
Thanh thiếu niên nói chung và thành viên ngành thanh thiếu GĐPT nói riêng, ở độ tuổi trung học và những năm đầu đại học, ngày nay có cuộc sống rất đa đoan giữa trường lớp, những buổi ngoại khóa và công việc bán thời gian. Thật đáng khích lệ khi anh-chị-em có thể tranh thủ thời gian của mình cho những sinh hoạt khác. Nhiều lam viên ở trang lứa này cũng đã cố gắng để dành thời gian tham gia hoặc làm tình nguyện viên cho các tổ chức phi lợi nhuận. Nghiên cứu cho thấy nhiều cơ hội phục vụ cộng đồng hay hoạt động xã hội mang lại lợi ích cho bản thân của anh-chị-em, cũng như cho cộng đồng tập thể mà mình đang phục vụ.
Lợi ích của công tác xã hội hay phục vụ cộng đồng là gì?
Thực hiện công tác xã hội hay phục vụ cộng đồng đã được chứng minh là mang lại một số lợi ích cho thanh thiếu niên trước, trong và thậm chí sau những năm học trung học/đại học. Lợi ích của hoạt động này có thể có tác động toàn diện đến cuộc sống của anh-chị-em—về mặt chuyên môn (kỹ năng), giáo dục và cá nhân.
Về sự Chuyên nghiệp
Các công tác phục vụ cộng đồng hay xã hội mà chúng ta tham gia thực hiện trong những năm của độ tuổi thanh thiếu niên có thể mang lại lợi ích khi bắt đầu tìm kiếm công việc làm. Những hoạt động này trau dồi những kỹ năng quý giá mà chúng ta không thể học được trong lớp học. Ví dụ về những kỹ năng như giao tiếp tốt hơn, làm việc nhóm, sáng tạo, giải quyết vấn đề và quản lý thời gian, vì hầu hết những nơi tuyển dụng nhân công có xu hướng tìm kiếm ứng viên có kỹ năng trong các lĩnh vực này.
Một nghiên cứu do Corporation for National and Community Service thực hiện cho thấy việc có kinh nghiệm tình nguyện viên trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp tăng cơ hội tìm được việc làm lên 27%. Những ai hoàn thành bậc trung học hoặc đại học thường thấy rằng mình chưa có được nhiều kinh nghiệm làm việc. Điều chúng ta không nhận ra là trải nghiệm từ việc phục vụ động đồng, xã hội cũng có giá trị như vậy. Những kỹ năng đã học được từ đó dễ dàng áp dụng trong công việc sinh kế. Kết quả là, liệt kê các hoạt động phục vụ cộng đồng trong sơ yếu lý lịch của mình có thể có lợi thế hơn những ai không có.
Thêm nữa, điều này tạo ra những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp sau này trong cuộc sống. Các mối liên hệ được hình thành thông qua hoạt động xã hội thường dẫn đến thư giới thiệu, tài liệu tham khảo và trợ giúp tìm kiếm cơ hội việc làm tốt và phụ hợp hơn. Chí ít, nhờ nó chúng ta có thể thực hành kỹ năng kết nối mạng của mình. Đây sẽ là một lợi ích to lớn cho chúng ta trong suốt cuộc đời.
Về mặt giáo dục
Ngoài lợi ích nghề nghiệp, còn có rất nhiều lợi ích về giáo dục khi phục vụ. Một nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu hệ điều hành giáo dục quốc gia, phát hiện ra rằng những nhân tố từng tình nguyện tham gia phục vụ cộng đồng, xã hội học tốt hơn các môn đọc, lịch sử, khoa học và toán cũng như có nhiều khả năng hoàn thành quá trình học hành. Điều này là do chúng ta có thể đem những học hỏi ở trường áp dụng như thế nào vào thực tế, khiến có thêm hứng thú với những gì đang học.
