
Ngồi yên giữa cơn tức giận
Tâm Nghĩa Lê Hữu Đàng dịch Việt
Tranh luận đôi khi nảy sinh giữa giáo lý Phật giáo và thái độ của phương Tây về sự tức giận. Khi chúng ta nói về sự tức giận, mô tả cách đối phó với nó, làm thế nào để không bị nó khống chế, và làm thế nào để buông bỏ nó, chắc chắn ai đó sẽ cho rằng “Tôi không nghĩ rằng tức giận là xấu hay chúng ta cần để thoát khỏi nó; nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.”
Một trong những vấn đề giữa cách hiểu về sự tức giận của Phật giáo và văn hóa phương Tây là giả định rằng từ “giận dữ” trong tiếng Anh cũng giống như cách sử dụng của Phật giáo. Thông thường, họ đang đề cập đến những trải nghiệm có phần khác biệt.
Thuật ngữ Phật giáo dosa thường được dịch là giận dữ. Nhưng có lẽ sẽ chính xác hơn nếu dịch nó là “sự thù địch”, với điều kiện là chúng ta nhận thức rằng sự thù địch có thể hiện diện trong những cảm xúc khác nhau, từ sự khó chịu nhỏ đến cơn thịnh nộ dữ dội. Mặc dù từ tức giận trong tiếng Anh có thể bao gồm sự thù địch, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Phương Tây có truyền thống lâu đời chấp nhận một số hình thức tức giận như là những phản ứng thích hợp, chẳng hạn như một sự phản kháng mạnh mẽ chống lại sự bất công.
Dosa thiêu cháy người đang tức giận. Giáo lý cổ điển của Phật giáo ví sự tức giận giống như việc cầm một cục than nóng đỏ. Đối với các Phật tử, hành động trên dosa không bao giờ là chính đáng; dosa là một hình thức đau khổ mà thực hành Phật giáo để chế ngự.
Một văn bản Phật giáo cổ đại ví dosa với “nước tiểu trộn với chất độc.” Ở Ấn Độ cổ đại, nước tiểu được coi là có dược tính; nó là khó chịu nhưng có lợi. Tuy nhiên, khi nước tiểu bị trộn lẫn với chất độc, vị thuốc khó chịu sẽ trở thành tác hại.
Dosa khiến mọi người bỏ quên lòng trắc ẩn, tránh xa lòng tốt và sự quan tâm. Chúng ta không nhất thiết phải tránh tức giận, nhưng chúng ta cần đề phòng bản thân không khóa chặt trái tim đối với người khác.
Làm thế nào chúng ta có thể làm việc với cảm xúc khó khăn này?
Thiền có thể rất hữu ích. Trong đó, chúng ta có thể trải nghiệm sự tức giận của mình mà không bị ức chế, phán xét hoặc giải thích. Có thể nhẹ nhõm khi khám phá ra khả năng chứng kiến sự tức giận mà không cần khiêng cưỡng đẩy nó đi hoặc bị cuốn hút vào nó. Trên thực tế, thiền có thể là nơi an toàn nhất để nổi giận, để học cách để nó tự do chảy qua chúng ta, mà không bị lên án hoặc tán thành.
Với chánh niệm không phản ứng làm nền tảng, chúng ta có thể khảo sát sự tức giận một cách sâu sắc qua cơ thể, cảm xúc và suy nghĩ. Sự tức giận có thể mở ra cho chúng ta một thế giới khám phá bản thân.
Sự tức giận có xu hướng hướng ra bên ngoài đối với một đối tượng, đối với người khác, sự kiện hoặc thậm chí các bộ phận của chúng ta. Trong thiền chánh niệm, chúng ta hướng tâm khỏi đối tượng của sự tức giận để quán sát nguồn gốc của sự tức giận và trải nghiệm chủ quan của sự tức giận.
Chúng ta có thể quán sát sự tức giận thông qua các cảm giác của cơ thể. Trải nghiệm tức giận trực tiếp có thể dẫn đến cảm giác nóng nảy, chấp thủ, buông lung hoặc tự cô lập. Hơi thở có thể trở nên nặng nhọc hoặc nhanh chóng và tim có thể đập mạnh. Vì những cảm giác này là trực tiếp và tức thì, nên việc chú ý đến chúng sẽ giúp giảm bớt mối bận tâm về đối tượng của cơn giận và câu chuyện tại sao chúng ta tức giận. Đổi lại, điều này giúp chúng ta có mặt đầy đủ hơn đối với sự tức giận trong và của chính nó.
Việc chuyển sự chú ý của chúng ta ra khỏi đối tượng của cơn giận là điều quan trọng bởi vì mặc dù các điều kiện làm phát sinh cơn giận có thể khác nhau, nhưng nguyên nhân trực tiếp của sự tức giận thù địch lại được tìm thấy bên trong người đang tức giận. Các nguyên nhân bao gồm sự chán ghét, chấp nhặt, oán giận, sợ hãi, phòng thủ và các phản ứng khác có thể không cần thiết và thường là nguồn gốc của nỗi đau lớn nhất trong một tình huống khó khăn. Một câu nói dân gian truyền thống nói rằng, “Một kẻ thù có thể làm tổn thương bạn về thể chất; nhưng nếu kẻ thù muốn làm tổn thương trái tim bạn, chỉ bằng cách làm bạn nổi giận. ”
Sự tức giận của thù địch dường như có nguồn gốc từ việc rút lui khỏi nỗi đau của chính chúng ta. Chúng ta có thể phản ứng với nỗi buồn, sự cô đơn, sợ hãi, thất vọng hoặc tổn thương của chính mình bằng cách hướng sự tức giận ra bên ngoài thay vì trải qua những cảm giác này. Học cách khám phá nỗi đau của chúng ta một cách trung thực và không phản ứng thông qua tâm trí và cảm giác cơ thể là một bước quan trọng để giải thoát.
