
Bức ảnh đại biểu Ban Hướng Dẫn GĐPT Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt (tại miền Nam)
chuẩn bị tham dự Đại Hội GĐPT Toàn Quốc năm 1961 | Ảnh tư liệu AHGĐPTVN
Mục Lục
Khai từ | trang 5
I. Những nhân tố hình thành GĐPTVN | 8
II. Những thời kỳ tiến triển | 9
1. Thời kỳ sơ Khởi | 9
2. Thời kỳ phôi thai | 9
3. Thời kỳ phát triển | 16
4. Thời kỳ hình thành GĐPT Việt Nam | 19
a.- Đại hội Huynh Trưởng GĐPT lần thứ nhất | 19
b.- Đại hội Huynh Trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ 2 | 22
c.- Đại hội Huynh Trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ 3 | 23
5. Thời kỳ thống nhất GĐPT Việt Nam | 25
6. Thời kỳ khó khăn trong nước và phát triển ra nƣớc ngoài 34 III. Hiệu quả | 75
IV. Kết luận | 80
__________________________________
Khai từ
Khi tôi học Thế giới sử trong những năm Đệ nhị cấp, giáo sư Nguyễn Khánh Nhuần (hiện nay định cư ở Seattle, Washington State) nói một câu chuyện liên quan tới Sử:
“Có một sử gia Pháp, một hôm vào buổi sáng, sau khi ăn điểm tâm, ông dùng cà phê thì hết thuốc hút, ông sai một người bồi (người giúp việc trong nhà) đi mua thuốc lá, trong khi chờ đợi, ông bước ra ban-công nhìn xuống sân nhà, có người làm vườn đang tỉa nhánh, cắt lá cây cảnh.
Bỗng nhiên ông nghe âm thanh vang dội của hai chiếc xe đụng nhau, ông theo dõi từ khi tai nạn xảy ra, xe cứu thương tới cho đến khi xe cứu thương chạy đi, người hiếu kỳ tan hàng.
Anh bồi mua thuốc về, nại lý do về trễ vì có hai xe đụng nhau tại ngã tư, cạnh nhà, xe cứu thương đến chở một chết một bị thương.
Sử gia không tin anh bồi nên gọi người làm vườn hỏi, anh làm vườn cho biết chính mắt anh ta thấy xe cứu thương tới chở hai người tài xế bị thương đi bệnh viện.
Còn ông, ông nhìn thấy cả hai anh tài xế bị thương, một anh bị thương nhẹ được băng bó tại chỗ, còn anh kia bị thương nặng, được đặt nằm trên băng-ca đưa lên xe cứu thương với một người đi theo.
Sử gia kia kết luận rằng: “Những gì chính mắt mình thấy khác với những gì người khác kể lại, vậy viết những gì mà mình không thấy làm sao bảo đảm đó là sự thật?”
Từ đó Sử gia người Pháp kia bỏ không viết sử nữa. Ông Nguyễn Khánh Nhuần kết luận: “Muốn viết sử cho đúng, phải đợi qua khỏi 50 năm sau, lúc ấy những người trong cuộc, những kẻ liên quan không còn nữa, sự thật mới có thể viết được.”
Cho nên một cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu, mỗi người viết khác nhau, tại sao bị trói, bị đâm rồi còn bị bắn ? Tại sao có người viết đoàn xe chạy thẳng, có kẻ viết chiếc xe tank tách đoàn, ghé vào Tổng Nha Cảnh Sát, 20 phút sau mới quay ra nhập vào đoàn.
Ngày xưa ở Trung Quốc, viết sử là một Sử quan viết sự thật ghi lại thịnh suy, hưng vong của một nước. Thời đại ấy có những Sử quan dám đem đời mình để viết cho đúng sự thật, Chẳng hạn như khi Thôi Trữ giết vua Tề, thái sử nước Tề viết: “Thôi Trữ giết vua của mình là Trang Công”. Quan thái sử ấy bị giết, người em lên thay vẫn giữ nguyên câu văn, lại bị giết. Người em kế xin lên thay chức sử quan, cũng viết như vậy không thêm bớt một chữ. Thôi Trữ sợ không dám giết Sử quan nữa.
Lã Bất Vi, được Trang Tương Vương phong là Văn Tín Hầu ăn thuế mười vạn hộ, khi Thủy Hoàng Đế lên ngôi phong làm Tướng quốc, gọi là Trọng phụ. Thời đó ở các nước như Ngụy có Tín Lang Quân, Triệu có Bình Nguyên Quân, Sở có Thân Xuân Quân, Tề có Mạnh Thường Quân, họ đều đua nhau quý trọng kẻ sĩ. Lã Bất Vi có tiền của, muốn như các người kia, nên đón mời các kẻ sĩ trong thiên hạ có đến ba ngàn khách trong nhà, ông nhờ những khách ấy soạn ra những điều mình biết thành tám Lãm, sáu Luận, mười Kỹ gồm trên mười vạn chữ, cho là ghi đủ hết các sự vật trong trời đất, thiên hạ, đặt tên sách là Lã Thị Xuân Thu bày ở chợ Hàm Dương đặt thưởng nghìn lạng vàng cho ai có thể thêm bớt một chữ.