Kinh nghiệm tình nguyện cũng có thể mang lại cho sinh viên lợi thế trong tuyển sinh đại học và các chương trình học bổng. Việc tuyển sinh vào các trường cao đẳng và đại học đã trở nên cạnh tranh hơn trong những năm qua. Các dự án dịch vụ học tập được liệt kê trong đơn đăng ký đại học mang lại cho sinh viên lợi thế hơn những người khác. Nhiều học sinh bắt đầu phục vụ ở trường trung học, nhưng những học sinh phục vụ sớm hơn thậm chí còn có lợi thế lớn hơn. Kinh nghiệm lâu năm của họ thường giúp nắm giữ các vị trí cao hơn trong tổ chức mà họ đang phục vụ. Điều này chứng tỏ ấn tượng đối với các trường đại học đang tìm kiếm những sinh viên có trách nhiệm, chăm chỉ để tuyển chọn.
Tương tự như vậy, sinh viên có thể kiếm được học bổng thông qua các chương trình phục vụ cộng đồng. Đây là một cách tuyệt vời để sinh viên thể hiện sự khác biệt và gây ấn tượng với các nhà cung cấp học bổng bằng cách thể hiện sự quan tâm của họ trong việc giúp đỡ cộng đồng. Bất kể học bổng có được dán nhãn là học bổng “phục vụ cộng đồng” cụ thể hay không, sinh viên sẽ có cơ hội được chọn cao hơn khi liệt kê kinh nghiệm tình nguyện.
Bản thân
Phục vụ cộng đồng thậm chí còn mang lại lợi ích cho sinh/thành viên viên ở cấp độ cá nhân. Thông qua dịch vụ của họ, sinh viên/thành viên có cơ hội làm việc với nhiều người đa dạng. Điều này giúp họ phát triển ý thức nhận thức xã hội. Họ học được tính kiên nhẫn và sự đồng cảm khi tận mắt chứng kiến cách họ có thể tạo ra tác động tích cực đến cộng đồng địa phương.
Công việc tình nguyện cũng cho thấy mang lại lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần cho giới trẻ. Cho dù làm việc với một nhóm người hay với thú cưng ở nơi trú ẩn động vật, điều đó có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng đồng thời cải thiện sức khỏe của một người. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con người có bản năng sẵn sàng chia sẻ cho người khác. Điều này có nghĩa là càng cho đi nhiều thì chúng ta càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Học sinh/thành viên có thể tăng cường sự tự tin thông qua cảm giác đạt được thành quả khi cống hiến thời gian của mình. Duy trì hoạt động thể chất trong khi hoạt động tình nguyện đã cho thấy làm giảm các triệu chứng đau mãn tính, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm tỷ lệ tử vong của một người.
Ngoài ra, hoạt động tình nguyện là một cách tuyệt vời để sinh viên kết bạn mới có cùng sở thích. Gặp gỡ thường xuyên với những người khác sẽ nâng cao kỹ năng xã hội của thanh thiếu niên và mang lại cho họ sự tự tin. Hoạt động tình nguyện có thể củng cố mối quan hệ của thanh thiếu niên với các thành viên trong gia đình khi mọi người cùng nhau phục vụ.
Hoạt động xã hội ảnh hưởng đến cộng đồng như thế nào?
Hoạt động tình nguyện phục vụ cộng đồng, xã hội có sức mạnh tạo ra mối quan hệ cùng có lợi giữa chnúg ta và các tổ chức trong cộng đồng. Các tổ chức được cung cấp những nhu cầu miễn phí bởi các tình nguyện viên của họ. Điều này giúp duy trì hoạt động. Đồng thời, mọi thành viên có thể cảm nhận được cảm giác vui vẻ và hoan hỷ khi đóng góp cho một mục đích có ý nghĩa.
Để tham gia vào những hoạt động xã hội hay phục vụ cồng đồng, nên bắt đầu từ đâu?
Có rất nhiều nơi, nhiều cách, nhiều việc để GĐPT tình nguyện phục vụ. Để tìm được địa điểm phù hợp, trước tiên chúng ta nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng:
“Mình muốn làm việc với ai?” – Nhiều người trong số chnúg ta có thể cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với trẻ em, trong khi những người khác lại thích làm việc với người lớn hơn. Chúng ta cũng nên cân nhắc xem liệu các em có cảm thấy thoải mái tham gia vào một hoạt động cụ thể noà không, đồng thời yếu tố cách xa nhà cũng là điều cần được tiêu liệu. Bước đầu tiên này có thể giúp chuẩn bị tốt các cơ hội tình nguyện cho mọi thành viên.
