
GS Nguyễn Xuân Thu
Hồi Ký:
Hành Trình Từ Trường Làng
Đến Đại Học Quốc tế RMIT Việt Nam
Journey from a Village School to the
RMIT International University Vietnam:
A Memoir
Đứa trẻ mồ côi
Ba tôi mất lúc tôi còn rất bé, có lẽ chưa tới năm tuổi, vì thế tôi không có nhiều kỷ niệm về ông. Ký ức đầu tiên mỗi lần nhớ đến ba tôi là lúc ông bị một người chú trong họ đuổi chạy quanh gốc một cây mít trước nhà và lần sau cùng là lúc ba tôi mất khi ấy tôi được mặc áo tang vui vẻ ngồi nhìn mọi người khóc bên quan tài. Tôi không còn nhớ khuôn mặt của ba nhưng nghe người ta nói rằng tôi rất giống ông. Người ta còn nói ông là người rất giỏi chữ Hán và đặc biệt là ông viết thứ chữ này rất đẹp. Sau khi ông mất trong nhà còn rất nhiều sách chữ Hán bằng giấy dó[1] và những người hàng xóm thỉnh thoảng đến xin một vài quyển để làm giấy vấn thuốc hút. Tôi cũng được nghe nói ông thường hay uống rượu, đánh bạc và ngao du với bạn bè trong nhiều làng lân cận. Ông kiếm sống bằng nghề dạy học tại nhà và chữa bệnh cho người trong làng. Ngoài ra tôi không biết gì thêm về ông, kể cả tên tuổi của ông bà nội tôi.
Ba tôi có hai người vợ. Người vợ đầu có với ba tôi hai người con, một gái là chị Liễu và một anh trai tên Chút[2]. Sau khi bà mất một thời gian thì ba tôi cưới mẹ tôi, người quê ở Ba Đồn, phần đất ở phía bắc của tỉnh Quảng Bình giáp giới với tỉnh Hà Tĩnh. Đến bây giờ tôi vẫn không biết duyên nợ nào họ gặp nhau. Mẹ tôi sinh ra được bốn người con. Chị cả tên Em, chị thứ hai là Luyến[3], tôi và một đứa em trai tôi không nhớ tên. Lúc được một hai tuổi gì đó thì em tôi mất vì bị bệnh.
Ít lâu sau khi ba tôi mất, mẹ tôi cho tôi đi học với một thầy giáo làng tên Huy. Trong làng tôi thời ấy có ít trẻ con thuộc lứa tuổi của tôi được đến trường. Mẹ cho tôi đi học vì bà không muốn lớn lên tôi sẽ phải bị bắt làm “xâu”, một lớp dân cùng đinh phải phục dịch mọi chức sắc trong làng và còn bị đánh đập, chửi mắng thậm tệ. Phần khác bà muốn tôi đến trường để bà còn rảnh rang làm lụng trong vườn nuôi ba chị em chúng tôi.
Nhà tôi không có ruộng, chỉ có khoảng bốn sào đất vườn trồng khoai, môn, sắn. Trong vườn còn có cau, trầu, chè, mít, ổi, bưởi và có hai cái ao nhỏ. Công việc làm vườn chỉ có mẹ tôi và chị đầu của tôi lúc ấy khoảng 10 tuổi phụ giúp. Chị Liễu và anh Chút con của bà vợ đầu của ba tôi đi ở đợ cho những người trong làng và thỉnh thoảng năm ba tháng mới ghé về nhà thăm và chỉ ở lại một đêm rồi đi. Chẳng biết sao mẹ tôi có ác cảm rất lớn đối với hai anh chị cùng cha khác mẹ của tôi. Ngược lại tôi rất thương họ, đặc biệt là anh Chút. Mẹ tôi không hề nói cho tôi biết bất cứ một điều gì về ba tôi cũng như về quá khứ của bà. Từ lúc bà mất, mấy chị em chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với gia đình bên ngoại.
