để viết luận án, tôi thường làm việc tại thư viện, tại một quầy dành cho mỗi ứng viên tiến sĩ. Tôi chỉ có việc tìm sách, mang đến để trong quầy dành cho mình. Hàng ngày tôi đến đọc và ghi chép. Xong quyển nào để một bên sẽ có nhân viên đến lấy đi.
Sau khi thu thập đủ tư liệu cho một chương của luận án, tôi bắt đầu ngồi viết tại phòng ngủ trong cư xá sinh viên của mình. Khi đưa ra một chương trình làm việc, tôi thường rất có kỷ luật để hoàn thành đúng kỳ hạn. Mỗi buổi sáng tôi thức giấc lúc 6.30. Vệ sinh cá nhân xong, đúng 7.00 giờ tôi bấm thang máy xuống nhà ăn. Đúng 8.00 giờ tôi trở lại phòng ngủ chuốt khoảng 30 cây bút chì (bằng máy chuốt) và bắt đầu ngồi viết. Đến đúng 12 giờ trưa, tôi nghỉ, bấm thang máy xuống nhà ăn. Từ 2 giờ tôi ngồi làm việc lại cho đến 5 giờ. Buổi tối tôi cũng làm việc 3 tiếng đồng; đến 10 giờ đêm là đi ngủ. Lúc bấy giờ chưa ai có máy tính cá nhân. Sau mỗi chương tôi mang đến cho người đánh máy chuyên nghiệp. Thời đó phí đánh mỗi trang là 1.00 USD nếu không có chú thích nào. Nếu mỗi trang có một chú thích dưới hai dòng thì thêm 20 xu. Tôi được Quỹ nghiên cứu của trường cho một khoản phí nhỏ đủ để trả tiền thuê đánh máy và tiền in 10 quyển luận án. Mỗi khi có một chương đánh máy xong, thông thường khoảng hai tuần lễ, tôi nộp cho Giáo sư hướng dẫn, thầy August Eberle, gặp thầy để nghe thầy nhận xét về chương đã viết trong kỳ trước, và kế hoạch làm việc cho các chương sau. Kết quả, luận án gần 400 trang của tôi được viết xong trong vòng sáu tháng, được xem là một kỷ lục ít có sinh viên đạt được. Luận án này sau đó được Trung tâm Microfilm tại Ann Arbor, Michigan in và phổ biến khắp nước Mỹ. Đến năm 1982, quyển luận án này được in lại ở London, Anh quốc.
Trong thời gian học ở Đại học Indiana tôi có nhiều kỷ niệm với thầy August Eberle, giáo sư hướng dẫn của tôi, và giáo sư Robert Shaffer, trưởng khoa. Thầy Eberle là một giáo sư người Mỹ gốc Đức. Thầy là một vị giáo sư rất tận tụy với sinh viên. Trong suốt cuộc đời làm nghề nhà giáo, thầy đã hướng dẫn cho gần 300 sinh viên làm luận án Thạc sĩ và Tiến sĩ. Thầy đọc bài “Lời cuối” của thầy giã từ bục giảng vào mùa hè năm 1985. Lúc ấy tôi đang ở Úc không đến Mỹ để nghe lời cuối của thầy, nhưng tôi có gửi thầy một bài viết ngắn của mình.
Mãi đến năm 1990 tôi mới có dịp đến thăm lại hai thầy tại Bloomington. Lúc này hai thầy đã rất yếu, cả hai đều sống một mình. Vợ của hai thầy đã mất mấy năm trước đó. Thầy Eberle không có con, còn thầy Shaffer có một người con trai tử trận trên chiến trường Việt Nam trong lúc đang lái máy bay tác chiến. Hai năm sau tôi được tin thầy mất.
Năm 2000 tôi trở lại Bloomington lần nữa với mong muốn đến đặt một bó hoa trên mộ thầy Eberle. Nhưng mong muốn ấy không thành vì xác thầy đã được hỏa thiêu lúc thầy mất. Còn thầy Shaffer thì đã dời về ở tại tiểu bang Florida ở phía Nam. Tôi chỉ có dịp nói chuyện với thầy qua điện thoại và đó cũng là lần cuối cùng trong đời tôi có dịp thăm hỏi sức khoẻ của thầy.
Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ, tôi từ giã các thầy và bạn bè. Hai vợ chồng Georgia và Christoph Kohler (vợ Mỹ chồng Đức)[9], hai người bạn thân của tôi trong thời gian học ở Bloomington, đã tiễn tôi đến sân bay Indianapolis cách thành phố Bloomington khoảng trên 100 km. Christopher ngậm ngùi còn Georgia đã khóc lúc chúng tôi chia tay. Đến gần cuối tháng 5 năm 1974, tôi có mặt tại Việt Nam giữa lúc đất nước chiến tranh đang diễn ra trong giai đoạn cực kỳ sôi động nhất.
Gần một năm sau, ngày 20 tháng tư 1975, vào một buổi sáng tôi nhận được điện thoại của Christoph gọi từ Đức bảo tôi rằng anh đã gửi số tài khoản của anh đến các hãng máy bay quốc tế tại Sài Gòn và dặn tôi phải mua vé máy bay rời Việt Nam càng sớm càng tốt. Nhưng lúc ấy đã quá muộn. Không có một hãng máy bay dân dụng quốc tế nào còn hoạt động ở Việt Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày miền Nam rơi vào tay của Cộng sản Bắc Việt.
_______________________________________
[1] Có một số ít học trò học lớp Nhất trong trường tôi thời đó đã có vợ trong khi còn đi học.
