
Các nhà lãnh đạo thúc đẩy hòa bình thế giới
trong tinh thần bất bạo động
Leaders Who Promoted World Peace And Non-Violence
World Atlas | Tâm Chan Hòa dịch Việt
Mặc dù chúng ta đang sống trong một thế giới có vẻ như đầy bạo lực đang đe dọa nhân loại, nhưng cũng cần tin tưởng rằng sự tiêu cực này không phải là một hiểm họa mà chúng ta không thể thay đổi. Thực tế, tinh thần và lý tưởng bất bạo động đã dẫn đạo các cuộc cách mạng thành công tạo nên sự thay đổi tích cực. Dưới đây là 5 nhà lãnh đạo nổi tiếng được biết đến với việc cổ vũ phong trào phản kháng bất bạo động chống lại sự đối xử bất công.
5. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
Đạt Lai Lạt Ma là nhà lãnh đạo tinh thần của các Phật tử và là nhà lãnh đạo chính trị quan trọng của Tây Tạng. Đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ và bị đe dọa ám sát, Đức Đạt Lai Lạt Ma và các tín đồ của Ngài buộc phải chạy trốn khỏi đất nước và hiện đang sống ở Dharamsala ở miền bắc Ấn Độ. Từ đây, những cá nhân này đã thành lập một chính phủ Tây Tạng, còn gọi là chính phủ lưu vong. Chính phủ này đã tạo ra một Tuyên ngôn Nhân quyền cho những người Tây Tạng sống lưu vong khác, bao gồm quyền tự do hội họp, đi lại, tự do ngôn luận và tín ngưỡng tôn giáo.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trung thành với thông điệp của mình về phản kháng bất bạo động, nhân đạo, tình yêu thương và lòng trắc ẩn đối với nhân loại. Ngài đi khắp thế giới để truyền bá nhận thức cho cộng đồng về hoàn cảnh của người Tây Tạng thông qua trước tác, hội nghị, hội thảo và các thời thuyết giảng. Trong mỗi lần xuất hiện trước công chúng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại tầm quan trọng của sự khoan dung và hiểu biết về tôn giáo trên khắp thế giới. Kế hoạch của Ngài cho nền độc lập của Tây Tạng, được gọi là Kế hoạch Hòa bình Năm Điểm, vạch ra một cách tiếp cận hòa bình để hòa giải với Trung Quốc. Trong đó, Ngài gợi ý rằng Tây Tạng tồn tại như một khu bảo tồn của sự chung sống hòa bình và bảo tồn môi trường. Ngài nhận giải Nobel Hòa bình năm 1989.
4. Martin Luther King Jr.
Martin Luther King, Jr. là một nhà hoạt động dân quyền với tinh thần bất bạo động, và là một nhân vật lãnh đạo Baptist nổi tiếng. Ông đã lãnh đạo cuộc cách mạng ôn hòa chống lại các chính sách phân biệt chủng tộc ở Mỹ trong những năm 1950 và 1960. Martin Luther King, Jr. đã thúc đẩy ý tưởng bình đẳng chủng tộc và lãnh đạo các cuộc biểu tình nói chung và biểu tình bất tuân dân sự nói riêng để đấu tranh chống lại bất công chính trị. Ông đã đi khắp đất nước để tổ chức những người biểu tình vì quyền công dân và diễn thuyết. Bài phát biểu nổi tiếng nhất của ông, “Tôi có một giấc mơ”, nêu bật ý tưởng rằng một ngày nào đó tất cả mọi người có thể và nên bình đẳng như anh em. Bài phát biểu này diễn ra vào ngày 28 tháng 8 năm 1963 tại Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington, DC, quy tụ hơn 200.000 người tham dự.
Ông thường được chú ý vì hoạt động bất bạo động đã mang lại sự thay đổi đáng kể trong các quyền công dân của Hoa Kỳ, dẫn đến việc bãi bỏ sự phân biệt hợp pháp của công dân Mỹ gốc Phi. Ngoài ra, ông chịu trách nhiệm thực hiện Đạo luật Quyền Công dân năm 1964 và Đạo luật Quyền Bầu cử năm 1965. King được trao giải Nobel Hòa bình năm 1964. Ông bị ám sát vào năm 1968. Martin Luther King, Jr. tiếp tục được tưởng nhớ là một nhà lãnh đạo chính trị ôn hòa, người đã cống hiến cuộc đời mình để đạt được công bằng xã hội. Một ngày lễ liên bang Hoa Kỳ đã được thành lập và một số tòa nhà công cộng, trường học và đài tưởng niệm đã được xây dựng để vinh danh ông.