Mẹ tôi có bề ngoài khá duyên dáng. Nhiều người trong làng rất quý bà, thường gọi bà là bác “Phó”, có lẽ vì ba tôi lúc còn sống có làm phó cho một chức sắc nào đó trong làng. Mỗi lần đi chợ hoặc đi thăm bà con, mẹ tôi thường mặc áo dài nhuộm nâu và có mảnh vá ở vai bằng vải màu trắng. Trong những đêm mùa hè oi ả, mẹ tôi thường ngồi ăn trầu và quạt cho tôi ngủ. Trong một thời gian dài của tuổi thơ, tôi được yên giấc trong vòng che chở của mẹ. Thời thanh bình ấy kéo dài không lâu.
Làng tôi gần đường quốc lộ số 1. Địa thế gồm phần đất thấp ở dưới dốc và vùng đất cao ở trên dốc. Khoảng giữa năm 1947, lúc lính Pháp đến đóng đồn ở Hồ Xá, cán bộ Việt Minh vận động dân trong làng xây “Hàng rào Chiến đấu”[4]. Nhà tôi ở dưới dốc, ngoài Hàng rào Chiến đấu nên ban ngày do “địch” kiểm soát. Còn phần phía sau Hàng rào Chiến đấu có dân quân du kích canh gác cẩn mật. Nếu có lính Tây đi vào làng là có báo động để dân làng kịp thời trốn chạy vào các làng ở vùng sâu. Dân chúng sống trong vùng ngoài hàng rào chiến đấu chịu ách một cổ hai tròng. Ban ngày thì lính Tây đi lùng, bắt người khả nghi, hãm hiếp đàn bà con gái. Còn ban đêm thì do du kích và cán bộ Việt Minh kiểm soát, hạch hỏi, thu thuế, thủ tiêu những người họ nghi ngờ.
Mẹ tôi qua đời lúc tôi lên 13 tuổi sau gần một tuần lâm bệnh. Tôi trở thành đứa bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người chị cả của tôi tên Em lúc này là một thiếu nữ 18 tuổi, khá xinh xắn. Nếu ở vào thời buổi bình yên thì chị có thể đi làm thuê hay buôn bán kiếm đủ tiền nuôi tôi và chị Luyến của tôi. Nhưng lúc ấy là thời chiến tranh đang rất khốc liệt. Thành thử chị phải đi lánh vào các làng trong vùng xa đồn Tây và năm mười hôm mới về nhà thăm chúng tôi một lần vào buổi tối và mang về cho chúng tôi một ít khoai, sắn. Ở nhà còn lại chỉ có chị kế tôi và tôi. Quá đói, người tôi tiều tụy, gầy nhom. Tôi thèm từng hạt cơm rơi, từng miếng vỏ khoai lang cho heo ăn của hàng xóm. Đây là thời gian tôi và chị kế của tôi đói và bệnh triền miên. Trước mắt, tương lai hai chị em tối mịt.
Những kỷ niệm thời tuổi thơ
Kỷ niệm còn để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cuộc cắm trại do trường tổ chức tại một địa điểm trong làng không xa nhà tôi bao nhiêu. Lúc đó tôi mới lên 7, 8 tuổi gì đó, nên chị tôi phải dắt tôi đi bộ đến địa điểm cắm trại. Tuy nhà thuộc loại nghèo nhưng mẹ tôi đã cố dành dụm khá lâu để có thể mua cho tôi các thứ thức ăn tươm tất hơn ngày thường và các thứ cần thiết cho ba ngày cắm trại. Hôm đầu tiên thật tuyệt vời, tôi thỏa thích vui chơi với chúng bạn. Nhưng đến tối tôi nhớ nhà quá sức và cứ khóc mãi cho đến lúc chìm vào giấc ngủ. Sáng hôm sau trong lúc tôi đang ngồi ủ rũ thì thấy chị tôi đến xin cho tôi về nhà vì mẹ tôi nhớ tôi quá. Gặp lại nhau chỉ sau một đêm và chưa đến hai ngày, thế mà cả hai mẹ con đều khóc nức nở. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi xa nhà.
