
Aghatavinaya Sutta (Kinh Diệt Trừ Phiền Giận):
Làm thế nào để loại bỏ hận thù và ác cảm
Tâm Hòa lược dịch | theo ML, Lotus Happiness
Những cảm xúc bất thiện như tức giận, ác cảm và thù hận là điều thường thấy. Nhiều người trong chúng ta trải qua những cảm xúc tiêu cực này ở một mức độ khác nhau. Khi chúng ta để cho sự tức giận áp đảo mình, chúng ta tiếp tục suy nghĩ, sống và bám vào đối tượng hoặc sự việc nào đó cho đến khi chúng ta bị mắc kẹt trong một vòng xoáy của năng lượng tinh thần tiêu cực.
Những người mất bình tĩnh dễ dàng nhận thấy mình đang ở trong tầm ngắm của cái tôi và sự kiêu ngạo. Cơn giận dữ đến và đi giống như sự xuất hiện đột ngột của một cơn bão. Tuy nhiên, ác cảm là sự tức giận âm ỉ kéo dài. Còn lòng hận thù, đó là nỗi uất hận bắt nguồn từ sự cay đắng không thể tha thứ. Sự ác cảm và thù hận giống như áp suất nóng chảy bên trong một ngọn núi lửa, chờ thời cơ phun trào. Giận dữ, ác cảm và thù hận cướp đi sự yên bình tĩnh lặng trong tâm trí của chúng ta.
Đức Phật giảng dạy về cách xóa bỏ ác cảm và thù hận trong một bài kinh ngắn tên là Aghatavinaya Sutta: Kinh Diệt Trừ Phiền Giận
Có năm cách để khuất phục lòng thù hận, theo đó, khi lòng thù hận nổi lên, chúng ta nên xóa sạch nó hoàn toàn:
- Khi sinh ra lòng thù hận đối với một ai đó, ta nên phát triển thiện chí đối với họ. Nhờ vậy, lòng căm thù đối với người này sẽ được vơi dần.
- Khi sinh ra lòng thù hận đối với ai đó, ta nên phát triển lòng từ bi đối với họ. Nhờ vậy, lòng căm thù đối với người này sẽ được vơi dần.
- Khi sinh ra lòng căm thù đối với một ai đó, ta nên phát triển tinh thần bình đẳng đối với họ. Nhờ vậy, lòng căm thù đối với người này sẽ vơi dần.
- Khi sinh ra lòng thù hận đối với ai đó, ta không nên để ý và đừng để ý đến họ. Nhờ vậy, lòng căm thù đối với người này sẽ vơi dần.
- Khi ta sinh ra lòng căm thù đối với một ai đó, ta nên hướng suy nghĩ đến sự thật rằng họ là thành quả từ những hành động của chính bản thân. Bất cứ hành động nào họ làm, vì điều thiện hay điều ác, họ sẽ trở thành người thừa kế. Vì vậy, lòng căm thù đối với người này sẽ vơi dần.
Đây là năm cách để khuất phục hận thù mà khi lòng thù hận nổi lên, ta có thể xóa sạch nó hoàn toàn.
Sau đây là những lời khẳng định mà bạn có thể nói với chính mình khi bạn đang chìm trong cơn giận dữ, ác cảm hoặc thù hận:
1: Thiện chí
Thiện chí hay lòng nhân ái có nghĩa là cho đi một thứ gì đó có giá trị cho một người. Nó có thể là một món quà, một suy nghĩ hoặc một lời cầu nguyện. Nhắm mắt lại và thầm gửi lời cầu nguyện nhân ái đến người mà bạn có thể mang trong mình mối hận thù hoặc ác cảm: “Mặc dù tôi có thể không thích <Anh ấy / cô ấy> nhưng tôi mong <Anh ấy / cô ấy> bình an và hạnh phúc.”
2: Lòng nhân ái
Từ bi có nghĩa là có một nhận thức rằng mỗi người đều trải qua đau khổ và đau đớn. Điều này cho thấy chúng ta đang có sự đồng cảm và thấu hiểu những khó khăn mà mọi người phải trải qua trong cuộc sống. Thông thường, những người lạc hướng là những người phải chịu đựng đau khổ nhiều nhất. Do đó, chỉ cần quán niệm về nỗi đau khổ của người khác sẽ đánh thức tinh thần từ bi trong bạn: “<Anh ấy / cô ấy> đang bốc khói và sôi sục vì tức giận. Tôi chắc chắn <anh ấy / cô ấy> bây giờ phải đau khổ tột cùng. Cầu mong cho <anh ấy hoặc cô ấy> không còn đau khổ và đau đớn.”
3: Bình đẳng
Cảm giác bình yên bắt nguồn từ sự tách bạch và không bám víu. Bằng cách chọn không kết hợp với những cảm xúc tiêu cực của người khác, sự bình yên chiếm ưu thế trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta có thể thực hiện lựa chọn an lạc này một cách có ý thức. Đây là một thực hành của sự từ bỏ chấp trước. “Come What May. Để nó đi.”
