
Phóng sinh vốn mang hàm ý rằng từ bỏ sát sinh, cứu vớt sinh mệnh. Phóng sinh có hai loại, phóng sinh tuỳ duyên và phóng sinh tập thể.
Phóng sinh tuỳ duyên tức là trong trường hợp không có tính toán gì, cứu vớt những sinh linh sắp lâm vào cảnh chết chóc. Tuỳ duyên phóng sinh mang ý nghĩa thúc đẩy lòng từ bi, coi chúng sinh là bình đẳng với nhau,. Không khoe khoang, không vẽ vời về những điều vừa làm. Loại phóng sinh thứ hai là phóng sinh Tập thể là do tín đồ cùng bỏ tiền, mua chim chóc động vật, tổ chức pháp hội Phóng sinh, trả về tự nhiên. Hiện nay phần đa người ta phóng sinh là phóng sinh tập thể. Cả hai loại phóng sinh này đều nhấn mạnh đến việc phóng sinh có tính hợp lý và phóng sinh có tính tất yếu hay không!
Lợi ích của việc phóng sinh là có nhưng hiện nay những biến thể của nó chỉ thấy hại mà ít thấy lợi.
Phóng sinh biến thành một hoạt động thương mại mà không còn là ý nghĩa ban đầu, đặc biệt là thời gian vận chuyển đến địa điểm phóng sinh xa xôi, lại thêm những nghi thức phóng sinh lề mề, tạo nên không ít cái chết trước khi kịp phóng sinh, đi ngược với ý nghĩa của Phật giáo. Đấy là chưa kể đến chim vừa bay ra đã bị lưới giăng, cá vừa thả ra đã lên chảo!
Phóng sinh và việc bảo hộ sinh thái không có, dẫn đến cá chết, chim chết bởi chính việc phóng sinh và phá hoại cân bằn sinh thái. Rùa đỏ, chép vàng, sẻ nhỏ, khắp nơi chỉ thấy hỗn loạn. Phóng sinh từ việc đơn thuần là bớt tạo sát nghiệp, nay lấy cân nặng và số lượng để làm tiêu chí đo đạc công đức, công đức càng nhiều thì cổ tức tương lai càng tăng!
Phật giáo ít chấp nhận sự thay đổi – gọi là nệ cổ, hoặc y cổ chế. Không có tính đối diện để giải quyết các vấn đề xã hội, Phật giáo về cơ bản giữ một thái độ tiêu cực, không quan tâm và cũng chẳng giải quyết. Phổ độ chúng sinh, lợi lạc hữu tình – các hành vi cụ thể đa phần chỉ là ở chỗ phóng sinh chim cá hay siêu độ người chết. Nếu không thay đổi được thì chẳng mấy chốc người ta chỉ nhìn thấy sự hủ hoá của Phật giáo chứ không thấy lợi ích nào từ những hành vi đó cả.
- Tựa do ST đặt