Trong cuộc sống của chính mình, tôi đã học được rằng sự tức giận của tôi có hai nguyên nhân chính: sợ hãi và tổn thương. Khi tức giận, nếu thấy thích hợp, tôi loại bỏ bản thân khỏi hoàn cảnh và cố gắng lưu tâm đến những gì đang diễn ra ở nội tâm. Nếu tôi có thể tìm thấy nỗi sợ hãi hoặc tổn thương ẩn chứa trong cơn tức giận, thì (nếu có thể) tôi sẽ quay lại tình huống và nói từ góc độ của người bị tổn thương hoặc sợ hãi. Các cuộc trò chuyện có xu hướng hữu ích hơn khi tôi làm điều này, một phần vì tôi không đổ lỗi cho người khác. Điều này thường làm giảm khả năng phòng thủ hoặc phản ứng của người khác; họ thậm chí có thể có khuynh hướng tự nhận thấy trách nhiệm của mình.
Giận dữ luôn là một tín hiệu. Và chánh niệm giúp tiết lộ những gì nó báo hiệu. Đôi khi nó là một tín hiệu cho thấy có điều gì đó ở ngoại cảnh cần được giải quyết. Đôi khi, đó là một tín hiệu cho thấy có điều gì đó đang diễn ra ở nội tâm. Nếu không có gì khác, tức giận là một tín hiệu cho thấy ai đó đang đau khổ. Có lẽ đó là chính bạn. Hãy Ngồi yên giữa cơn tức giận và tìm giải thoát cho chính mình.
Working with Anger
By Gil Fronsdal | Insight Meditation Center
A tension sometimes arises between Buddhist teachings and Western attitudes towards anger. When I give a talk on anger, describing how to work with it, how to not be controlled by it, and how to let go of it, inevitably someone will say, “I don’t think that anger is bad or that we need to get rid of it; it can play an important role in our lives.”
One of the issues between Buddhist and western cultural understandings of anger is the assumption that the English use of the word “anger” is the same as the Buddhist use. Often, they are referring to somewhat different experiences.
The Buddhist word dosa is usually translated as anger. But it would probably be more accurate to translate it as “hostility,” provided that we recognize that hostility can be present in emotions ranging from minor annoyance to full-blown rage. While the English word anger can include hostility, it doesn’t have to. The West has a long tradition of accepting certain forms of anger as appropriate responses, for example, a forceful protest against injustice.
Dosa burns the one who is angry. Classic Buddhist teachings liken being angry to holding a red-hot piece of coal. For Buddhists, acting on dosa is never justified; dosa is a form of suffering that Buddhist practice is designed to alleviate.
One ancient Buddhist text likens dosa to “urine mixed with poison.” In ancient India, urine was considered to have medicinal properties; it was unpleasant but beneficial. However, when urine is mixed with poison, the unpleasant medicine becomes harmful.
Dosa holds people out of our hearts, away from our kindness and care. We don’t necessarily need to avoid anger, but we do need to guard ourselves from locking others out of our hearts.
How can we work with this difficult emotion?
Meditation can be very helpful. In it we can experience our anger without inhibitions, judgments, or interpretations. It can be a relief to discover a capacity for witnessing anger without either pushing it away or engaging with it. In fact, meditation may well be the safest place to be angry, to learn to let it flow through us freely, without either condemnation or approval.
With non-reactive mindfulness as the foundation, we can investigate anger deeply through the body, emotions and thoughts. Anger can open us to a world of self-discovery.
Anger tends to be directed outward towards an object, towards other people, events, or even parts of ourselves. In mindfulness meditation, we turn the mind away from the object of anger to study the source of the anger and the subjective experience of being angry.
We can investigate anger through the sensations of the body. The direct experience of anger may result in sensations of heat, tightness, pulsation or contraction. The breathing may become heavy or rapid, and the heart may beat strongly. Since these sensations are direct and immediate, bringing attention to them helps lessen the preoccupation with the object of the anger and with the story of why we are angry. This in turn, helps us to be more fully present for the anger in and of itself.
Turning our attention away from the object of our anger is important because, while the conditions giving rise to anger may be varied, the direct causes of hostile anger are found within the person who is angry. The causes include aversion, grasping, resentment, fear, defensiveness and other reactions that may be unnecessary and are often the source of the greatest pain in a difficult situation. A traditional folk saying states, “An enemy can hurt you physically; but if the enemy wants to hurt your heart, you have to help by getting angry.”
Hostile anger seems to have its roots in recoiling from our own pain. We may react to our own sadness, loneliness, fear, disappointment or hurt by directing anger outwards rather than experiencing these feelings. Learning to honestly and non-reactively explore our pain through the mind and bodily sensations is an important step to freedom.
In my own life, I’ve learned that my anger tends to have two primary causes: fear and hurt. When I get angry, if it seems appropriate, I remove myself from the situation and try to be mindful of what is going on inside. If I can find the fear or the hurt underlying the anger, then (if possible) I’ll go back into the situation and speak from the perspective of being hurt or afraid. Conversations tend to be more helpful when I do this, partly because I am not assigning blame. This often lessens the other person’s defensiveness or reactivity; they may even be more inclined to see their own responsibility.
Anger is always a signal. Mindfulness helps reveal what it signals. Sometimes it is a signal that something in the external world needs to be addressed. Sometimes it is a signal that something is off internally. If nothing else, anger is a signal that someone is suffering. Probably it is you. Sit still in the midst of your anger and find your freedom.
1 thought on “Gil Fronsdal | Tâm Nghĩa Lê Hữu Đàng dịch Việt: Ngồi yên giữa cơn tức giận | Working with Anger”