
Là một trong những tôn giáo lâu đời và lớn nhất trên thế giới, Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm. Cũng như bất kỳ truyền thống tôn giáo khác, Phật giáo cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Có giai đoạn Phật giáo gần như tuyệt chủng ở nơi đã khai sáng tại Ấn Độ, nhưng lại phát triển mạnh ở những vùng đất mới ngoài quê hương ban đầu, như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản…
Ngày nay, số lượng Phật tử trên khắp thế giới có khoảng 500 triệu người.* Đây có thể không phải là tôn giáo lớn nhất nhưng có lẽ là tôn giáo phi thần học lớn nhất, các nguyên tắc của Phật giáo không xoay quanh sự tồn tại của một sinh vật duy nhất có mặt ở khắp mọi nơi. Phật pháp đã là ánh sáng dẫn đường cho vô số người tìm thấy trí tuệ nội tâm để ứng xử với thân phận con người và đạt đến sự giải thoát chân thật, niết bàn, đồng thời cũng đã có những đóng góp phong phú cho nền văn minh nhân loại, với nền văn học, triết học, kiến trúc, nghệ thuật tuyệt vời, v.v…
Cũng giống như mỗi cá nhân, các truyền thống tôn giáo có thể có tiếng tốt và tiếng xấu. Cho đến nay, về tổng thể, Phật giáo được biết đến như một tôn giáo của hòa bình và bất bạo động. Các thuật ngữ như chủ nghĩa chính thống của Phật giáo hoặc chủ nghĩa khủng bố của Phật giáo hiếm khi được nghe trong cuộc trò chuyện chung hoặc từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngay cả khi hầu hết những người không phải là Phật tử không đồng ý với Phật giáo ở cấp độ lý thuyết, họ có xu hướng liên kết Phật giáo với bất bạo động và từ bi. Cũng đã có một số ngôi sao Phật giáo nổi bật trên trường quốc tế với tư cách là những nhà đấu tranh cho hòa bình thế giới. Tất cả những điều này tạo nên hình ảnh của đạo Phật.
Phật giáo có rất nhiều phương pháp thực hành thiết thực, có thể áp dụng và có sức hấp dẫn phổ quát, vì vậy một số trong những thực hành này vượt ra ngoài phạm vi của Phật giáo. Ngày nay, mọi người từ mọi nền tảng đang thực hành thiền chánh niệm. Đây là một ví dụ cụ thể. Nó cũng đang thu hút nhiều người mới đến ở phương Tây với tư cách là những Phật tử toàn tâm toàn ý, không phải vì họ chạy theo phép thuật hay những lời hứa của giáo hội, mà vì họ đánh giá cao cách tiếp cận thực tế của Phật giáo.
Trừ khi có một sự thay đổi bất ngờ trong xu hướng nhân khẩu học, chính trị khu vực hiện tại và dường như không thể lay chuyển, nếu không dân số theo đạo Phật dự kiến sẽ giảm nhanh hơn các tôn giáo lớn khác. Điều này liên quan đến nhiều yếu tố. Một yếu tố rõ ràng là các quốc gia ở Đông Á có lịch sử đánh giá cao và thực hành Phật giáo đang trở nên thế tục hơn, và dân số của họ đang giảm đi một cách đáng kể. Nhật Bản là một ví dụ sống động về điều này. Theo thời gian, nhiều ngôi đền, tự viện ở đó đang thu hút ít tín đồ hơn. Không ai tìm ra một giải pháp hoàn hảo để đảo ngược tình trạng chung này. Trên thực tế, Phật giáo đang suy giảm thậm chí còn nhanh hơn dân số già nua tại Nhật Bản.