“Có cần phải cam kết tham gia thời gian bao lâu?” – Hãy xem xét nghiêm túc lượng thời gian mà một thành viên có thể cống hiến cho tổ chức. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta rõ ràng về thời lượng có thể tham gia cho tổ chức hơn là cố gắng làm quá nhiều. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 2-3 giờ phục vụ cộng đồng mỗi tuần (khoảng 100 giờ mỗi năm) có thể mang lại nhiều lợi ích nhất cho cả tình nguyện viên và tổ chức. Các tổ chức không bao giờ muốn tình nguyện viên của mình cảm thấy làm việc quá sức hoặc căng thẳng. Cuối cùng, hoạt động tình nguyện sẽ giống như một sở thích thú vị hơn là một công việc vặt.
“Mình có thể mang đến những kỹ năng gì cho công việc tình nguyện phục vụ cộng đồng xã hội?” – Mọi thành viên nên dành thời gian để đánh giá những kỹ năng của mình đã có để mang lại lợi ích cho các tổ chức mà mình sẽ phục vụ. Những kỹ năng này bao gồm nhiều lãnh vực nhưng trên hết là tính kiên nhẫn. Không có kỹ năng nào là quá nhỏ hoặc không đáng kể. Các tổ chức cần tất cả mọi giới. Biết được những kỹ năng đặc biệt mà chúng ta sở hữu sẽ giúp nhìn ra được nơi nào cần chúng ta.
“Chúng ta quan tâm đến điều gì?” – Tổ chức nói chung và các Trưởng hướng dẫn nói riêng nên tính đến những điều mà các thành viên, các anh-chị-em quan tâm hoặc là những kỹ năng mới mà các thành viên của mình muốn học khi chọn một nơi để tình nguyện tham gia công tác xã hội. Một khi các thành viên quan tâm đến công việc tình nguyện mà mình muốn tham gia, đó có thể là một trải nghiệm thú vị hơn nhiều.
“Mục tiêu tình nguyện phục vụ cộng đồng hay công tác xã hội của chúng ta là gì?” – Tất nhiên cần cân nhắc xem các thành viên muốn học được gì từ trải nghiệm phục vụ cộng đồng của mình. Ví dụ: họ đang muốn gặp một nhóm người mới, thử một loại công việc mới hay học một kỹ năng mới?
Một tổ chức phù hợp với sở thích và mục tiêu của thành viên, cũng như thời gian của anh-chị-em có thể cống hiến và kỹ năng, là một sự kết hợp lý tưởng. Mặc dù điều này có vẻ như là một nhiệm vụ khó nhưng ngoài kia, có rất nhiều nguồn lực sẵn có để giúp đỡ chúng ta và ngược lại.
The importance of serving the community
in the lives of GĐPT members
By Aaron Heldt
Teenagers in general and members of GĐPT in particular, at high school and early college age, today have a very diverse life between school, extracurriculars, and part-time work. It is encouraging when you can take advantage of your time for other activities. Many students in this age group also try to spend time participating in or volunteering for non-profit organizations. Research shows that many opportunities for community service or social activities benefit you personally and the collective community you are serving.
What are the benefits of social work or community service?
Performing social work or community service has been shown to provide a number of benefits to teens before, during, and even after their high school/college years. The benefits of this activity can have a comprehensive impact on your life—professionally (skilled), educationally, and personally.
Professionally
The community or social service work we engage in during our teenage years can be beneficial when we begin looking for a job. These activities cultivate valuable skills that we cannot learn in the classroom. Examples of skills include better communication, teamwork, creativity, problem-solving, and time management, as most employers tend to look for candidates with skills in these areas—this field.
