
Một ghi chú về “Lãnh đạo không quyền lực”
Leadership without power
HRSG | Tâm Kiểm lược thuật
Bạn có thể có khả năng lãnh đạo mà không cần quyền hạn không?
Khi cấu trúc quản trị điều hành thay đổi, định nghĩa về vai trò lãnh đạo cũng vậy.
Trước đây, quyền lãnh đạo và quyền hành luôn cùng tồn tại, nhưng ngày càng có nhiều người được giao các vai trò lãnh đạo, hoặc thể hiện sự lãnh đạo mà không có quyền hạn, là những quyền lực đến từ chức danh, cấp bậc hay địa vị.
Trong một tổ chức có hệ thống phân cấp và quyền truyền thống, các nhà lãnh đạo là những người đã ở trong tổ chức lâu nhất và trở thành những vai trò quản trị điều hành. Ngày nay, ngày càng nhiều tổ chức, hội đoàn v.v., chuyển sang mạng lưới hoạt động tương tác đồng hành – thay vì chỉ dựa theo thang chức vụ -để cùng làm việc, xây dựng một tập thể cộng tác bao gồm tất cả mọi người ở mỗi cấp, vị trí hoặc khối, ban v.v. khác nhau.
Các tổ chức, hội đoàn đang nhận ra rằng những người có quyền hạn không hẳn lúc nào cũng là người dẫn đầu tốt nhất trong mọi tình huống hoặc dự án.
Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện bởi Cục Hàng không Liên bang (FAA) cho thấy nhiều sai sót của cơ trưởng chuyến bay không được các thành viên phi hành đoàn có chức vụ thấp hơn góp ý xây dựng và sữa chữa. Một hãng hàng không đã quyết định kiểm tra phi hành đoàn của họ thông qua thiết bị mô phỏng chuyến bay, trong đó các cơ trưởng mắc sai lầm nghiêm trọng vào những thời điểm quan trọng. Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy 25% các chuyến bay sẽ gặp sự cố vì không ai có thể đặt câu hỏi về trách nhiệm của người có quyền cao nhất, là cơ trưởng của máy bay. Mặc dù đây là một ví dụ có vẻ cực đoan, nhưng trong nhiều lãnh vực, vẫn có những trường hợp khác trong đó những người không có chức vụ cao vẫn có thể có nhiều kinh nghiệm hơn về một lãnh vực chuyên môn nhất định, có một kỹ năng hữu ích hoặc một mối liên hệ quan trọng có thể khiến họ phù hợp hơn để lãnh đạo một nhóm hoặc dự án nào đó.
Lãnh đạo mà không có uy quyền, mặc dù có nhiều thách thức hơn, nhưng sự thật là vẫn có thể thực hiện được sứ mệnh của mình. Các nhà lãnh đạo hiệu quả nhất ngày nay đang sử dụng các kỹ thuật mới để tác động, gây ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho những người khác. Một phần của việc phát triển lòng trung thành với tư cách là một nhà lãnh đạo mới có nghĩa là mọi người công nhận giá trị của bạn đồng thời cảm thấy như họ đang được đóng góp bình đẳng cho tập thể của mình.
Dưới đây là một số kỹ năng mà thế hệ lãnh đạo tương lai đang áp dụng để đạt được thành công:
“Ngôn ngữ từ cơ thể” – truyền đạt thông điệp qua mọi cử chỉ khi giao tiếp:
Trong khi các nhà lãnh đạo truyền thống sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sức mạnh và uy quyền, ngày nay ngôn ngữ cơ thể thể hiện sự hòa điệu và sự ấm áp đang trở nên được coi trọng hơn. Ngôn ngữ cơ thể ấm áp bao gồm nụ cười chân thật, tư thế cởi mở, giao tiếp bằng mắt tích cực và phản ánh thông điệp trao truyền.
Phản quang tự kỷ là khi bạn điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể của mình để phù hợp với nhân tâm / những người mà bạn đang tiếp xúc. Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là tiếp cận gần gũi với mọi người và dành toàn bộ sự quan tâm cho họ khi họ đang chia sẻ một điều gì đó.
Lắng nghe với sự đồng cảm:
Một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy giao tiếp hiệu quả là lắng nghe với sự thấu hiểu và cố gắng nhìn nhận một ý tưởng qua ánh mắt của người khác. Một nghiên cứu của Development Dimensions International cho thấy rằng sự đồng cảm đứng đầu danh sách các kỹ năng có tác động cao nhất đến hiệu suất lãnh đạo. Theo một nghiên cứu khác của Đại học Michigan, mức độ đồng cảm giữa các sinh viên đại học đã giảm trong vài thập kỷ qua, điều đó có nghĩa là các thế hệ mới của bạn cần được điều hướng từ việc đào tạo kỹ năng lắng nghe với sự thấu cảm.