Kinh điển Phật giáo cổ đại đã đưa ra những lời tiên đoán về sự kết thúc của Phật giáo, và trong số đó thậm chí còn đưa ra mốc thời gian. Nhưng biểu đồ xác định sự tồn tại của Phật giáo là gì? Theo Luật tạng, hoặc các quy tắc và thanh quy của tu viện, do Đức Phật dạy, nó được xác định bằng việc các Tăng sĩ tuân theo những nghi thức chính của Luật tạng. Nhiều người cả tin hoặc thậm chí cực đoan theo biểu đồ nói trên. Rồi có những học giả khác định nghĩa sự tồn tại của Phật giáo bằng một thước đo hời hợt hơn. Họ cho rằng chừng nào còn có tăng đoàn Phật giáo, thì còn có Phật giáo trong một thời gian và địa điểm cụ thể. Cách thứ hai có vẻ hợp lý hơn, vì bản thân tu viện có thể nói là đang khủng hoảng, ngày càng ít vị xuất gia.
Bấy giờ, một khi Phật giáo tiếp tục tồn tại trên thế giới, chúng ta nên nghiêm túc suy nghĩ về việc làm thế nào để trưởng dưỡng một thế hệ những vị thầy Hoằng Pháp mới. Họ là những người sẽ mang truyền thống của chúng ta và định hình nó để đáp ứng nhu cầu tâm linh của những người quy y. Ngày xưa, trong nhiều truyền thống, chỉ có tu sĩ mới là những vị thầy Hoằng Pháp, trừ một vài ngoại lệ đáng chú ý. Trong thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản, chủ nghĩa tu viện đã bị chính phủ dập tắt khá nhiều, do đó các vị Tu sĩ và thiền sư tại gia đã trở thành tiêu chuẩn nổi bật trong quần chúng.
Trong Phật giáo Tây Tạng, hầu hết các vị thầy phải là Tu sĩ, ngoại trừ truyền thống Nyingma, cho phép cả những vị Thầy xuất gia và không xuất gia. Truyền thống Nyingma có nhiều đạo sư không xuất gia, chẳng hạn như Rongzom Pandita, Jigme Lingpa, Duddul Dorje, Longsal Nyingpo, Do Khyentse, Dudjom Lingpa, Lerab Lingpa, và nhiều vị khác. Ngoài ra còn có nhiều đạo sư tu viện Nyingma, bao gồm Longchenpa, Jamgon Mipham và Choje Jigme Phuntsok.
Trong truyền thống Nyingma, những vị Thầy không xuất gia thường được coi là những hành giả yogi hay mật tông và được các cộng đồng cư sĩ kính trọng. Mọi người cúng dường cho họ dana, những món quà tài chính, và cũng nhận những giáo lý và quán đỉnh từ họ. Phong tục này không phải là một sự phát triển gần đây mà có từ thời các vị vua Tây Tạng Trisong Detsen và Tri Ralpachen.
Nói chung, mọi người trở thành những vị thầy hoằng pháp trong truyền thống Nyingma thông qua nhiều cách khác nhau. Một số trở thành bằng cách đạt được chứng nhận khenpo, hoặc bằng cách trở thành một tulku hoặc terton, hoặc bằng cách thực hiện một khóa nhập thất thiền định dài và được yêu cầu giảng dạy bởi một guru. Không có một con đường cụ thể nào để ai đó trở thành một vị đạo sư.
Tuy nhiên, sớm hay muộn, các xã hội Phật giáo sẽ đi đến một thời đại mà sẽ có rất ít người sẵn sàng xuất gia giữa vai trò Tăng sĩ. Vì vậy, họ cần cởi mở để tạo ra một hệ thống mà thông qua đó cư sĩ có thể được đào tạo thành những vị truyền pháp. Điều này đã xảy ra trong tất cả các dòng truyền thừa Phật giáo ở phương Tây.
Không có một hình thái chính phủ-giáo hoàng Phật giáo nào có thẩm quyền sửa đổi và phát minh ra những hướng dẫn mới cho Phật giáo. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề cấp bách như thế này. Các học viên và tổ chức Phật giáo nên chú ý và sẵn sàng cho những thách thức mới.
__________________
*Bối cảnh tôn giáo toàn cầu: Phật tử (Trung tâm nghiên cứu Pew) và Tương lai của các tôn giáo thế giới: Dự báo tăng trưởng dân số, 2010-2050 (Trung tâm nghiên cứu Pew)