A study conducted by the Corporation for National and Community Service found that having volunteer experience on a resume increases your chances of finding a job by 27%. Those who complete high school or college often find that they don’t have much work experience. What we don’t realize is that the experience of serving the community and society is just as valuable. The skills learned from there are easily applied in livelihood work. As a result, listing community service activities on your resume may have an advantage over those who do not.
Additionally, this creates opportunities for career advancement later in life. Connections formed through social activities often lead to letters of introduction, references, and help finding better and more suitable job opportunities. At least, thanks to it we can practice our networking skills. This will be a great benefit for us throughout our lives.
Educationally
In addition to career benefits, there are many educational benefits to serving. One study analyzed data from the National Education Operating Systems Study, finding that those who volunteered for community service performed better in social studies than in reading, history, and science. and math and are more likely to complete their education. This is because we can apply what we learn in school to real life, making us more interested in what we are learning.
Volunteer experience can also give students an advantage in college admissions and scholarship programs. Admissions to colleges and universities have become more competitive over the years. Service-learning projects listed on college applications give students an edge over others. Many students begin serving in high school, but those who serve earlier have an even greater advantage. Their long experience often leads to higher positions in the organization they serve. This proves impressive for universities looking for responsible, hard-working students to recruit.
Likewise, students can earn scholarships through community service programs. This is a great way for students to make a difference and impress scholarship providers by showing their interest in helping the community. Regardless of whether the scholarship is specifically labeled as a “community service” scholarship, students will have a better chance of being selected when they list volunteer experience.
Personally
Community service even benefits us on a personal level. Through their services, we have the opportunity to work with a diverse range of people. This helps us develop a sense of social awareness. They learn patience and empathy by seeing first-hand how we can make a positive impact on the local community.
Volunteer work has also been shown to benefit young people’s physical and mental health. Whether working with a group of people or with pets at an animal shelter, it can reduce stress and anxiety while improving a person’s health. Researchers have discovered that humans have an instinctive willingness to share with others. This means that the more students give, the happier they feel. Members can increase their confidence through a sense of accomplishment when dedicating their time. Staying physically active while volunteering has been shown to reduce symptoms of chronic pain, reduce the risk of heart disease, and reduce a person’s mortality rate.
Additionally, volunteering is a great way for us to make new friends with similar interests. Meeting regularly with others will improve teens’ social skills and give them confidence. Volunteering can strengthen teens’ relationships with family members as everyone serves together.
To participate in social activities or serve the community, where should we start?
There are many places, many ways, and many things for GĐPT to volunteer to serve. To find the right location, we should first ask ourselves some important questions:
“Who do we want to work with?” – Many of us may feel more comfortable working with children, while others prefer working with adults. We should also consider whether members feel comfortable participating in a particular activity, and the factor of being away from home is also something that needs to be taken into account. This first step can help prepare every member for volunteer opportunities.
“How long do I need to commit to participating?” – Seriously consider the amount of time a member can devote to the organization. It’s better to be clear about how much time we can commit to the organization than to try to do too much. Research also shows that 2-3 hours of community service per week (about 100 hours per year) can provide the most benefits to both the volunteer and the organization. Organizations never want their volunteers to feel overworked or stressed. Ultimately, volunteering will feel more like a fun hobby than a chore.
“What skills can I bring to volunteer work serving the social community?” – Every member should take time to evaluate the skills they already have to benefit the organizations we will serve. These skills cover many areas but above all is patience. No skill is too small or insignificant. Organizations need all fields. Knowing what special skills we possess will help us see where we are needed.
“What do we care about?” – Organizations in general and Guides, in particular, should take into account the things that their members, brothers, and sisters are interested in or the new skills that their members want to learn when choosing a place to love volunteer to participate in social work. Once members are interested in the volunteer work they want to participate in, it can be a much more enjoyable experience.
“What is our goal of volunteering for community service or social work?” – Of course, it is necessary to consider what members want to learn from their community service experience through the purpose of GDPT. Or for example, are we looking to meet a new group of people, try a new type of community service, or learn a new skill?
An activity that matches your members’ interests and goals, as well as the time and skills they can devote, is an ideal match. Although this may seem like a difficult task, there are many resources out there to help us and vice versa.