[2] Trường Thiếu sinh quân (tiếng Pháp gọi là “École des Enfants de Troupes”) lúc đầu do quân đội Pháp lập ra để nuôi dạy con em của những quân nhân đã chết hay bị thương trên chiến trường. Về sau các trường nhận cả các em có quan hệ họ hàng với những người trong quân đội.
[3] Tôi có hai người chị ruột và một người anh cùng cha khác mẹ nhưng tất cả đều ở phía bắc của vĩ tuyến 17.
[4] Chị Cao Kim Chi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi nằm ở Bệnh viện Phục hồi Vũng Tàu và những năm đầu lúc tôi mới đến sống ở Sài Gòn. Qua chị Chi mà tôi quen được gia đình anh chị Hùng Hương. Sau năm 1975 tôi hoàn toàn mất liên lạc với chị. Có lẽ gia đình chị Chi hiện đang sống ở Hoa Kỳ.
[5] Bùi Ấu Lăng là một nữ sinh viên xuất sắc trong lớp, mới mất vài năm gần đây tại Sài Gòn, có chồng và các con rất thành đạt.
[6] Đăng tịch tại Bộ Quốc gia Giáo dục ngày 21/05/1964, số 25-GD/CNVK/H
[7] Nguyễn Thị Thương, một chuyên viên xuất sắc của Nha Kế hoạch và Pháp chế Học vụ thuộc Bộ Giáo dục. Chị hiện nay định cư tại Hoa Kỳ.
[8] Jean André Sauvageot, Trung tá rồi Đại tá của quân đội Hoa Kỳ, nói tiếng Việt rất giỏi, làm cố vấn tại Trung tâm Huấn luyện Cán bộ XDNT Vũng Tàu, tháng 12 năm 1968 làm thông dịch viên cho phái đoàn Mỹ trong buổi thảo luận trao trả tù binh với Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Tây Ninh. Về sau, có lần làm thông dịch viên cho phái đoàn Hoa Kỳ họp với Nguyễn Cơ Thạch tại Pháp. Lần tôi gặp anh cuối cùng năm 2006 tại Hà Nội lúc ấy André đang làm trưởng đại diện cho General Electric tại Việt Nam. Nhiệm vụ chính của anh tại GE Hà Nội là đàm phán và ký hợp đồng cho Việt Nam thuê máy bay Boing và bán đầu máy tàu xe hoả, máy phát điện. GE là một trong 6 tập đoàn lớn nhất của nước Mỹ.
[9] Năm 1997 nhân dịp qua Pháp để dự hội thảo về giáo dục tôi có đến Đức và ghé thăm Christopher và Georgia tại một làng gần thành phố Stuttgart. Lúc ấy hai vợ chồng đã ly dị nhau. Họ là những người bạn hiếm có trong đời tôi.
Chapter 2
My Education Journey
An interrupted primary education
We were one of the very poor families in our village. My mother went to great lengths to send me to school because she did not want me to grow up ignorant and illiterate.[1]
Little is remembered about the exact date and age I started school. But I am sure my mother took me to a private school[2] in my village set up by a teacher called Mr Huy. In fact the school was an empty house that Mr Huy rented and made into a room to teach small children of the village. There were about 10 pupils divided into different levels, from beginners to those who could read and write. There was also a basic maths class for some senior pupils. I was never actually taught by Mr Huy, because some senior pupils were assigned to instruct the junior pupils in writing and spelling. Each morning Mr Huy only gave instruction to the senior pupils, and spent the rest of the day lying on a flat wooden bed and had some pupils unpick his grey hair. When he was sleeping, we could play outside in the yard in silence for fear of waking him up.
Some little memories of these school days are still in my mind. The first is related to Mr Huy’s hair unpicking. This was a truly daunting task. While one was busy with the grey hair, all the others would play outside, making the task seem endless. Being left inside with his teacher’s head meant the unlucky boy had no one to substitute for him and thus he even had to refrain from going to the toilet. At that time a clock or a watch did not exist in a remote village like ours.
I had a female classmate named Phùng Thị Phàn who also lived near my house. We went to school together every morning. One day we met an elder on the way. We politely folded our arms and bowed to him. He asked, ‘Which school do you go to?’. ‘To Mr Huy’s school, Sir’, I said. After walking for a while, Phàn suddenly raised her voice: ‘Why do you dare calling our teacher by his first name? I will report this to him’. I was scared and insisted on her keeping this a secret. Ever since, whenever I displeased her, Phàn always threatened to ‘let the cat out of the bag’. And this took her such a long time to forget. In our days, schoolchildren were not allowed to call elders, such as their parents or teachers, by their first name. This was an unforgettable memory of the first school in my life.
I studied with Mr Huy for almost a year. When I could read and write and do some basic maths, my mother sent me to the elementary school in the village. It took me only a 10 or 15 minute walk from my house to the school. There was really nothing special about this school, probably because I studied there for only a very short time.
Then I moved to grade 5 (now grade 1) at the Vĩnh Linh primary school in Hồ Xá town.[3] This school had 6 classrooms, including the fifth, fourth and third grades, the Junior Second, and the Senior Second and First. French was taught right from the lowest grade. When we finished the final year of primary education (the first, now called year 5), we could sit for a primary elementary exam. If we had a Primary Education Certificate and reached 17 years of age, we were eligible to be a village school teacher. Every morning at school, we had to salute the French flag and sang the French national anthem.
To me the Vĩnh Linh Primary School was very beautiful and spacious. To the right of the school gate was the headmaster’s house; to the left was a flower garden. Moving up a step was the lower yard, then the upper yard, where pupils would queue every morning for the flag saluting rites before entering the classroom. These rites were always carefully organized.