Rồi những đêm mùa hè nóng nực, mẹ tôi ngồi miệng ăn trầu còn tay thì cầm chiếc mo cau quạt cho tôi ngủ, những giấc ngủ thật an lành và hạnh phúc khiến cho tôi hơn mấy chục năm sau vẫn không thể nào quên được hình ảnh của mẹ. Hồi ấy vì còn quá nhỏ, chưa bao giờ tôi dám hỏi điều gì về mẹ, nhưng tôi có cảm giác bà có một quá khứ không mấy vui vì giữa hai giấc ngủ tôi thấy mẹ thường ngồi tư lự, ánh mắt xa vắng và buồn rầu. Mẹ tôi có một đời chồng và có một người con trai trước khi bà lấy ba tôi. Tất cả quá khứ ấy đều đã xảy ra tại quê của mẹ, ở tận ngoài sông Gianh, nơi tôi chỉ có một lần theo bà về thăm lúc tôi còn rất bé và quê tôi còn thanh bình. Có lẽ chị Em của tôi có biết đôi chút về gia đình của mẹ, nhưng cho đến ngày chị mất, tôi chưa bao giờ có dịp để hỏi chị.
Tôi biết mẹ tôi rất thương tôi vì tôi là đứa con trai duy nhất của mẹ. Mẹ tôi thương tôi đến nỗi trong lúc hấp hối bà vẫn còn trối trăn rằng bà sợ rồi sẽ không còn có ai để chăm lo cho tôi, tôi sẽ đói và khổ. Thế rồi bà ra đi vĩnh viễn vào một đêm giữa mùa đông, để lại trong tôi quá nhiều nhớ thương và đau khổ đến tận cùng.
Thời đi học của tôi cũng không được êm đềm. Đó là khoảng thời gian đất nước Việt Nam có nhiều biến cố nhất. Khởi đầu là sự hiện diện của quân Nhật. Rồi máy bay Đồng minh bắn phá hàng ngày. Người bị bắn chết trên đồng ruộng, kẻ bị cháy lúc đang ngồi trong xe ôtô, có người bị bắn chết ngay tại dốc sau nhà tôi. Có lúc đang ngồi học trong lớp, nghe tiếng máy bay, chúng tôi phải vội vã chạy xuống hầm trốn. Rồi nạn đói xảy ra, người chết như rạ. Tận mắt tôi thấy xác chết mỗi buổi sáng. Chiến tranh cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của tôi. Một ngày học, năm ba ngày nghỉ. Sau khi mẹ tôi mất, tôi vĩnh viễn giã từ học đường. Năm ấy tôi mới lên 12, 13 tuổi, vừa mới bắt đầu học lớp nhì (lớp 4 bây giờ).
Có một ký ức về chiến tranh cứ ám ảnh tôi mãi cho đến bây giờ. Đó là cái chết và bị thương của năm người dân trong làng do quân đội Tây bắn trong lúc họ thắp đuốc đi bắt nhái ban đêm. Bốn người chết rất thảm thương còn người bị thương sáng hôm sau được cáng vào điều trị tại bệnh viện Quảng Trị. Trên đường về lại làng, một trong số mấy người tải thương bị cán bộ Việt Minh bắt và mãi mấy tháng sau anh mới được tha về. Thế rồi một hôm, lính Tây đến bắt anh và đem ra bắn trước mặt dân làng. Lính Tây bảo rằng họ có bằng chứng là anh ấy đã vẽ sơ đồ của đồn Châu Thị và trao cho Việt Minh để Việt Minh chuẩn bị tấn công. Như vậy là một đêm đi bắt nhái làng tôi mất năm mạng người. Đó là một mảng trong số vô vàn ký ức đen tối trong cuộc chiến trên quê hương tôi.
