
Tại sao nhiều người Mỹ nghĩ rằng Phật giáo chỉ là một triết học
Ở Đông Nam Á, các tín đồ Phật giáo kỷ niệm ngày Đức Phật nhập diệt và thành đạo vào tháng Hai. Nhưng tại ngôi thiền viện của tôi ở Bắc Carolina, ngày thành đạo của Đức Phật được tưởng niệm vào mùa lễ của tháng 12, với một buổi nói chuyện ngắn cho trẻ em, một buổi lễ dưới ánh nến và một bữa ăn tối sau lễ kỷ niệm.
Chào mừng bạn đến với Phật giáo, kiểu Mỹ!
Ảnh hưởng ban đầu
Phật giáo đã đi vào tâm thức văn hóa của người Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Đó là thời kỳ mà những quan niệm lãng mạn về chủ nghĩa thần bí phương Đông kỳ lạ đã thúc đẩy trí tưởng tượng của các nhà thơ-nhà triết học Mỹ, những người sành nghệ thuật và các học giả sơ khai về các tôn giáo thế giới.
Các nhà thơ siêu việt như Henry David Thoreau và Ralph Waldo Emerson đọc rất sâu triết học Ấn Độ giáo và Phật giáo, cũng như Henry Steel Olcott, người đã đến Sri Lanka vào năm 1880, quy ngưỡng Phật giáo và thành lập dòng triết học thần bí phổ biến gọi là Thông Thiên Học.
Trong khi đó, những người sành sỏi về nghệ thuật Phật giáo đã giới thiệu cho nước Mỹ vẻ đẹp của truyền thống văn hóa Phật Giáo. Nhà sử học nghệ thuật và giáo sư triết học Ernest Fenellosa, cũng như người bạn đồng hành của ông ở Bostonian William Sturgis Bigelow, là một trong những người Mỹ đầu tiên đến Nhật Bản, quy ngưỡng Phật giáo và say mê sưu tầm nghệ thuật Phật giáo. Khi họ trở về nhà, công trình của họ đã trở thành cốt lõi của buổi ra mắt bộ sưu tập Nghệ thuật Châu Á tại Bảo tàng Mỹ thuật, Boston.
Đồng thời, các học giả đầu tiên của các tôn giáo thế giới như Paul Carus đã làm cho giáo lý Phật giáo dễ tiếp cận với người Mỹ. Ông đã xuất bản “Giáo nghĩa của Phật”, một bộ sưu tập truyện ngụ ngôn Phật giáo bán chạy nhất, một năm sau khi tham dự Hội nghị Tôn giáo Thế giới ở Chicago vào năm 1893. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, các đại diện từ các tôn giáo lớn trên thế giới cùng nhau tham dự, tìm hiểu về truyền thống tâm linh của nhau.
Phái đoàn Phật giáo ở Chicago bao gồm thiền sư Nhật Bản Shaku Sōen và nhà cải cách Phật giáo Sri Lanka Anagārika Dharmapāla, bản thân ông đã nghiên cứu khoa học và triết học phương Tây để hiện đại hóa truyền thống của mình. Những Phật tử chịu ảnh hưởng của phương Tây này đã giới thiệu truyền thống của họ với khán giả phương Tây hiện đại như một truyền thống “phi hữu thần” và “duy lý” không có thần linh cạnh tranh, niềm tin phi lý hoặc những cầu khẩn được cho là vô nghĩa.
Trên thực tế, Phật giáo truyền thống cũng có nhiều vị “thần”, giáo lý và nghi lễ, cũng như các văn bản thiêng liêng, Sư tăng được phong chức, đạo đức, sự phát triển giáo phái và các yếu tố khác mà người ta thường liên kết với bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào. Nhưng tại Hội nghị Thế giới năm 1893, các bậc thầy Phật giáo đã ưu ái trình bày truyền thống thiền định của họ đối với nước Mỹ hiện đại chỉ như một triết học thực tiễn, không phải là một tôn giáo. Nhận thức này về Phật giáo vẫn tồn tại ở Mỹ cho đến ngày nay.
Điều này, các Phật tử không cố ý xuyên tạc truyền thống của họ hoặc chỉ nói với người Mỹ những gì họ muốn nghe. Họ đã thành thật trong nỗ lực biến một truyền thống 2500 tuổi có liên quan đến cuối thế kỷ 19.