The school was a range of brick houses roofed in red tiles, divided into 6 classrooms, one for each grade. There was neither an office for the head master nor a teachers’ common room. The toilets lay outside the classroom building area. There was also a house for school guard men not very far from the toilet area.
Behind the school building there was a plot of land divided into 5 portions, each measuring around 30 square metres. Evert Thursday, in the natural science lessons, all pupils except those in the first grade (now grade five) would come to their garden and take care of their plants. Thanks to these lessons, which were unforgettable, I learnt to love nature and appreciate every metre of land.
I studied at this school for three years until the Việt Minh insurgence. I was at that time too young to understand what Việt Minh was. I was told that it was something without a king. My impression of them was most vivid after the insurgence. Somehow with this event the headmaster could no longer hold his position and his family had to leave the school’s beautiful house and move to the school guard men’s house near the toilet area.
I continued my study at Vĩnh Linh for a while before quitting school because of the Allied fighter aircrafts’ attack on the whole region. I saw many black Peugeot 203 cars covered in flames along the national route near Hồ Xá. The garden with its many beautiful flowers in front of the school had been turned into trenches for pupils to escape from air attacks. Many pupils like me had to give up their study.
Some time later the Việt Minh took control of the government and the campaign against illiteracy began. Many compulsory night classes were designed for all people regardless of their age and gender. Many ‘literacy boards’ were set up in front of the market entrance. Those who could not read from the board were not allowed to enter the market. Village schools re-opened. I resumed my study at one village school for a short time, and I had hardly reached the second grade (today’s fourth grade) when the French troops came.
Secondary education in Huế
In August 1954, seven years after my interrupted primary education, I was admitted to the Huế School for Troops’ Children with the help of a relative. I was 19 years old by then, but because the maximum age eligible for the seventh grade (today’s year 6) was 14 years, I had to re-register my birth certificate and declared my age to be almost 6 years younger.
I looked much younger than my age because of my tiny build and my fair complexion. Being able to resume my study, I worked very hard both to cover the seventh grade (now called year 6) and to revise what I missed in the previous fifth grade during the war time.
There were about 300 students at the Huế School for Troops’ Children. A third of them were at high school level, while the rest were primary students. Students in seventh and sixth grade (today’s sixth and seventh grade respectively) studied at the school for troops’ children while those in the fifth and fourth grade (today’s eighth and ninth grade respectively) were sent to the Nguyễn Tri Phương Junior High School. Only a few in the senior high school (the third and second grade) went to the Khải Định Senior High School (which later became the Quốc Học Huế Senior High School). All students of the Huế School for Troops’ Children had to join the army when they turned 17. Those with the Junior High School Certificate (today, end of the ninth grade) would be sent to the Dalat Military Academy for Commissioned Officers, an institute training professional officers for the armed forces of the Republic of Vietnam.
Besides the curriculum stipulated by the Ministry of National Education, students of the Troops’ Children School, whose age ranged from 14 to 16, had to take military courses. The military courses were taught full time during summer holidays and only once a week for the rest of the year. When joining the army, those who obtained Certificate C1 would be conferred with the rank of Corporal and those with Certificate C2 with the rank of Sergeant.
Most students of the Huế School for Troops’ Children were born into a military family or had relatives working in the army. They were sent to board at this school because their families were too poor. But few of them were orphans like me. In fact, at this school I was the only orphan with no relatives working for the army.
The Huế School for Troops’ Children was highly disciplined. Military rules were applied to all students regardless of their age. Times for study, meals and sleep were to be followed strictly. Most of the students were hardworking and well-disciplined because they did not want to graduate as only a private second rank (the lowest of all military ranks). Meals were not too bad here: we were served three times a day. Except for breakfast, we normally had soup and a dish of fried fish or meat for lunch and dinner. Students were well-nourished and enjoyed these meals even though they were not fancy. Besides, each month a student would receive 30 dong to buy necessities. (With this sum of money at that time one could buy 10 bowls of noodle soup or an English book called L’Anglais Vivant.) Those students whose family lived in Huế or in neigbouring provinces often got visits from their relatives and went back to stay with their family during the holidays. There were less than 10 students with no family, like me, or whose family was far away.
I enjoyed my time at this school, except during the Lunar New Year, when all students were allowed to return to their family. Only 3 or 4 unfortunate students like me had to stay at school on this occasion. Unlike other days of the year, we had no one to take care of the meals. We had no opportunity for family gatherings or festive times with relatives. It is not hard to imagine how lonely and sad a child felt in this situation. During these days, one of my classmates, Nguyễn Tàu, whose family was in Dalat , often buried himself under the blanket and cried silently. Later when he became a sergeant, he still had the habit of locking himself inside his rented room and avoiding any contact during the Lunar New Year.
The Lunar New Year in 1955 was one of the most intense memories during my days at the Huế Troop School. The school was very empty on the day before the New Year. Only a few of us were left at the school, each being shut in his own world. Feeling sad, I wandered lonely along the bustling streets. Then I had a sudden urge to visit the Linh Mụ pagoda, which took me a two hour walk. The pagoda was very quiet when I arrived. At the base of Linh Mụ Tower, a trainee monk was burning incense. Its fragrance and the sacred atmosphere in the pagoda on the last afternoon of the last day of the year overwhelmed me with memories of those Lunar New Years at home with my mother and my sisters. I decided to leave the pagoda after a walk around.
