
Kính thưa quý vị trong cộng đồng tăng thân rộng lớn, gần xa,
Trong những ngày sau khi Thầy đi xa, nhiều cơ quan truyền thông đề nghị con, với tư cách là một tác giả đồng thời là một Phật tử, phát biểu về sự kiện mang tính lịch sử này trong cộng đồng của chúng ta. Nhưng con đã từ chối – bởi lẽ con cần nói gì đây, rằng những lời dạy của Thầy vẫn còn chưa đủ rõ ràng, trong khi tự thân chúng đã đủ rõ ràng mà chẳng phải giải thích gì thêm? Cuộc đời thực tập và hoằng pháp của Thầy đã chuẩn bị cho chúng ta đối diện với phút giây này. Thầy đã chuẩn bị cho chúng ta, vì chúng ta. Vì chính những nỗi đau buồn của chúng ta trong cõi Ta bà này. Con luôn cảm thấy rằng chẳng làm gì cả sẽ khôn ngoan hơn là làm gì đó mà không có một chủ đích rõ ràng hay không hội tụ đủ những điều kiện thích hợp. Nhưng khi Denise Nguyễn – Giám đốc điều hành của Quỹ Thích Nhất Hạnh (Thích Nhất Hạnh Foundation) – hỏi con rằng liệu con có thể chia sẻ trực tiếp với tăng thân chúng ta không, thì đề xuất ấy đã gợi cảm hứng cho con được giãi bày với quý vị như một thành viên của tăng thân.
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ và âm thanh là một trong những phương tiện trao truyền cổ xưa nhất. Gốc của từ “tự sự” (narrative) là “gnarus”, tiếng Latinh có nghĩa là “cái biết” (kiến thức). Theo nghĩa này, mọi câu chuyện đều bắt đầu, và đa phần, là sự chuyển thể của kiến thức. Nhưng không chỉ thế, chúng còn là sự truyền tải năng lượng. Và, như Thầy đã dạy chúng ta: năng lượng không mất đi. Là một thi sĩ, con đã thực chứng lời dạy của Thầy hằng ngày. Bởi vì đọc những dòng chữ của các sử thi Gilgamesh hay Iliad, hay Truyện Kiều, là tiếp nhận năng lượng ngôn ngữ của những khối óc đã sáng tạo từ hơn 4000 năm về trước. Theo cách này, “nói” là để tồn tại, còn “dạy” là dẫn dắt những ý tưởng của ta vào tương lai, tới các thế hệ mai sau thông qua chiếc bè là những con chữ. Chúng ta hiểu rõ điều này bởi tất cả chúng ta đều đã và đang nương vào chiếc-bè-giáo-pháp của chư Bụt và Thầy. Thật may mắn xiết bao là chủng người chúng ta lại sở hữu một phương tiện chuyên chở tuyệt diệu như vậy. Con tin rằng nếu so sánh với nhiều phát kiến lớn trong y học và khoa học thì ngôn ngữ vẫn là phát minh vĩ đại nhất của nhân loại. Để báo đáp những điều tuyệt diệu này, xin chúng ta hãy cam kết đóng những chiếc-bè-mới cho tất thảy chúng sinh hữu tình. Sứ mệnh của chúng ta, tiếp bước Thầy, là tiếp nối truyền thống giải thoát lâu đời đã trải dài qua nhiều thời đại và có mặt ở khắp mọi lĩnh vực.
Thưa vâng, năng lượng, và thậm chí cả con người, không thực sự mất đi. Dẫu biết vậy nhưng với tư cách là một cư sĩ, một người chưa đủ phước đức để bước đi trên con đường của những vị xuất sĩ, con phải thừa nhận rằng trái tim con tan nát khi chứng kiến nhục thân của Thầy chuẩn bị được đưa vào đài hỏa thiêu; rằng hành trình vượt thoát sinh tử của Người, như chư Bụt đã dạy chúng ta, là một trong những đoạn trường mà tất cả chúng sinh đều phải đi qua. Và bởi vì con chưa thực tập giỏi nên nước mắt vẫn rơi khi chứng kiến lễ Tâm tang của Thầy. Con khóc trước vẻ đẹp của cộng đồng tăng thân khắp chốn mà Thầy đã gây dựng, con cũng khóc bởi nỗi buồn vô hạn trong con. Con khóc cho chính mình, cho cả những người chưa có đủ trí tuệ và công phu hành trì để vượt qua nỗi đau này một cách nhẹ nhàng.