4: Không chú ý
Đức Phật dạy một cách đơn giản để xóa sạch hận thù và ác cảm: chỉ cần không chú ý và quên nó đi. Đừng nghĩ về điều đó và tâm trí bạn sẽ bình yên. “Bỏ qua nó. Quên nó đi. Hãy xóa nó đi.”
5: Luật Nghiệp báo
Phương pháp này là lý tưởng cho những người có cách suy luận và phân tích. Thuật ngữ tiếng Phạn của karma có nghĩa là hành động. Bằng cách ghi nhớ rằng Luật Nhân quả hoặc Luật Nghiệp báo đang hoạt động, bạn sẽ từ bỏ nhu cầu phản ứng hoặc trả đũa những người không đối xử với bạn bằng sự tôn trọng và tử tế. “Dù thiện hay ác, hãy để Luật Nghiệp báo hành xử.”
Aghatavinaya Sutta:
How to Remove Hatred and Grudges
ML | Lotus Happiness
The unwholesome emotions such as anger, grudge and hatred are commonplace. Many of us experience these negative emotions in a varying degree. When we let anger get the better of us, we keep thinking, dwelling and clinging upon the person or incident until we get stuck in a spiral of negative mental energy.
People who lose their temper easily found themselves at the mercy of ego and pride. Anger outburst comes and goes like a sudden appearance of a tempest. However, grudge is a simmering anger that lingers on. As for hatred, it is resentment that is rooted in unforgiving bitterness. Grudge and hatred resemble a molten pressure inside a volcano, waiting for a time to erupt. Anger, grudge and hatred robs us the tranquillity of peace in our minds.
The Buddha delivers a teaching on how to remove grudges and hatred in a short sutra called the Aghatavinaya Sutta: Subduing Hatred in the Anguttura Nikaya or the Numerical Sayings. You don’t have the bite the bullet dealing with negative emotions, by following the five silver bullets expounded by the Buddha, you will definitely be bulletproof:
- “There are these five ways of subduing hatred by which, when hatred arises in a monk, he should wipe it out completely. Which five?
- “When one gives birth to hatred for an individual, one should develop good will for that individual. Thus the hatred for that individual should be subdued.
- “When one gives birth to hatred for an individual, one should develop compassion for that individual. Thus the hatred for that individual should be subdued.
- “When one gives birth to hatred for an individual, one should develop equanimity toward that individual. Thus the hatred for that individual should be subdued.
- “When one gives birth to hatred for an individual, one should pay him no mind & pay him no attention. Thus the hatred for that individual should be subdued.
“When one gives birth to hatred for an individual, one should direct one’s thoughts to the fact of his being the product of his actions: ‘This venerable one is the doer of his actions, heir to his actions, born of his actions, related by his actions, and has his actions as his arbitrator. Whatever action he does, for good or for evil, to that will he fall heir.’ Thus the hatred for that individual should be subdued.
“These are five ways of subduing hatred by which, when hatred arises in a monk, he should wipe it out completely.”
The following are the affirmations you can say to yourself when you are deluged by a avalanche of anger, grudge, or hatred: While there are no silver bullets to dealing with difficult emotions such as anger,
1: Goodwill
Goodwill or loving-kindness means giving something of value for a person. It could be a gift, a thought or a prayer.
Close your eyes and silently send a prayer of loving-kindness to someone whom you may harbour a grudge or hatred:
“While I may not have a liking for <a person>, I wish <him/her> peace and happiness.”
2: Compassion
Compassion means having an awareness that every person experiences suffering and pain. This shows that we are having the empathy and understanding of the difficulties people have undergone in their lives.
Most often than not, people who often fly off the handle are those who suffer the most. Hence, just keep in mindfulness of the suffering of others will awaken the spirit of compassion in yourself:
“<He/she> is fuming and seething with anger. I am sure <he/she> must be suffering tremendously now. May <he or she> be free of suffering and pain.”
3: Equanimity
The sense of equanimity is rooted upon detachment and non-clinging. By choosing not to associate with the negative emotions of others, peace prevails in our hearts. We can consciously make this choice of peace by relinquishing the need to constantly dwell upon it. This is a practice of inner renunciation.
The simple mantra is:
“Come What May. Let It Go.”
#4: Pay No Attention
The Buddha teaches a simple way to wipe out grudge and hatred: just pay no attention and forget about it. Don’t think about it and your mind will be at peace.
The simple mantra is:
“Ignore it. Forget about it. Brush It Off.”
#5: Law of Karma
This method is ideal for those with reasoning and analytical way of thinking. The Sanskrit term of karma means action. By keeping in mindfulness that the Law of Causality or the Law of Karma is in operation, you will relinquish the need to react or retaliate against those who do not treat you with respect and kindness.
The simple mantra is:
“For good or evil, let the Law of Karma does the work.”