On the way back to school, I suddenly thought of an old friend Lữ Phúc Quang living in Đồng Hà. Without any money to buy a ticket, I still decided to jump on the train to visit him. After nearly three hours, I arrived at Đồng Hà Train station. It must have been after 7.00 pm when I got to his house. Alas, I could not see him. My friend had returned to his family for the Lunar New Year. There were only his two sisters, about my age, in the house. They knew I was Quang’s close friend and offered to put me up for the night, to which I had no choice but to agree. The two young ladies then invited me to dinner, but I politely refused, in order to ‘keep face’. In fact, I was very hungry at that time. Early the next morning, on the first day of the New Year, I said goodbye to the hosts and took the train back to Huế without any ticket. Upon returning to the school, I hurried into the kitchen and rummaged for food. All I could find was some remaining half burnt rice left in the cooking pot. I was eating greedily when Nghẹt, with the nickname “Buddha”,[4] an old friend who was then a soldier, came to see me. He asked me to go out to have something to eat. After the meal, he put 100 đồng into my pocket before leaving. This was a very big sum of money to me (equivalent to one third of a soldier’s monthly salary). Such was another unforgettable memory in my life.
I studied at the Huế School for Troops’ Children for two years, until its forced closure. All students then had to move to Vũng Tàu, 125 km northeast of Saigon. During my study in Huế, I completed the seventh and sixth grades with good academic results. The town also witnessed my silent unrequited love for a girl with whom I had never had a chance to hold hands.
Continued study in Vũng Tàu and Saigon
In September 1956, students from all Troops’ Children schools in South Vietnam (Huế, My Tho and Ban Mê Thuột) were sent to Vũng Tàu. From Huế, we went first to Đà Nẵng in military GMC vehicles, and from there we travelled to Saigon by ship. After two days at sea, we arrived at the new school in Vũng Tàu. It was located on a vast area with several buildings. The lodging area was an expansive 5 storey building located against the foot of a mountain. There were several bedrooms and bathrooms, and a huge canteen that could hold up to 1500 people. The school was built by the French quite a long time ago, probably in the early 20th century. Across from the building was the Vũng Tàu Convalescent Hospital (rehabilitation), which was a landmark between Saigon and Vũng Tàu. Today it has become the headquarters of the State oil and gas company.
Students at the Vũng Tàu School for Troops’ Children, about 1500 of them, were of diverse ethnic backgrounds, but most were Kinh people. As in Huế, the curriculum involved both military and academic contents. By then I was in the third year of high school and in the CC2 military class, which meant I was being trained to be a sergeant for the Military Forces of the Republic of Vietnam. According to the rules, I had to leave school and join the army by the end of the 1956-1957 academic year. We could not help feeling anxious thinking of the day of leaving school for the army. To prepare for this day, I doubled my efforts with study by pursuing the third and fourth year of high school at the same time so that I could sit for the Junior High School Examination in May 1957. With that certificate, I would get enrolled in the Dalat Military Academy for Commissioned Officers instead of the Quang Trung Military Academy for Non-Commissioned Officers. But because of this intense effort of study, I suffered exhaustion and had to be hospitalized. At first I was in the Vũng Tàu rehabilitation hospital, and was then moved to the Cộng Hòa Military Hospital in Saigon, where I was treated for 3 months. During this time, I still prepared for the exam and found a way not to return to the Troop School. Once discharged from the hospital, I did not go back to Vũng Tàu but looked for an address of a family in Saigon, Hùng and Hương, who were friends of Chi, the nurse who took care of me during my stay in the Vũng Tàu Rehabilitation Hospital.
Đinh Xuân Hùng and Nguyễn Thị Hương lived in an alley on Lê Văn Duyệt Street in Hòa Hưng in District 3 of Saigon. They were not wealthy but were very generous to me. Seeing that I had no money, they let me stay and gave me meals for free. Hương considered me like her younger brother, and I was like their children’s real uncle. I stayed with them for almost a year, from June 1957 to May 1958 before sharing a room with friends to concentrate on my study for both the Third and Second Years of Senior High School (today’s 10th and 11th grades). Later on, I often paid visits to Hùng and Hương whenever I had a chance. Unfortunately, I was unable to make it to see Hương during her last days after suffering from cancer, and I regretted that very much.
In 1958, despite my huge efforts, I failed the exam. But I covered again the second last year of high school and passed the Baccalaureate 1 in mid 1959. To get a Baccalaureate was a challenging task in my time. The annual pass rate ranged normally from 25% to 35 % and hardly ever reached 40%. Male pupils who failed the exam either re-sat it or got enlisted for military service. If one failed again, it was compulsory that one join the army.
With the Baccalaureate 1, I applied for the final year of senior high school (today’s 12th grade) at the Chu Văn An High School for the 1959-1960 academic year. In June the following year (1960) I passed the Baccalaureate 2 examination in the Mathematics stream.
Higher education
With the Baccalaureate 2 in the Mathematics stream, I had a number of choices. The first choice was that I could apply for the Dalat Academy for Commissioned Officers to become a professional officer. My appearance, however, told me that I was not a good army man. The second choice was to become a teacher. The teaching profession was suitable for me but it was extremely difficult to pass the entrance exam for the Faculty of Education at Saigon University. Besides, I hesitated, beacause a teaching degree might make it impossible to pursue further study. The third choice was to study at the National Administration College to become a civil servant. This course was relatively easy to get into, but I did not have a good impression of this ‘public servant’ job. Finally I decided on the fourth choice, which was to pursue a bachelor’s degree in Arts at the Faculty of Letters of the Saigon University,[5] since it gave me more freedom.
In the 1960-1961 academic year, I registered for the preparatory class (Foundation Year) at the Faculty of Letters at Saigon University, which was situated on Nguyễn Trung Trực Street, next to the National Library. I also enrolled for a law degree at the Faculty of Law of the University of Law near Hồ Con Rùa ‘Tortoise Lake’ (today the University of Business), but I did not attend class there regularly: I just bought books and the reading materials for self-study throughout the year. But after passing the foundation studies certificate of the Faculty of Letters, I gave up pursuing the law career.