Trong nhà tù
Đến năm tôi lên gần 14 tuổi, chỉ vài hôm sau Tết Nguyên đán, tôi được tin chị Em của tôi bị lính Tây bắn bị thương và đem về nhốt trong trại tù Hồ Xá. Đồn Tây tại Hồ Xá là đồn lớn nhất tại huyện Vĩnh Linh, chỉ cách làng tôi khoảng 3 cây số. Thời gian này nhiều thanh niên và những đứa trẻ ở trạc tuổi của tôi trong làng bị lính Tây đi lùng bắn chết dần. Hôm trước nghe tin người này bị bắt hôm sau lại được tin kẻ khác bị giết.
Một hôm, lúc tôi và một đứa bạn đang đứng tại một ngã tư ở chốt gác đầu làng chiến đấu thì bị lính Tây bắn, thằng bạn đứng cạnh tôi chết ngay tại chỗ còn tôi thì thoát được. Nhưng rồi chỉ ít ngày sau tôi cũng bị lính Tây bắt tại nhà và đưa về nhốt tại đồn Hồ Xá. Chúng nghi tôi làm liên lạc cho du kích Việt Minh.
Lúc đưa về đến đồn, tôi bị hai người lính Việt Nam làm việc cho Tây thay nhau điều tra. Một người lấy dây điện thoại E8 cột vào hai ngón tay cái của tôi và người kia quay máy điện thoại. Bị điện giật, tôi khóc toáng lên vì đau đớn và sợ hãi. Họ tiếp tục quay máy điện thoại nhiều lần nhưng tôi trả lời là tôi còn nhỏ không hề làm gì cho ai cả. Tiếp đến, họ tháo dây điện thoại từ hai ngón tay của tôi ra và bỏ vào trong miệng tôi và người kia tiếp tục quay máy điện thoại. Lần này tôi té bật xuống sàn nhà và bất tỉnh. Sau nhiều lần tra tấn như thế, tôi vẫn nhất quyết nói là tôi không làm gì cho ai cả. Thực tế đúng là như thế. Không khai thác được gì, họ vẫn đưa tôi vào trại tù. Không ngờ tôi lại gặp chị tôi cũng đang bị giam tại đây.
Trại tù là một ngôi nhà chật chội, hôi hám, giam tù nhân cả nam lẫn nữ, người già lẫn trẻ em như tôi. Chung quanh nhà tù được bao bọc bằng dây thép gai và có hai vọng gác thường xuyên canh chừng tù nhân.
Cứ vài hôm có một số tù nhân mới được đưa vào và cũng cứ vài hôm có một số tù nhân được đưa ra khỏi nhà tù và không bao giờ thấy trở lại. Trong thời gian mới nhập trại, các tù nhân thường xuyên bị tra tấn, đánh đập, nhiều người bị đem ra bắn công khai trước mặt tù nhân và sau đó bị kéo xác xuống mấy cái hố đào sẵn ngay phía sau trại. Ghê sợ nhất là có những đêm khi bị lính Việt Minh bắn vào đồn, lính gác trong đồn Tây cứ chỉa súng bắn vào hướng nhà tù nơi các tù nhân chúng tôi đang bị giam giữ.
Tù nhân được cho ăn mỗi ngày ba bữa. Bữa sáng có khoai sắn. Bữa trưa và tối, được ăn cơm nấu từ gạo cũ và cá khô mặn được chuyển từ trong Nam ra. Dĩ nhiên không bao giờ đủ no. Rất nhiều tù nhân bị bệnh và có người chết vì bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng.