3. Mahatma Gandhi
Mahatma Gandhi có lẽ là một trong những nhà lãnh đạo bất bạo động được tôn kính nhất trên thế giới. Ông đã lãnh đạo phong trào đòi độc lập của Ấn Độ khỏi Vương quốc Anh và các cuộc biểu tình ôn hòa của ông đã trở thành khuôn mẫu cho sự bất tuân dân sự một cách bất bạo động trên khắp thế giới. Ông đã tổ chức các cuộc tẩy chay lớn trên khắp Ấn Độ, bao gồm: kêu gọi các bậc cha mẹ ngừng đưa con em họ đến trường công, yêu cầu các quan chức nhà nước Ấn Độ ngừng làm việc cho chính phủ Anh, yêu cầu các quân nhân từ chức, yêu cầu công dân ngừng đóng thuế và để từ chối mua các sản phẩm của Anh. Ông cũng cần mẫn làm việc để thúc đẩy hòa bình giữa người Hồi giáo và người theo đạo Hindu.
Hành động mang tính biểu tượng nhất của Gandhi là Hành động Tháng Ba Muối (Salt March), kêu gọi mọi người biểu tình đi bộ 240 dặm đến Biển Ả Rập để làm bốc hơi nước biển và thu thập lượng muối còn lại, bất chấp các Đạo luật về Muối của Anh. Cuộc tuần hành bắt đầu với 24 người và tăng lên hơn 60.000 người vào thời điểm họ ra biển. Ở tuổi 78, Gandhi bị ám sát bởi một người theo đạo Hindu, người không tin vào sự thống nhất hòa bình với người Hồi giáo. Ký ức về Gandhi và hình thức bất tuân dân sự hòa bình của ông vẫn tồn tại, truyền cảm hứng và mang lại hy vọng cho các cộng đồng đang bị thiệt thòi trên toàn cầu.
2. Jain Tirthankara Rishabhanatha
Rishabhanatha là Thần giáo dục (Tirthankara) đầu tiên của đạo Kỳ Na giáo. Theo Phó Tổng thống đầu tiên của Ấn Độ, các hồ sơ cho thấy rằng Rishabhanatha đã được thờ phụng từ rất lâu trước đây vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Ngài đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội trong thời gian đó, khuyến khích sự chuyển hóa từ lối sống bộ lạc sang lối sống có tổ chức hơn. Vương quốc của Ngài được biết đến là thân thiện và hòa bình.
Mặc dù có thể chất của một chiến binh, Rishabhanatha được tưởng nhớ đến với lý tưởng và hành động thúc đẩy bất bạo động và hòa bình. Người ta tin rằng Ngài đã sống một lối sống khắc khổ, và truyền thuyết của người Jainist cho rằng Ngài đã làm điều này trong suốt một nghìn năm. Với thời gian đó, Ngài vừa đạt đến sự toàn tri và truyền bá thông điệp của đạo Kỳ Na giáo, một chủ nghĩa bất bạo động, không chiếm hữu và không chuyên chế. Những người theo đạo Kỳ Na giáo tiếp tục theo lối sống này, thực hành ăn chay, cầu nguyện, thiền định và tương tác hòa bình với những người khác.
1. Đức Phật Gautama
Đức Phật Gautama, tên khai sinh là Siddhartha Gautama vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, là một nhà lãnh đạo tinh thần, sáng lập tôn giáo Phật giáo. Ngài bắt đầu cuộc sống trưởng thành của mình bằng cách nghiên cứu và thực hành các giáo lý tôn giáo khác nhau và sống một lối sống khổ hạnh (không có sự buông thả). Điều này dẫn đến vai trò của Ngài như một nhà lãnh đạo tôn giáo. Tuy nhiên, không thể đạt đến giác ngộ nội tâm thông qua lối sống khổ hạnh của mình, Gautama bắt đầu thực hành một cách sống ôn hòa hơn. Khi điều này giúp Ngài đạt được một số hiểu biết về bản thân và thế giới, Ngài bắt đầu dạy rằng cuộc sống nên được cân bằng (được gọi là “Con đường trung đạo”) hơn là trong những hình thức cực đoan.
Để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi của mình về nỗi đau khổ của con người, Gautama đã thiền định một đêm cho đến khi đạt được giác ngộ. Trong thời điểm này, Ngài được biết đến là Đức Phật và tiếp tục giảng dạy những gì đã học được. Giáo lý mới của Ngài được gọi là Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế. Những điều này đã trở thành nền tảng của Phật giáo. Đức Phật thúc đẩy sự đoàn kết giữa các tín đồ của mình, cho phép mọi tầng lớp, chủng tộc, giới tính và xuất thân tham gia. Mục tiêu chấm dứt đau khổ của lộ trình giải thoát và đạt tới sự thức tỉnh tâm linh đã tiếp tục ảnh hưởng đến một số đức tin tôn giáo, cũng như văn học tâm linh và giáo lý triết học.
Leaders Who Promoted World Peace And Non-Violence
World Atlas
In a world that sometimes seems full of violence against humanity, it can be good to remember that this negativity is not a constant truth. In fact, it is more often than not that peace and nonviolence have led successful revolutions for change. Below is a look at 5 famous leaders who are known for their promotion of nonviolent protest against unfair treatment.