Duy trì và phát triển tinh thần tích cực:
Cảm xúc tích cực và tiêu cực dễ lây lan. Nhưng sức mạnh của cảm xúc thường bị bỏ qua hoặc bị coi thường. Mọi người muốn tin rằng họ hành động chỉ dựa trên logic và lý trí, và các nhà lãnh đạo có xu hướng trình bày thông tin theo cách giúp các thành viên trong nhóm đưa ra quyết định hợp lý.
Là một nhà lãnh đạo, trên thực tế, bạn có thể gây ảnh hưởng tốt hơn đến nhóm của mình bằng cách hiểu vai trò của cảm xúc trong việc thúc đẩy hiệu suất. Những cảm xúc tích cực như lạc quan và biết ơn sẽ thúc đẩy sự tu tập và là động lực, trong khi căng thẳng và sợ hãi sẽ làm giảm đi.
Nắm bắt và thấu hiểu về nhân sự:
Điều quan trọng là có những người trong nhóm của bạn, những người muốn thấy tổ chức của bạn phát triển và dự án của bạn thành công. Nếu ai đó dường như đang từ chối vai trò lãnh đạo của bạn, đó có thể là do họ không có lòng đầu tư vào công việc hoặc không có đủ năng lực cần thiết để trở thành thành viên của nhóm.
Thể hiện phong độ của bạn:
Mọi người đều có phong độ lãnh đạo riêng và năng lực tương ứng của riêng họ. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng hành vi của mình không chỉ đại diện cho bản thân mà còn đại diện cho toàn bộ tập thể hay tổ chức.
Một cách tuyệt vời để nắm bắt phong độ lãnh đạo của bạn là đánh giá cách chúng ta phản ứng khi mọi thứ diễn ra không thuận lợi theo kế hoạch của mình. Một nhà lãnh đạo quan tâm đến tập thể, phản ứng một cách bình tĩnh và thấu hiểu trong các tình huống bất lợi sẽ thúc đẩy lòng kiên định hơn cho mọi thành viên.
As management structures change, so does the definition of a leadership role
Previously, leadership and authority used to always coexist, but more and more people are being assigned to leadership roles without having positional authority, which is the authority that comes from title, rank, and status.
In an organization with a traditional hierarchy, leaders are those that have been at the organization the longest, and risen to a managing role. Today, more and more businesses are turning to career lattices instead of ladders, and working towards creating collaborative teams that include people from various positional levels and departments.
Organizations are realizing that people with positional authority aren’t always the best to lead in every situation, or on every project.
For example, a study done by the Federal Aviation Administration (FAA) found that many errors by flight captains were not challenged or corrected by crew members with less positional authority. One airline decided to test their crews via flight simulators, having the captains make fatal mistakes at a critical moment.
The results of the experiment showed that 25% of the flights would have crashed because no one would have questioned the position of the one with the highest positional authority, the plane’s captain[1]. Although this is an extreme example, there are other cases in which people without high positional authority may simply have more experience on a certain topic, have a useful skill, or an important connection that may make them better suited to lead a team or project.
Leadership without authority, although more challenging, is far from impossible. Today’s most effective leaders are using new techniques to impact, influence, and inspire others. Part of developing loyalty as a new leader means that people must place value in you as an individual, and feel like they’re making an equal contribution to the team.
Here are some of the skills that the next generation of leaders is using to succeed:
Body language:
While traditional leaders use body language to project strength and authority, nowadays body language that projects inclusion and warmth is becoming more valued. Warm body language includes genuine smiles, open postures, positive eye contact, and mirroring.
Mirroring is when you adjust your body language to match the person/people you are dealing with. The most important thing you can do is face people and give them your full attention when they are speaking.
Listening with empathy:
One of the best ways to foster effective communication is to listen with understanding and try to see an idea through the eyes of another person. A study by Development Dimensions International revealed that empathy is at the top of the list of skills with the highest impact on leadership performance.
According to another study by the University of Michigan, empathy levels among college students have been declining over the past few decades, which means new generations of your workforce might benefit from training in empathetic listening.
Positivity:
Positive and negative emotions are contagious, but in business the power of emotion is often ignored or downplayed. People want to believe they act solely from logic and reason, and leaders tend to present information in a way that will help team members make logical decisions.
As a leader, you can in fact better influence your team by understanding the role of emotion in driving performance. Positive emotions like optimism and gratitude boost learning and motivation, while stress and fear cause a decrease.
Choosing the right people:
It’s important to have people on your team who want to see your organization grow, and your project succeed.
If someone seems to be rejecting your leadership, it could be because they aren’t invested in the work itself, or don’t have the competencies required to be part of a team.
Know your style:
Everyone has their own leadership style, and their own corresponding competencies. It’s important to realize that your behavior doesn’t just represent you, but your team and organization as a whole.
A great way to take stock of your leadership style is to evaluate how you respond when things don’t go the way you planned.
A leader who takes care of their team, and responds calmly and understandingly in adverse situations will foster more loyalty from their subordinates.
1 thought on “HRSG | Tâm Kiểm lược thuật: Lãnh đạo không quyền lực | Leadership without power”