I attended the preparatory course on a regular basis. Among the different subjects that I studied, I was most interested in general philosophy. This was the first time I had been exposed to the history of western philosophy, from the Pre-Socratic age to later Antiquity, through the Middle Ages, to the Pre-modern and Modern ages. The three major schools of philosophical thought in the 20th century were introduced systematically. Seeing how much agony the country had experienced, some students were sceptical of the feasibility and superiority of Karl Marx’s Marxism. As for Emanuel Mounier’s Humanism, some liked it and others did not. Only Jean Paul Sartre’s Existentialism was loved by all students. The History of Vietnamese Literature and the History of General Philosophy were my two favourite subjects. They gave me a chance to live the breath of the past, from the early formation of the nation to successive dynasties such as Lý, Trần, Lê and Nguyễn. I also liked French, which helped me understand the thoughts of Pascal, Montesquieu, Jean Jacques Rousseau, Voltaire, Lamartine, and Victor Hugo, to name just a few.
To cover tuition fees, I applied for a teaching post in a school in Bà Điểm, near today’s Quang Trung Software Park, working 6 hours per week. I taught Maths for the seventh and sixth grades (today’s sixth and seventh grades of high school). The pay was not much, but enough to cover my expenses.
The academic year passed by quickly. During this time I had made quite a few friends. I can’t forget Phạm Văn Hải (a painter currently living in the US), the two lovers Trần Đăng Đại and Trần Thanh Khâm, who later got married, Trương Mỹ Nam (now living in Australia), and Nguyễn Thị Hoàng who would later be the author of the famous novel Vòng Tay Học Trò (In the Arms of a Schoolboy). My passion for study was as strong as it was during my days in Huế. Sometimes it sparkled like a bright light reminding me of my ambitions. At the end of the academic year, I was among those lucky enough to achieve the Preparatory Certificate from the Faculty of Letters for the first batch (in June). I gave myself a summer holiday in Huế as a reward.
I left Saigon for Huế on a train. It took me along coastal towns in Central Vietnam and only stopped at the main stations. The appearance of people and the way they dressed gave me the impression that life in these areas did not seem as hard as I had expected. By this time the South was still relatively quiet, the cities still untouched by bombing; but fear and anxiety were already in the air.
The train arrived in Huế on time. The city welcomed me with its ever peaceful and romantic beauty.
That night I stayed with my friend Nguyễn Châu, who was also one of the two fellow countrymen studying in Huế. The other was Giỏi, a married lady. Besides these two friends, I also had an unrequited love for a young lady and several other memories of my time at the Huế School for Troops’ Children. Though a hopeless love, that lady was the main motivation for my return to this old city for the summer holiday.
At Huế, Châu and I paid a visit to this lady, who was once our shared love idol. I was so sad to hear about her engagement with another man that I decided to cut short my stay to leave for Quảng Trị before returning to Saigon. However, an unexpected summer shower turned my plan upside down. While I was taking shelter in a classroom doorway, I ran into Hồng, a close friend of my dream love. I had met this lady a couple of times before, but we did not know much about each other. This time after a short conversation she invited me to visit her place when I had free time. Two days later, on the agreed date, I came to see her. We soon felt attracted to each other. After this visit, I left for Huế and arranged a date with her there one day.
At Huế, Hồng and I had much time together. We began to fall in love. Because of this, I chose to stay in Huế instead of returning to Saigon. I applied to the Faculty of Education of Huế University, hoping that I would pass the entrance examination.
Thus, within the summer of 1961, I achieved three good things: obtaining the Preparatory Certificate for the Faculty of Letters at Saigon University, getting a girlfriend, and passing the entrance exam for the Faculty of Education at Huế University. Being admitted to a Faculty of Education was very important to me, since I would get a monthly stipend to cover my living expenses without having to do a part-time job, and after graduation would be assigned by the Ministry of Education to work at a public school.
There were only two universities in South Vietnam at that time: Saigon University, established in 1954, and Huế University in 1957. Huế University was composed of the Faculty of Science, the Faculty of Letters, the Faculty of Law, the Faculty of Medicine, the Faculty of Education, the Faculty of Agriculture, Forestry and Husbandry, the School of Music and some research centres. With diverse disciplines, the Faculty of Education trained teachers for senior high schools in South Vietnam, particularly for the central provinces and highland areas.
There were 30 students in the Sino-Vietnamese stream admitted to Year 1 in 1961 at the Huế Faculty of Education. Most of them were male, only two were female: Bùi Thị Ấu Lăng and Lê Thị Thanh Vân. After three years, only 7 graduated, including me. Of the 23 other students, about 15 had to repeat the class, some joined the army, and the rest joined the struggle for Buddhist movement or followed the South Vietnamese Liberation Front located in the jungle.
In the first year at Huế University, besides attending the classes at the Faculty of Education, I also registered for the Certificate of Chinese Literature[6] and the Certificate of Vietnamese Linguistics at the Faculty of Letters. The number of students in each class never exceeded 10. Late that year, I was qualified for the second year at the Faculty of Education and passed both Certificates at the Faculty of Letters. Such achievements were fruits of my intense efforts that could be equivalent to three years of study (if one took one certificate each year). In fact few students could get three certificates within only a year.
In early April 1962 in my first undergraduate year, Hồng and I decided to get married in Quảng Trị, a city about 70 km to the north of Huế. Among the few wedding guests was Trần Quang Long, a student representative in my class. Long was a famous poet, but later joined the army and was killed at the Tây Ninh battlefield.