Hàng ngày tù nhân phải đi lao động, trừ những người bị liệt vào diện nguy hiểm, đợi điều tra thêm hoặc đợi đem đi bắn. Người khoẻ mạnh thì được đưa đi lấp đường do Việt Minh đào, phá ban đêm. Người già và trẻ con thì bị đưa đi quét dọn và làm các công việc tạp dịch trong trại. Tôi nhờ có biết một ít tiếng Pháp nên được đưa vào quét dọn và phục vụ trong câu lạc bộ hạ sĩ quan có cả nhà ăn và quầy bán rượu. Lúc đầu tôi được phân công lau chùi và rửa chén bát. Về sau họ cho tôi phụ bán rượu (bartender) trong câu lạc bộ. Công việc khá nhẹ nhàng. Nhiệm vụ chính của tôi là bán rượu và ghi chép sổ sách những người chưa trả tiền. Tù nhân làm trong câu lạc bộ này, kể cả tôi, được phép ăn những thứ dư thừa. Tôi làm việc ở đó đến ngày được tha. Tổng cộng thời gian ở tù là trên tám tháng.
Suốt thời gian ấy, chỉ có một số ít người bệnh nặng và già cả được tha về nhà. Có một số thanh niên và trẻ em từ 16 tuổi trở lên được đưa đi vào làm việc cho các đồn điền cao su ở miền Nam. Lúc ấy tôi chưa đến 16 tuổi nên có muốn đi vào Nam cũng không được.
Ra khỏi tù, bỏ làng ra đi
Đầu năm 1949, sáng ngày 30 Tết âm lịch, tôi được tha và đi thẳng đến làng Châu Thị rất gần làng tôi vì không dám về và ở lại làng ban đêm. Đến chiều cùng ngày chị Em tôi được tha về. Đêm Giao thừa ấy hai chị em chúng tôi ở nhờ nhà một người bà con trong Đồn Hương vệ[5] tại làng Châu Thị. Sáng ngày mồng một Tết, chúng tôi mới dắt nhau về nhà trong làng. Lúc ấy, chị Luyến của tôi đang bị bệnh nằm rên hừ hừ trên giường. Trong nhà hoàn toàn không có lấy một thức ăn gì, kể cả gạo hay khoai sắn. Đói và buồn, cả ba chị em chúng tôi chỉ biết ngồi khóc gần hết buổi sáng. Đến chiều, chị Em và tôi về lại đồn Châu Thị. Làng của chúng tôi lúc này bao trùm không khí chiến tranh. Một làng ở vùng “tề” thời ấy gặp rất nhiều nguy hiểm. Ban ngày thì họa lính Tây còn ban đêm thì cán bộ Việt Minh dò xét, tra hỏi, bắt bớ. Người dân là nạn nhân của cả hai bên. Người trong làng bảo nhỏ với tôi rằng tôi không thể ở lại trong làng được.
Trở lại đồn Châu Thị, tôi ở với chị Em của tôi được ba hôm, đến ngày mồng bốn Tết, tôi bỏ làng ra đi. Mãi đến nửa thế kỷ sau, cuối năm 1991, tôi mới có dịp về lại thăm làng.
____________________________
[1] Giấy rất mỏng nhưng bền, làm bằng vỏ cây dó, dùng để vẽ tranh mỹ thuật dân gian Việt Nam.
[2] Nguyễn Thị Liễu bị bệnh mất năm 1947 và Nguyễn Xuân Chút chết tại làng vì bom B 52 của Mỹ năm 1968.
[3] Nguyễn Thị Em đã mất năm 2000 lúc đó tôi đang ở Úc và Nguyễn Thị Luyến mới mất năm 2011, có tôi dự đám tang.
[4] “Hàng rào chiến đấu” do Việt Minh và dân trong làng dựng lên bằng tre để ngăn không cho lính Pháp vào làng đốt phá và hãm hiếp đàn bà con gái. Dọc Hàng rào chiến đấu có nhiều chốt gác, mỗi chốt có dân quân du kích túc trực canh gác ngày đêm.