5. Dalai Lama
The Dalai Lama is the spiritual leader of Buddhists in Tibet and important political leader. Faced with a strong opposition and threatened with assassination, the Dalai Lama and his followers were forced to flee the country and now live in Dharamsala in northern India. From here, these individuals have established an alternative Tibetan government, or government-in-exile. This government has created a type of Bill of Rights for other Tibetans living in exile, which includes the freedom of assembly, movement, free speech, and religious observation.
The Dalai Lama stayed true to his message of nonviolent resistance, humanitarian outreach, and love and compassion for mankind. He travels the world spreading public awareness about the plight of Tibetans through books, conferences, workshops, and lectures. In each of his public appearances, the Dalai Lama relays the importance of religious tolerance and understanding around the world. His plan for the independence of Tibet, known as the Five Point Peace Plan, outlines a peaceful approach to reconciliation with China. In it, he suggests that Tibet exist as a sanctuary of peaceful coexistence and environmental preservation. He became a Nobel Peace Prize recipient in 1989.
4. Martin Luther King Jr.
Martin Luther King, Jr. was a famous nonviolent civil rights activist and Baptist minister. He led the peaceful resistance against racial segregation policies in the US during the 1950’s and 1960s. Martin Luther King, Jr. promoted the idea of racial equality and led civil disobedience protests and demonstrations to fight against political injustice. He traveled around the country organizing civil rights protesters and giving speeches. His most famous speech, “I Have a Dream”, highlighted the idea that all people could and should one day be equal as brothers. He gave this speech on August 28, 1963 at the Lincoln Memorial in Washington, DC, bringing together more than 200,000 participants.
He is often noted for his nonviolent activism which brought about significant change in US civil rights, leading to the abolition of legal segregation of African American citizens. Additionally, he is responsible for the implementation of the Civil Rights Act of 1964 and the Voting Rights Act of 1965. King was awarded the Nobel Peace Prize in 1964. He was assassinated in 1968. Martin Luther King, Jr. continues to be remembered as a peaceful political leader who dedicated his life to achieving social justice. A US federal holiday has been established in his honor and several public buildings, schools and memorials have been named after him.
3. Mahatma Gandhi
Mahatma Gandhi is perhaps one of the most revered nonviolent leaders in the world. He led the movement for the independence of India from Great Britain and his peaceful protests have since become the framework for nonviolent civil disobedience around the world. He organized massive boycotts throughout India, including: calling on parents to stop taking their children to public school, telling Indian public officials to stop working for the British government, requesting military members to resign from their positions, and requesting citizens to stop paying taxes and to refuse to buy British products. He also worked to promote peace between Muslims and Hindus.
On of Gandhi’s most symbolic acts was the Salt March, which led protesters to walk 240 miles to the Arabian Sea to evaporate seawater and collect the remaining salt, defying the British Salt Acts. The march began with 24 people and grew to over 60,000 by the time they reached the sea. At 78 years of age, Gandhi was assassinated by a fellow Hindu who did not believe in peaceful unity with Muslims. The memory of Gandhi and his form of peaceful civil disobedience lives on, inspiring and giving hope to marginalized communities around the globe.
2. Jain Tirthankara Rishabhanatha
Rishabhanatha was the first Teaching God (Tirthankara) of Jainism during its current half cycle. According to India’s first Vice President, records indicate that Rishabhanatha was being worshipped as long ago as the 1st century BC. He played a significant role in the development of society during that time, encouraging the shift from a tribal lifestyle to a more organized one. His kingdom was known to be friendly and peaceful.
Despite having the physical stature of a warrior, Rishabhanatha is remembered for promoting nonviolence and peace. He is believed to have lived an austere lifestyle and Jainist legend suggests that he did this for a thousand years. During this time, he both reached omniscience and spread the message of Jainism, which is one of nonviolence, non-possessiveness, and non-absolutism. Followers of Jainism continue to follow this lifestyle, practicing vegetarianism, prayer, meditation, and peaceful interaction with other humans.
1. Gautama Buddha
Gautama Buddha, born Siddhartha Gautama in 6th century B.C.E, was a spiritual leader whose teachings founded the Buddhist religion. He began his adult life by studying and practicing various religious teachings and living an ascetic (absent from indulgence) lifestyle. This led to his role as a religious leader. However, unable to reach inner enlightenment through his ascetic lifestyle, Gautama began to practice a more moderate way of living. When this helped him reach some understanding of himself and the world, he began to teach that life should be lived in balance (called the “Middle Way”) rather than in extreme forms.
Seeking the answers to his questions about human suffering, Gautama meditated one night until he reached pure enlightenment. In this moment, he became known as Buddha and went on to teach what he had learned. His new teachings are known as the Eightfold Path and the Four Noble Truths. These have become the foundation of Buddhism. Buddha promoted unity within his followers, allowing all classes, races, sexes, and backgrounds to join the movement. His goal of ending human suffering and reaching spiritual awakening has gone on to influence several religious faiths, as well as spiritual literature and philosophical teachings.