Khi mẹ con qua đời vì căn bệnh ung thư vào tháng 11 năm 2019, nằm trên giường bệnh, với giọng nói yếu ớt và thân nhiệt tắt dần, mẹ đã nói với con: “Con ơi, giờ con đã biết nỗi đau này, con phải đi giúp người ta nghe”. Mẹ con, dù không biết chữ, vẫn thuộc làu những lời kinh câu kệ bằng tiếng Việt và thường xuyên nghe Thầy giảng pháp qua điện thoại. Con đã trả lời mẹ: “Vâng, thưa mẹ, con hứa sẽ không để cho nỗi đau này trở thành vô ích”. Vì vậy, khi chứng kiến nhiều người đau buồn về sự chuyển hóa của Thầy, con nghĩ sẽ hữu ích nếu xem nỗi buồn cũng như một nguồn năng lượng. Hãy mở lòng đón nhận nỗi buồn và để nó dạy ta phải sống ra sao. Hãy để nỗi buồn trở thành bùn cho hoa sen vươn dậy, như Thầy đã từng dạy chúng ta. Chúng ta hãy ngồi chơi cùng nỗi buồn, để nỗi buồn đi qua chúng ta và chuyển hóa thành một thứ gì đó như là tình yêu. Mẹ con, nhờ học hỏi từ Thầy, đã hiểu rằng nỗi đau có thể chuyển hóa thành hiểu biết. Đó chẳng phải là ngôn ngữ hay sao?
Và bây giờ, xin cho phép con thỉnh cầu, đặc biệt với các vị xuất sĩ những người đã “xuất gia”, những người tiên phong thực sự trong loài người chúng ta: Xin quý vị tìm kiếm từ quá trình công phu của mình (con chắc chắn là quý vị đều đã dày công thực hành) tất cả các cách thức chuyển hóa nỗi buồn và chỉ dạy cho chúng con – những cư sĩ, vẫn đang “tại gia”- cách thức hành trì.
Đối với con, các vị xuất sĩ luôn là hiện thân của lòng dũng cảm, là những chiến binh đầy bản lĩnh và quyết tâm hơn bất cứ ai đã từng giương cao gươm giáo. Quý vị đã chọn cạo sạch mái tóc, hành quân vào miền vô định khôn cùng, bên ngoài giới hạn hiểu biết của con người, nhưng luôn sẵn sàng bước về phía trước. Trong khi chúng con vẫn ở đây, trong sự an toàn và thoải mái tương đối, chờ đợi những khám phá của quý vị.
Có câu nói rằng khổ đau thực ra là thương yêu – nhưng là tình thương bơ vơ, không đích đến. Trong hành trình kiếm tìm mà có lẽ con sẽ dành trọn cuộc đời trong hình hài này để thực hiện, con tự hỏi mình và cũng hỏi quý vị – tăng thân yêu mến: “Chúng ta sẽ đi về đâu, cả bên trong và bên ngoài chúng ta?” Bây giờ đây, chúng ta đã có một chiếc bè với sức chứa khổng lồ, có thể chở rất nhiều người, được củng cố vững chắc từ những lời dạy của Thầy, vậy nên, có thể nỗi buồn vẫn còn đó, như lẽ thường, nhưng sẽ không còn sợ hãi nữa.
Biết rằng quý vị vẫn đang ở đó, tìm kiếm những câu trả lời trong khi tọa thiền, khi theo dõi hơi thở, khi thực tập cúng dường, biết rằng quý vị đang ở ngay trước mặt chúng con, và rằng con vẫn thấy bóng y vàng của quý vị bừng sáng trên những nẻo đường, như những tia nắng mặt trời giữa những vụn vỡ hoang tàn màu xám, làm sao con có thể còn sợ hãi? Và hơn nữa, làm sao con có thể lạc lối được
Vâng. Con buồn, và sẽ còn buồn như vậy một thời gian nữa. Trái tim con đau nhói, nhưng bất chấp điều đó, hoặc có thể là chính nhờ điều đó, con đã tìm thấy quý vị. Và trong quý vị, con tìm thấy chính con.
Đó là tự sự, đó là cái biết.
Xin gửi tới quý vị niềm thương kính và tin cậy.