During 1962-1963, I studied the second year at the Huế Faculty of Education and enrolled for two last certificates at the College of Letters: the Certificate of the History of Philosophy and the Certificate of Vietnamese Literature. These courses covered different areas of knowledge and the amount of required reading was huge. Many students spent years without succeeding in the exams for the Certificate of the History of Philosophy. Because of this, the course later split into two certificates. For example, the Certificate of History of Philosophy was divided into the Certificate of History of Oriental Philosophy and the Certificate of History of Western Philosophy. Similarly, the Certificate of Vietnamese Literature was divided into the Certificate of Sino-Vietnamese Literature and the Certificate of Nôm Literature.[7]
At the end of my second year, luck still smiled at me: I was qualified for the third year at the Faculty of Education and achieved the two toughest certificates in the Bachelor degree at that time. With five certificates: the University Foundation Studies Certificate, the Certificate of Sino Literature, the Certificate of Vietnamese Linguistics, the Certificate of the History of Philosophy and the Certificate of Vietnamese Literature, I was awarded the Bachelor of Arts in Literature (Licence d’Enseignement de la Literature Vietnamienne) by the Minister of Education.[8]
It was late in the academic year of 1963-1964 that I graduated from the Huế Faculty of Education and by early October I was assigned by the Ministry of National Education to teach at the Nguyễn Huệ High School in Tuy Hòa Town, considered to be a remote area at that time.
Postgraduate education in the USA
Like many in my time, I tended to think I had reached the end of my learning journey when I got a teaching job after graduation. Yet, seven years later, I got the chance to continue my study, not in Vietnam but in the USA, the country I had never dreamed I would one day visit. Such was an unexpected chance.
One afternoon, tired of work, I talked to a colleague[9] at the Ministry of Education in Saigon and told her that I wanted to look for a scholarship to study overseas. She said it was not too difficult to get a scholarship. Some days later she told me that an organization could provide me with a scholarship for a Master’s course in the USA if I really wished to do it. I found this too good to be true, and sought to find more about this via Jean André Sauvageot, an American friend of mine. The following day he confirmed to me that the Asia Foundation could give me a scholarship to do a Master’s Degree in the USA and it was required that I contact them directly. In no time I arranged an appointment with them before I could submit my application.
However, overloaded with work at the Ministry of Education at that time, I completely forgot about the submission. Three months later, I got a piece of paper from my secretary with a message that said I must call the Asia Foundation immediately. That same afternoon I met the director of this organization, and signed the scholarship contract. About two weeks later, in mid-August in 1971, I arrived in the USA on a PAN AM flight, just in time for the fall semester.
Before officially starting the MA, I had three months to improve my English language and academic skills. This was a useful course, because my English speaking and listening skills even during my high school years were very limited. High school pupils in my time learnt English via a textbook called L’Anglais Vivant, which was imported from France and used for instruction by Vietnamese teachers who themselves committed serious pronunciation mistakes. As a result, grammar and reading skills were highlighted at the expense of listening and speaking skills. And, although my English improved greatly because some years of working experience had given me the chance to communicate with native English speakers, yet my language level was still much behind academic English. Being aware of this weakness, besides working on required credits in the course, I made an intense effort to improve my English.
After completing my English program I moved to Bloomington, Indiana, to undertake my main academic programs in the School of Education of Indiana University (IU). There were over 70,000 students at this university, spread over eight campuses within the State of Indiana with its headquarter at Bloomington.
Like many other students, I stayed in a dormitory called Eighenman Hall, a quadrangular 14 storey building dedicated to single or unaccompanied married postgraduate students.
The Department of Higher Education of the IU School of Education was situated in Bloomington, Indiana. The campus was one of the most beautiful and spacious campuses in the United States. I spent many weekends contemplating the serenity and beauty of nature in the late daytime hours of spring and enjoying the fall seasons when benches were covered with yellow leaves sent gently from thick maple foliage above. Such a serene world was in stark contrast with Vietnam, which war had haunted for such a long time since I was born and by then was at its peak of violence.
This was also a happy time for me. I had no worry about tuition fees and living expenses as I had during my school life in Vietnam. Everything was covered by the scholarship. With such privileges and an ideal study environment, many Vietnamese students at IU wanted to lengthen their study time in the USA. But such a plan was not in my mind. I missed my wife and children dearly. My wife and my five children were still in Vietnam, and my youngest child was born when I was in the US. I also had a decent job in Vietnam before my overseas study. And I was well aware that I would secure a better position upon my return. With these reasons in mind, I did my best during the course.
Indiana University in the 1970s was among the 25 most famous universities in the USA, with the best Department of Higher Education. Most of my classmates are now in high management positions in many universities across the mid-western areas of the US. The courses were all new and interesting. Those I really liked included the history of higher education, the history of the community colleges in the US, the world models of higher education, the history of philosophy in antiquity, the philosophy of finance for higher education, higher education structure and management, and schools of thought that influenced the development of pedagogical methods and technologies. I still vividly remember the seminars on ancient Greek and Roman philosophy given by Professor Gibson at his house on a sloping pine hill. It was during snowy days that Professor Gibson and eight students sat by the fireplace and talked about Western philosophy while it was snowing gently outside.