Đó là ngòi bút của Tư Mã Thiên viết trong Sử Ký để ghi đậm nét, quyền thế, giàu sang và tính con buôn của Lã Bất Vi, vì ông đã được lãi khi buôn được vua Tần Thủy Hoàng. Nhưng cuối cùng, năm thứ mười đời Tần Thủy Hoàng ông phải uống thuốc tự tử.
Đức Phật của chúng ta, Ngài khuyên những người thuộc Bộ tộc Kalama ở Kesaputta như sau:
“Này các Kalama, chớ có tin vì nghe lời thuật lại, chớ có tin vì theo truyền thống, chớ có tin vì nghe những lời đồn. Đừng để bị dẫn dắt bởi uy quyền của kinh điển, bởi luận lý siêu hình, hay bởi sự xét đoán bề ngoài. Đừng để bị lôi cuốn bởi những gì có vẻ đáng tin, bởi thích thú trong những quan niệm võ đoán, hay bởi ý nghĩ “Đây là thầy ta”… Nhưng này các Kalama, khi nào các người tự mình biết rằng các pháp ấy là thiện, là tốt, được người có trí tán thán, các pháp này nếu được chấp nhận và thực hiện thì sẽ đem lại hạnh phúc và an lạc.“ (Tăng Chi Bộ Tập I, Kinh Các vị ở Kesaputta) Cho nên…
Không phải vì có một quá trình vàng son, với những thành quả sáng chói, nên cần phải viết lại từng chặng đường đã qua của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam. Lại càng không phải viết để tô son điểm phấn làm cho Gia Ðình Phật Tử Việt Nam được danh tiếng hơn.
Viết, chẳng qua là để ghi lại những thời kỳ đã qua, để cho những người muốn tìm hiểu về Gia Ðình Phật Tử, có thể có những dữ kiện khách quan, nhờ đó người ta mới đánh giá được thực chất của đoàn thể này, cũng như những người đi sau, biết được rõ ràng nguồn gốc, quá trình hoạt động của nó, để từ đó rút ra được những bài học cho tổ chức và bản thân.
Ðây chỉ là bài khởi thảo, chắc chắn có những điểm cần phải thẩm định lại.
__________________________________
Cư Sĩ Phúc Trung, thế danh: Huỳnh Ái Tông.
Ngày tháng năm sanh: 13-5-1941 tại làng Bình Thủy, Tổng Định Thành, Huyện Châu Thành, Tỉnh Long Xuyên .
Học lực: Đại Học
Nghề nghiệp: Giáo sư Chuyên Nghiệp Đệ Nhị Cấp
Quá trình hoạt động:
Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử (1959)
Phó Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Vạn Hạnh, Nhiệm kỳ 1 & 2 (NK 1964-65, 1965-66)
Giáo sư Trung Học Kỹ Thuật Ban Mê Thuộc, Nguyễn Trường Tộ Sàigòn (1966-1974)
Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ Sàigòn (1974-75)
Hiệu Phó Trường Kỹ Thuật Nghiệp Vụ (1982)
Giáo viên Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức (1984)
Sĩ Quan Trừ Bị QLVNCH (Khóa 27-1968)
Sĩ quan Quân Cụ, Đại Đội Bảo Toàn, Tiểu Đoàn 21 Tiếp Vận. (1969)
Học Tập Cải Tạo (Trãng Lớn, Cà Tum : 1975-1977)
Chủ Biên: Nguyệt san Phật Học (1995)
Trang chủ: Ái Hữu GĐPT Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại (1998)
Tác giả sách giáo khoa kỹ thuật:
– Kỹ Nghệ Họa Lớp 9, Chiêu Dương Xuất Bản (1971)
– Bài Tập Kỹ Nghệ Họa Lớp 8, 9. Khai Trí Xuất Bản (1972)
Các tác phẩm Văn học:
– Hò Miền Nam
– Văn Học Miền Nam (1623-1954)
– Báo Chí và Nhà văn Quốc ngữ Thời sơ khởi
– Văn Học Miền Nam 1954-1975 – 7 Tập
– Hai Mươi Năm Văn Học Miền Bắc 1954-1975 – 5 Tập
– Văn Học Việt Nam Cận và Hiện Đại – 7 Tập
– Các nhà văn Bắc, Trung làm báo ở Nam
Các tác phẩm nghệ thuật:
– Tân nhạc Việt Nam – Tập 1: Nhạc sĩ
– Tân nhạc Việt Nam – Tập 2: Ca sĩ
-Tìm hiểu về sân khấu Cải lương
Truyện ngắn, ký:
– Một thời đã qua
– Thế Sự
– Trên Cành Chim Hót
– Truyện Của Tôi
– Dấu Xưa
– Rồng Hiện
– Chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ
Linh tinh:
– Thà chết vinh hơn sống nhục
– Tìm học Triết học Tây phương – 2 Tập