A “Love Letter” for Our Community by Ocean Vuong
Dear monastic and lay practitioners in our Buddhist communities far and wide—
In the days following Thầy’s continuation, I have been asked by various media outlets, as a Buddhist author, to speak on this momentous occurrence in our community. But I declined—for what have I to say that Thầy’s teaching has not already solidified, already made so self-evidently clear? His practice and life’s work were always to prepare us for this moment and, in this way, prepare us for us. For our own grief in Samsara. I have always felt that to do nothing was wiser than to do something without strong intention or proper conditions in place. But when Denise Nguyen, executive Director of the Thích Nhất Hạnh Foundation, reached out asking to share directly to our community, this call made sense to me, to speak to you as one among you.
Language and sound, as we know, are one of our oldest mediums of transmission. The root of the word “narrative” is “gnarus,” Latin for knowledge. As such, all stories are first and foremost the translation of knowledge. But not only that, they are the transmission of energy. And, as Thầy taught us, energy cannot die. As a poet, this is a truth I live with every day. Because to read a few lines of Gilgamesh or The Iliad or the Tale of Kiều, is to receive the linguistic energy of a mind working up to over four thousand years ago. In this way, to speak is to survive, and to teach is to shepherd our ideas into the future, the text is a raft we send forward for all later generations. We know this because we have all clung, are still clinging, to the raft of Thầy’s and Buddha’s teachings. How lucky we are, as a species, to have such a vehicle. I do believe that language, despite major developments in medicine and science, is still our most advanced technology. We owe it to ourselves to commit to building new rafts for all sentient beings. Our work, as was Thầy’s, is part of a long tradition of liberation that spans multiple epochs and myriad realms.
Yes, energy, and even people, do not truly die. But I must speak, too, as a lay practitioner, who does not yet possess the merit to devote to a monastic life, and must admit that my heart breaks to see Thầy’s body prepared for cremation, to know his journey through death and dying, which, as the Buddhas taught us, is one of the passages of suffering all sentient beings must move through. And because I am not strong enough in my practice, I watched the procession for Thầy’s funeral with tears in my eyes, both for the beauty of the community he built but also for the immense sadness in my heart. I weep for myself and others who do not yet have the wisdom and merit to bear this pain well.
When my own mother was dying of cancer in November 2019, on her deathbed, she said to me, her voice weak, and the heat energy already fading from her limbs, Con ơi, giờ con đã biết nỗi đau này, con phải đi giúp người ta nghe. / My son, now that you know this sickness, you must take this knowledge to help people. My mother, though illiterate, memorized Vietnamese Buddhist sutras and would listen to Thầy’s teaching on her iPhone with regularity. I told her: Yes, I will not let this pain be experienced in vain. And since so many of us are feeling pain about Thầy’s continuation, I think it is helpful to see sadness, too, as energy. May we let the sadness come and teach us how to live. Let it be the mud for the lotus, as Thầy says. Let us sit with it and let it pass through us so that it might be transformed to something like love. My mother, having learned from Thầy, knew that pain can be recycled into knowledge. Isn’t that what language is?
And I ask now, specifically of our monastics brothers and sisters, folks, and elders, as you have Xuất Gia, or “went forth,” and therefore are the true pioneers of human phenomena, I ask you humbly, to seek, in your practice (as I am sure you have already done), all the ways sadness might be transformed. And we, the lay practitioners who have “remained”, will follow your path. This is why monastics are, to my mind, the true embodiments of courage, are warriors more grounded and determined than anyone who has ever raised a sword: you have chosen to shave your heads and march into the vast unknown, beyond the cliff of human knowledge, while we remain here in relative safety and comfort, awaiting your discoveries, ready to go forth.
It is said that grief is actually love—but with nowhere to go. In a quest that might very well take up the remainder of my life in this form, I ask of myself and also of you, dear community: where shall we go, both within and outside us? Now that we have such a capacious raft, one that can hold so many, fortified by Thầy’s teaching, there might still be sadness, yes, but there is no more fear.
Knowing you are out there, mining the answers when you sit down, when you follow your breath, when you make offerings, knowing you are just ahead of us, and that I can glimpse your bright robes along the road, like scraps of sunlight among the grey detritus, how can I ever be scared? But more so, how can I ever be lost?
I am sad, yes. And I will be so for some time. My heart aches—but despite, or perhaps because of that, I have found you. And in you I have found myself.
That is the narrative, that is the knowledge.
Yours, in hope and word,
—Ocean Vuong
(pháp danh: đức Hải)