Nhưng cuối cùng họ chỉ cấy được một vài nhánh của cây đại thụ Phật giáo – thật sự là hơn nhiều – vào đất Mỹ. Chỉ có một số triết học Phật giáo, nghệ thuật và thiền định du nhập vào châu Mỹ, trong khi nhiều yếu tố truyền thống khác của Phật giáo vẫn còn sót lại ở châu Á.
Phật giáo ở Mỹ
Tuy nhiên, ngay khi nó được trồng ở đây, người Mỹ đã trở nên đặc biệt say mê với sức hấp dẫn huyền bí của thiền định Phật giáo.
Thiền sư Daisetsu Teitaro Suzuki, là học trò và dịch giả của Thiền sư Shaku Sōen Nhật Bản tại Hội Nghị Thế giới, đã có ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ và trí thức hàng đầu trong thời kỳ hậu chiến. Nhờ các tác phẩm phổ biến của ông và các làn sóng tiếp theo của các giáo viên Phật giáo châu Á và Mỹ, Phật giáo đã tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của văn hóa Mỹ.
Các sáng kiến về công bằng xã hội và môi trường đã bao trùm một phong trào được gọi là “Phật giáo tiếp hiện” kể từ khi Martin Luther King Jr. đề cử người sáng lập, nhà sư Việt Nam và nhà hoạt động chống chiến tranh Thích Nhất Hạnh, cho giải Nobel Hòa bình năm 1967. Dòng Phật giáo của ông Interbeing tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu tâm, bất bạo động cho những mối quan tâm đạo đức cấp bách nhất trên thế giới.
Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ cũng đã được phong phú hóa nhờ trường đại học liên kết với Phật giáo đầu tiên của nó tại Naropa ở Colorado, mở đường cho các cơ sở giáo dục cao hơn của Phật giáo như Đại học Soka và đại học West ở California, cũng như Cao đẳng Maitripa ở Oregon.
Ngành y khoa cũng đã tích hợp phương pháp giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm vào các liệu pháp chính thống và nhiều chương trình quản lý cơn giận trong tù dựa trên các kỹ thuật chiêm nghiệm của Phật giáo như thiền minh sát Vipassana.
Điều này cũng đúng với ngành công nghiệp giải trí đã lồng ghép chủ đề Phật giáo vào các bộ phim bom tấn của Hollywood, chẳng hạn như “The Matrix”. Ngay cả những vận động viên điền kinh chuyên nghiệp cũng đã sử dụng các chiến lược huấn luyện Thiền và nâng cao hiểu biết của người Mỹ về Phật giáo không phải là một “tôn giáo” mà là một “triết lý dân gian” với các ứng dụng rộng rãi.
Sự hấp dẫn ly kỳ
Nhưng “Phật giáo quần chúng” (thực dụng, thế tục hóa) của Mỹ cũng đã tạo ra một số hậu quả không lường trước được. Các tác phẩm của Suzuki đã ảnh hưởng rất nhiều đến Jack Kerouac, tác giả nổi tiếng của Thế hệ Beat của “On the Road” và “The Dharma Bums”. Nhưng Suzuki coi Kerouac là một “kẻ mạo nhận lập dị” bởi vì anh ta chỉ tìm kiếm sự tự do tỉnh thức của Phật giáo mà không có nghiêm túc thực hành.
Những nhà thơ khác của Beat, hippies và sau này là những người tự lực cánh sinh cho New Age DIY cũng đã nhầm lẫn một cách nghịch lý Phật giáo với một loại buông thả lòng tự ái, tự trọng, bất chấp những lời dạy về lòng vị tha và từ bi của nó. Vẫn còn những người khác đã khai thác sức hấp dẫn kỳ lạ của nó về mặt thương mại để bán mọi thứ từ “Thiền trà” đến “Bia Phật Di Lặc”, điều này đặc biệt mỉa mai vì quy định truyền thống của Phật giáo chống lại rượu và các chất gây say khác.
Kết quả là, việc xây dựng Phật giáo “phi tôn giáo” đã đóng góp nhiều vào hiện tượng “tâm linh nhưng không tôn giáo” đương thời, cũng như phong trào chánh niệm được thế tục hóa và biến tướng hóa ở Mỹ.
Chúng ta có thể chỉ mới cấy được một nhánh nhỏ của cây bồ đề lớn của Phật giáo ở Mỹ, nhưng cách cắt ghép của chúng ta ít nhiều thích nghi và bén rễ vào thời đại thế tục này, thời của khoa học và thương mại hóa cao. Tốt hơn và cả tệ hơn, đó là Phật giáo, kiểu Mỹ.
____________________________________________
Source: Pamela Winfield | The Conversation | Why so many Americans think Buddhism is just a philosophy