My EdD (Doctor of Education) program was divided into two stages. I had to complete 75 credits for the first stage and took a qualifying exam before moving to the second, in which I had to collect data and to write a dissertation (thesis). During the theoretical stage, besides attending the classes, I also had to give presentations on topics related to the courses at international conferences held in different states in the USA. In mid 1972, I attended a conference on ‘The Role of American Higher Education in the 21st Century’, which took place at the Convention Center in Chicago, about 5 hours drive to the north from Bloomington. The three day conference drew about 4,000 participants from different countries. The Convention Center looked as big as a closed city. It staged a full program of conferences and exhibitions all year round. Here I met many old friends and made new ones from different places. The scale of the conference and its vast topics across diverse disciplines suggested its importance. Many proceedings were the result of a five-year research project from 1968 to 1973 organised by the Carnegie Commission on Higher Education in the 21st Century. Besides this conference, I also had many opportunities to attend other educational seminars at the Ithaca campus of Cornell University, at Yale University in New Haven, and at New York University in New York. I also went to Washington DC several times to interview some American educational experts and the higher education administrators coming from Vietnam. A large part of the documents and statistics on Vietnamese education could also be found in the Library of Congress.
The city I visited most frequently during my four years in the US was New Orleans in Louisiana, about 16 hours drive to the south. The main reason for this was that the climate in New Orleans was almost similar to that of Vietnam, and was an ideal place for summer holidays. One of my wife’s nephews was then doing a journalism course at Loyola University in New Orleans. Many Vietnamese civil servants came to the University of Tulane to take professional development courses in medical education. Seafood here were especially cheap. At that time, the Americans were more accustomed to meat than to seafood.
After nearly three years studying for all the credits in the EdD program, there was a short time off for students to prepare for the qualifying examination. This examination was of critical importance. Within three days, each student had to write six essays on different topics related to core issues in higher education. Those who wanted to type could bring their typewriter and were arranged in a separate room. Once having succeeded in this exam, the student would be qualified to be an EdD candidate and could officially write their dissertation. The topic of my EdD dissertation was Organizational Structure and Governance of Public Universities in South Vietnam.
I spent most of my time reading and writing the dissertation in the library, in a cubicle specially reserved for PhD/EdD candidates. I just had to find books and bring them to my desk. I came here every day to read and take notes. When a book was finished, I left it in a separate place on the desk so the library staff could put it back on the shelves.
After collecting enough data and information for a chapter of the dissertation, I started writing in my room in the dormitory. I would make a schedule and was highly disciplined in sticking to it so as to get my work done on time. Every morning I woke up at 6:30. After some morning routines, sharply at 7.00am I took the elevator down to the dining floor for breakfast. I started to write at 8.00am and continued until noon. I resumed working from 2.00pm until 5.00pm. In the evening, I worked for 3 hours and always went to bed at around 10.00pm. At that time, there were no personal computers. After finishing each chapter, I had it typed by a professional typist. Each American A4 page would cost me US$1 if there were no footnotes. If there was a two-line footnote on a page, I had to pay an extra 20 cents. Luckily I was given a small grant by the university research fund to cover the typing cost and for printing 10 copies of the dissertation . Whenever the typing of a chapter was done, normally after 2 weeks, I brought it to my academic supervisor, Professor August Eberle. At the meeting I would receive his comments for what I had written in the last chapter and set a plan for the next one. Step by step, my 400 page dissertation was finished within 6 months, a record that few students could break at that time. This dissertation was later printed by the Microfilm Center at Ann Abor and then distributed across the country; and in 1982 it was reprinted in London, UK.
During the period of my study at Indiana University, I shared many meaningful memories with Professor August Eberle, my academic supervisor,b and Professor Robert Shaffer, the Head of Department. Professor Eberle was a German American. He was very dedicated to his students. Throughout his life as a lecturer/professor, he had supervised nearly 300 PhD and Master’s students. He read his Final Words before retiring in the summer of 1985. At that time, being in Australia, I could not manage to go to the US to listen to him, but at least I was able to send him an article in which I expressed my deep thoughts relevant to his retirement.
It was not until 1990 that I had a chance to visit both of my professors in Bloomington. They were very aged by then, and both lived alone. Their wives had died some years earlier. Professor Eberle had no children, and Professor Shaffer’s only son had died in a battle in Vietnam while flying a fighter aircraft. Two years later I was informed of Professor Eberle’s death.
Ten years later, in 2000, I once again returned to Bloomington intending to place a bouquet of flowers on his grave. But this intention was not realised because his remains had been cremated. Meanwhile, Professor Shaffer had moved to a state in the South. I could only talk to him via the telephone and it was also the last time I had a chance to say hello to him.
Lessons learned from the American people and their country
The first American I met in my life was a teacher of English when I studied in Saigon in 1958. Later on, during my years working in the Vũng Tàu Rural Development Training Centre, I had a few American advisors. However, I only gave much thought to the United States and its people when I was visiting that country in 1969 and during my nearly two years studying at the Bloomington campus of Indiana University.
Before sharing some thoughts about that huge country, I must reiterate that I was born at a time of war and became an orphan at a very early stage of my life. I had a very unfortunate childhood and endured lots of suffering. However, I must also say that I am very proud of belonging to my generation, a generation during which so many great things radically changed my life.
The first event which strongly affected my views about the United States was a letter signed by American Ambassador Ellsworth Bunker inviting me (a very low ranking government official) to visit the United States for 45 days. Such a letter was normally signed by a Vice Ambassador. Why did the Ambassador have to sign? This surprised not only me, but also many other officials at the Ministry of Education in Saigon at that time.
During my visit to the United States from late December 1969 to early February 1970, my visit schedule was very special. I was guided to visit the Apollo labs at the Kennedy Space Center, east of Orlando on Merritt Island of Florida. The Kennedy Space Centre was one of the largest buildings by volume in the world and was used to assemble vehicles and control the launch of the Apollos, including Apollo 11, which took Neil Armstrong and Buzz Aldrin to land on the moon on 20 July 1969. I think this was a great honour for me, as by that time I was only the second Vietnamese person to be scheduled to visit this Centre.