[5] Hương vệ là một loại lính không chính quy được chính phủ Nam triều thành lập để bảo vệ hương chức trong làng và những ai không sống được trong vùng “tề”.
____________________________________
Chapter 1
Childhood
My father died when I was a little boy, probably just under five years old; so I don’t remember much about him. My first such memory was of him being chased by his cousin around a jackfruit tree in front of the house, and the last was at his death when I was wearing a funeral costume innocently watching people cry by his coffin. I don’t remember his face at all, but many people said I looked like him. He was also said to have a strong command of Chinese literature, and wrote the characters of this language beautifully. After his death, there were many books in Chinese written on dó paper[1] left in the house, and some neighbours sometimes came to ask us for some of them to make cigarette wrappings. I also heard that he would drink alcohol, gamble and socialise with the people in many neighbouring villages. He earned a living by teaching at home and giving medical treatment to the people in our village. Apart from that, I have no further information about him, not even the names of his parents. My father was married twice. From the first marriage he had two children, a daughter called Liễu and a son called Chút.[2] After his first wife died, my father married a woman from Ba Đồn village, the northern part of Quảng Bình province, which is bordered by Hà Tĩnh province, and she became my mother. Up until now I still have no clue how they met. My mother gave birth to four children. My eldest sister is called Em, the next sister Luyến,[3] followed by me (born in 1935), and then my youngest brother, whose name I don’t remember, as he died when he was less than one year old.
Not long after my father’s death, my mother sent me to study with Mr Huy, the only teacher in my village. Back then not many children of my age had a chance to go to school. My mother made such an effort partly because she did not want me in the future to be a ‘xâu’, a male servant considered as the lowest class in society who had to work like a dog for local notables under harshness and contempt. The other reason for this decision was that it would give her more time to work on her small family farm to raise her three young children.
My family did not own any farming land. All we had was a small piece of land, about 0.2 hectare, for growing sweet potato, taro and manioc. There were two little ponds and a variety of trees in the garden, such as areca tree, betel tree, tea tree, jackfruit tree, guava trees and grapefruit trees. The gardening work was done by my mother and my eldest sister, who was then about 10 years old. Liễu and Chút, the two children of my father’s first wife, had to work as servants for families who owned farms in the village, so they only visited us once in a while for a night each time. I couldn’t understand why my mother had some antipathy towards them whilst I loved them dearly, especially my half brother Chút. My mother did not tell me anything about my father or about her own past. Since her death, my sisters and I lost contact with all the relatives on her side.
My mother had a charming look. She was popular in the village, and was respectfully addressed as “Bác Phó” (Mrs Deputy), probably because my father used to be a ‘Deputy’ to some dignitary in the village. She normally wore the traditional brown áo-dài shouldered in white cloth whenever she went to the market or visited her relatives. On hot summer days she cooled me with a hand-held fan while chewing betel leaves. For a long time in my childhood, I was safe within her protection. Yet such peaceful times did not last very long in my village.
My village was situated near National Route 1. It spanned across a lower and an upper area of the hill.[4] Roughly in mid 1947, when the French soldiers were stationed in Hồ Xá, the Việt Minh cadres exhorted the village people to build up a ‘fighting fence’.[5] My house was located in the lower area, outside the fighting fence area, so we were under the control of the ‘enemy’ during the daytime. The area behind the fighting fence was under close watch by the local guerrilla force. When the French soldiers were detected close by, the locals would be alerted to evacuate into the villages far down in the jungle. Thus those who lived outside the fighting area were under two yokes at the same time. During the day, the French troops hunted the suspects and raped village women. At night, the local guerrillas and the Việt Minh cadres examined the village, collected ‘donations’ and even killed those they thought to be dangerous.
My mother died when I was 13 years old, after a week suffering from a disease. I became an orphan. My eldest sister, Em, was a pretty 18 year-old. Had it been during peace time, she could have earned sufficient money to support me and my sister Luyến, either by getting a job or by becoming a small vendor. Yet the war was in its critically violent phase in the village, so she had to take refuge in villages far away from the French troop garrisons, and could only drop by occasionally to bring us some sweet potato or manioc. Only my elder sister and I were left in the house. I was starving and became physically fragile. I even sometimes assuaged my hunger with dropped grains of rice or pieces of sweet potato skin intended for pigs. These were the days my sister and I suffered from both hunger and disease. We could expect only a gloomy and grim future ahead.
Childhood memories
An indelible memory was when I went on a camping trip organized by my school to a place not very far from my house. At that time I was only 7 or 8 years old, so my sister had to walk me to the camping site. Although we were poor, my mother persistently saved up every penny to buy me special food and other necessities for a 3 day trip. The first day was amazing, playing with my friends. But at night I suddenly turned homesick and cried long into my sleep. The next morning, while I was sitting alone and sad, my sister came and asked the teachers to allow me to return home. My mother also missed me very much. We had only been away from each other for a night and hardly two days, but we were both in tears meeting again. This was the first time I had been away from home.
I always remember my mother chewing betel leaves while patiently waving against the summer night heat with a fan made of the blade of an areca leaf to make sure I was enjoying a good sleep. For more than 30 years afterwards the effect of these happy and peaceful nights was as strong as the imprint of my mother in my mind. At that time I was too young to know much about my mother’s life, but I had a feeling that her past was not a happy one, for during some intermittent sleep I often caught her staring into space with a distant look and sorrow. I heard vaguely that my mother had already been married before remarrying my father and had a son whom I had never met. This had happened in her home town near the Gianh river, where she once took me when I was very little and the war had not approached our region. Perhaps my sister Em knew something about my mother’s family, but I never had a chance to ask her about that before her death in 2000.
I know that my mother cared most for me because I was her only son. She loved me so much that her last words were her concern that no one would take care of me, and that I would be hungry and miserable. Then she passed away on a wintry midnight, leaving her only son and two daughters behind with bitter grief.
My school life was not very smooth. It was a most eventful time in Vietnam, first because of the presence of the Japanese troops. Then came the daily bombing of the Allied fighters. People were killed on the paddy fields, got burned in cars and shot to death on the hill right behind my house. Sometimes in the middle of the lesson at school all students had to hurry and run down to the trenches on hearing the fighters approaching. Then came the famine that killed thousands of people in one sweep. I witnessed dead bodies every morning. The war also took its toll on my school life. The cancelled classes outnumbered those that were not. My mother’s death also meant I could not continue with my schooling. That year I just turned 12 or 13, and was supposed to start the second year of primary education (equivalent to the 4th grade now).
There was one memory about the war that still haunts me. It was the tragic death of five village people who were killed by the French troops when they were hunting for frogs with their torches at midnight. Four were shot to death immediately, and one was killed later by the French. The story was that after leaving Quảng Trị hospital, on the way back to their village, one of those who carried their wounded friend was held captive by the Việt Minh troops and got released only months later. One day, the French troops caught him in Châu Thị village and shot him to death in front of the villagers. They said that they got evidence of his showing the map of Châu Thị military station to the Việt Minh troops so the Việt Minh could prepare for their attack. The tragic frog-hunting night that took away 5 lives was one of the darkest memories of the war in my homeland.
In prison
When I was almost 14 years old, only some days after the Lunar New Year, I was informed that my sister Em had been wounded by the French troop and was imprisoned in a French military station at Hồ Xá town. This was the biggest army garrison in the Vĩnh Linh district, which was about 3km away from my village. During this time many teenagers and those of my age were hunted down and killed by the French troops. News of deaths and imprisonments of these young people arrived daily.
One day when a friend of mine and I were standing at a crossroads of the fighting fence near the guard post leading to my village, the bullets took away his life in an instant and almost got me when I was escaping. Then, only a few days later, the French troops caught me at home and imprisoned me in the Hồ Xá garrison. They suspected that I was a messenger for the Việt Minh guerrillas.