During my visit I was also very lucky to see a Jumbo Jet Boeing 747 flying for the first time in the American sky on 26 December 1969 when I flew from Washington DC to Miami.
After that visit I thought seriously of the United States and the American people. I have tried so many times to seek proper answers to my many questions. What have made the American people strong? What have made their heads high? Why are their science and technology so developed? Why have they been involved in the Vietnam war? Finally I thought that no one could offer me thorough answers. I would have to find the answers by myself. So I started to build a plan to go to study in an American university.
Less than a year later, I got a leadership scholarship from the Asia Foundation to go to the United States to study in an American university. I had never thought that one day a desperate orphan could study in a university of one of the most powerful countries in the world.
The first lesson I learned from the American school was from a micro-teaching course, one of the subjects in my postgraduate program. After my practice teaching, I looked back at the video film of my teaching activities and saw a short teacher doing his teaching in front of a group of big and tall American students. I felt ashamed because during my teaching years in Vietnam I always thought I was one of the most successful teachers. I completely forgot about my poor appearance. It was a very precious gift that an American micro-teaching class had offered to me.
The lesson I appreciated most was a heated debate between a professor and his graduate students (most of them had management positions in various universities) at a graduate course in higher education management. On the first day of the class, the professor handed out a course outline, which mentioned that all students had to take a final exam at the end of the course. Many students raised their hand asking the reasons for the exam. Some of them said that they did not want to have anyone to measure their study because they needed the class for their professional career. They had their motivation, they had spent time and money to study. They would need no-one to check them. After listening to the students’ opinion, the professor calmly replied that the aim of the final exam was not to assess a student’s performance but to help him to know the quality of his teaching in order to help him to improve his teaching for future students, and he politely asked all student to think over these issues further; and all would discuss them again at the next class meeting. The following week, all students in the class met and discussed the teacher’s request. A student representative proposed that all students would like to do a project on how to establish a community college-instead of taking a final exam. Accordingly, students in the class would be divided into three groups: Group 1 to focus on searching the need from the public for a community college, Group 2 to work on academic programs to be delivered in the community college, and Group 3 to explore the issue of management and administration of a community college. After the students’ presentation, the professor agreed with the students’ proposal. However, he would still need the students to give their thoughts on a feedback sheet about his teaching. All happily agreed. I thought the above experience from the American education was a good example of democracy in education, which I have highly valued.
The last experience was very memorable. It was on the day I came to the class to defend my doctoral thesis. When I entered the room on time as requested, I saw four examiners with formal clothes sitting and waiting for me. The chairman came to the door, greeted me, and in a friendly way asked me to take off my suit jacket and make myself comfortable. This practice was never seen in my country. The relationship between academic staff and students is much less formal and more friendly in the USA than in Vietnam.
Return to Vietnam
After my thesis defence, I said goodbye to my teachers and friends. The two close friends of mine during my study in Bloomington, Georgia (American) and Christoph Kohler (German), saw me off at the Indianapolis airport, about 70 miles from Bloomington. Christoph was very emotional, and Georgia even cried when I departed. In late May in 1974, I arrived in Vietnam in the midst of the most critical period of the war.
Almost a year later, one morning on 20th April 1975, Christopher called me from Germany to tell me that he had sent his bank account details to all international airlines in Saigon so I could immediately buy a ticket to leave Vietnam as soon as possible. But it was too late. By then no civil airlines in Vietnam were functioning.
On 30th April 1975 the South Vietnam government gave in to the northern Communists. From then on, memories of my teachers and friends throughout my 20 year learning journey drew to an end.
____________________________________________
[1] Like any other village in my area, most of the adult people had very little or no education. In my village there were a few older people who could read and write Chinese characters and some Vietnamese. They normally earned a living by practising traditional medicine or opening a small private school to teach basic Vietnamese to young pupils before they went to the primary school run by the government in the district’s capital city. The main objective of this type of school by that time was to give some students in the village some reading and writing skills befoe they went to the primary school. At school, the common practice was that the older pupils helped the younger ones. To the younger pupils the teacher was more or less a supervisor.
[2] There was only one class, and one teacher, with students from five to six years of age.
[3] During the French colonial period, Vietnam followed the French education system. Primary School consisted of five years, from Grade 5 up to Grade 1 (5, 4, 3, 2 and 1), which is compatible with the current first to fifth year (1, 2, 3, 4 and 5), Similarly, Junior High School consisted of four years, from 7 up to 4 (7, 6, 5 and 4), and Senior High School consisted of three years (3, 2 and 1), compatible with current years 10, 11 and 12. Thus, from the mid-1960s, the numbering of grades became similar to that of many school systems in the West.
[4] Nghẹt died – more than seven or eight years ago – in his hometown Phò Trạch, the northern town of Thừa Thiên Huế province.
[5] According to the French education system, there are many Faculties in a University, similar to the US, UK, Canada, and Australia. It is different from the current system in Vietnam.
[6] By that time each Certificate required one year of study. A Bachelor of Arts (BA) consisted of a one-year Foundation Certificate and 4 other Certificates.
[7] Vietnamese literature written in Nôm (demotic script). It combined 2 or 3 Chinese characters to write a Vietnamese word. Nowadays the Nôm is no longer used.
[8] Issued by the Ministry of Education on 21/05/1964, No. 25-GD/CNVK/H.
[9] Trần Thị Thương, a brilliant expert at the Department of Planning and Educational Regulations at the Ministry of Education.
1 thought on “Hồi Ký Nguyễn Xuân Thu: Chương 2: Những chặng đường học tập | Chapter 2: My Education Journey”