At the garrison, I was successively investigated by two Vietnamese sergeants working for the French army. One of them tied my two thumbs with an electric wire and the other dialled the E8 telephone. Being shocked, I screamed in fear. They continued dialling several times, but I kept telling them that I worked for no one. After that, they untied my thumbs and put the wire into my mouth and dialled the telephone again. This time I collapsed onto the floor. Time after time my answer was still no, and in truth it was the case. After the torturing investigation, they put me in prison. And it was there that I unexpectedly met my sister.
The prison was a smelly and stuffy house, and all were crammed into it regardless of their age or gender. It was surrounded by a spiked steel fence and closely guarded by two watch towers.
Every other day some new villagers were imprisoned and some were taken out without any trace of return. During the initial stage of imprisonment, the prisoners were exposed to constant torture. Some even got shot in front of others and buried in the ready-made hole behind the garrison. Each time the Việt Minh attacked the station it gave us the most horrifying nights, because at the same time the French troops at the prison were also their target .
The prisoners were fed three times a day, with steamed manioc or sweet potato for breakfast. Meals were served with stale rice and dried fish transported from the South. Many prisoners contacted diseases or died of malnourishment.
The prisoners, except for those black-listed for further investigation or capital punishment, had to work every day. The healthy ones had to reconstruct the roads destroyed during the night by the Việt Minh guerrillas. The aged and children had to do the cleaning or other logistic tasks. Since I could speak a little French learnt from school, I was assigned to work in the non-commissioned officers’ club, which had a canteen and a bar. My task at first was cleaning the canteen and washing dishes, and later I became the bartender. This latter task was less toilsome, because all I had to do was selling wine and other types of drinks and recording debts owed by clients. Prisoners who worked in this club, including me, were allowed to eat leftover food. I worked here until I was released. In total my imprisonment lasted over 8 months.
During the imprisonment, only some very old and diseased persons were sent home. Young people from 16 years of age were sent to work in the rubber plantations in the South. At that time I was under 16 years old, so I could not go to the South even if I had wished to do so.
Leaving the village after the release
In early 1949, the morning before the first day of the Lunar New Year, I was released, and I went directly to Châu Thị village near my home village,[6] fearing that the Việt Minh might kill me if I returned home. My sister Em also got home in the late afternoon of the same day. On the first day of the Lunar New Year, she and I went back to the village. Opening the door, we found our sister Luyến lying sick in bed, without any care. There was no food in the house, not even rice or manioc. The situation was so miserable that three of us cried almost all day. In the late afternoon, Em and I returned to Châu Thị station. The destructiveness of war was evident all over my village. Being a ‘half-pacifier’ village meant it was between a rock and a hard place. It was threatened by French troops during the day and harassingly inspected or arrested by Việt Minh at night. The common people became victims of both sides. The village people advised me that I should not stay in this place any longer.
I came back to the Châu Thị station and stayed there with my sister Em for 3 days. I left the village on the fourth day of the Lunar New Year and did not return to my birth place until half a century later, in late 1991.
______________________________________
[1] A thin but durable paper made from the pulp of a tropical papyrus plant.
[2] Nguyễn Thị Liễu died of disease in 1947 and Nguyễn Xuân Chút was killed in the village by an American B52 bomber in 1968.
[3] Nguyễn Thị Em died in 2000 when I was in Australia and Nguyễn Thị Luyến passed away in 2011.
[4] This route runs from Ha Noi to Sai Gon. It crosses my village, which was called Đơn Duệ (now Đơn Thạnh), in the Vĩnh Linh district, the northern district of Quảng Trị province, bordering Quảng Bình province.
[5] Built with bamboo stakes by the village people under the supervision of Việt Minh cadres to prevent the French troops entering the village.
[6] There was a small para-military station in Châu Thị village where the people were living under the protection of para-military soldiers.