
Chọn lọc mạng truyền thông xã hội
phù hợp và tốt nhất cho trẻ
Giáo dục cho con cái của bạn về những rủi ro của mạng xã hội và giải thích cho các cháu về việc nó có thể gây hại cũng như hữu ích như thế nào. Ví dụ, hãy dạy các cháu về nguy cơ của việc “chia sẻ quá mức”.
Khuyến khích con bạn dành nhiều thời gian hơn trong mối giao tiếp thực tế hơn là “giao tiếp trên mạng xã hội”.
Khuyên bảo con bạn dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động và tình bạn trong đời thực – Tương tác mặt đối mặt, gặp gỡ nhau thực sự sâu sắc và ấm áp hơn tình bạn trực tuyến, qua đó, các cháu học hỏi thêm các kỹ năng xã hội trong các mối giao hảo với bạn bè của mình. Tình bạn trực tuyến không dạy con bạn lắng nghe các tín hiệu thanh âm tinh tế, diễn giải ngôn ngữ cơ thể và thích ứng với các tính cách khác nhau – những kỹ năng thường quan trọng để tồn tại trong thế giới thực.
Khuyến khích niềm đam mê hoặc sở thích khác của các cháu – Thay vì liên tục bảo chúng ngừng truy cập mạng, hãy khám phá những sở thích khác của con và nuôi dưỡng, phát triển chúng. Ví dụ như thể thao, chơi nhạc cụ, viết lách, thủ công, …v.v. Lên kế hoạch, chương trình cho những hoạt động thực tế như vậy, cùng tham dự hoặc hỗ trợ khi thấy các cháu tích cực tham gia vào những sinh hoạt đại loại như thế mà các cháu đam mê.
Đề nghị các cháu tận dụng mạng xã hội để nâng cao khả năng học tập, hợp tác với các sinh viên khác, không chỉ để “chơi” và nói những điều vô nghĩa. Dạy con bạn phân biệt đâu là chất, đâu là rác. Bạn cũng nên cảnh báo các con không tham gia vào mặt tối của mạng xã hội như bắt nạt, trên mạng, theo dõi, chia sẻ tài liệu không phù hợp…v.v.
Nếu có thể, hãy giám sát hoạt động trực tuyến của con bạn để bảo vệ con bạn khỏi những kẻ săn mồi trực tuyến và các mối nguy hiểm khác – Đừng để bị lừa rằng con bạn đang trực tuyến vì nghiên cứu và học tập ở trường. Bạn nên thường xuyên nhận biết những gì con bạn làm trên mạng hoặc những gì trẻ làm trước máy tính.
Nếu con bạn cảm thấy lo lắng về việc bạn bè của con có vẻ đang sống tốt hơn con như thế nào, hãy nhắc con nhớ rằng những hình ảnh và bài đăng của bạn bè con được chọn lọc và không đại diện cho toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của bạn bè con và chúng có thể chỉ chia sẻ những phần tốt nhất. Hãy khuyên nhũ con bạn dành ít thời gian lại, đừng bận tâm nhiều về các nguồn cung cấp dữ liệu này nếu điều đó khiến con bạn không hài lòng.
Cùng tham gia các phương tiện truyền thông xã hội mà các cháu đang dự phần để có thể hiểu được cách chúng hoạt động và hiểu được tác động của chúng đối với con mình ra sao. Ngoài ra, nếu có thể, hãy theo dõi các cháu nhằm biết về các hoạt động của con trên mạng.
Khi bạn tham gia mạng xã hội của con mình, chỉ cần ẩn nấp hoặc trở thành một người bạn im lặng, cẩn trọng. Bạn có thể thích nhưng tránh hoặc hạn chế bình luận vì điều này có thể khiến các cháu và những người bạn trực tuyến của con ái ngại, né tránh, thậm chí cắt đứt truyền thông.
Nhấn mạnh với con bạn sự khác biệt giữa mối quan hệ ngoài đời thực và mối quan hệ trực tuyến – Ví dụ, có 5000 người bạn trên Facebook, không nhất thiết đó nghĩa là mình nổi tiếng.
Ở độ tuổi mà các cháu có thể dễ dàng trở thành mồi ngon của những ảnh hưởng xấu trên mạng, hãy để màn hình máy tính dễ dàng hiển thị cho bạn bằng cách đặt máy tính ở nơi bạn thường xuyên qua lại. Không đặt nó trên một góc khuất.
Nếu con bạn có vẻ khó chịu sau khi nhìn vào điện thoại hoặc thiết bị của mình, hãy hỏi con về điều đó. Một nghiên cứu của CNN cho thấy rằng nếu cha mẹ tham gia vào các hoạt động truyền thông xã hội của con cái, con cái của họ sẽ ít khó chịu với những gì xảy ra với chúng trên mạng.
Nhấn mạnh cho con bạn hiểu sự khác biệt giữa viết và đánh vần trên mạng xã hội và viết trong thế giới thực.
Như trong mọi thứ, hãy sử dụng mạng xã hội một cách điều độ. Nó không thể thay thế cho các mối quan hệ ngoài đời thực và các hoạt động theo đuổi đáng giá khác như đọc sách và thể thao…v.v.
Quảng Pháp Trần Minh Triết | Tu Thư Sen Trắng dịch Việt và ghi chú
How Parents Can Make The Most
Of Kids Social Networking
- Educate your child about the risks of social media and explain to him how it can be harmful as well as helpful. Teach your child about the danger of “oversharing”, for example.
- Encourage your kid to spend more time – considerably more time – in actual communication than “social networking communication”.
- Tell your kid to spend more time in real-life friendships and activities – Real face-to-face interaction is deeper and warmer than online friendships. Your kid learn more social skills in relating to and having face-to-face communication with his friends. Online friendships does not teach your kid to listen to subtle vocal cues, interpret body language, and adapt to different personalities – skills that are often important to survive in the real world.
- Encourage your child’s other passion or interest – Instead of constantly telling your kid to stop going online, discover his other interests and nurture them. Examples of these are sports, playing a musical instrument, writing, crafts, etc. Schedule these real life activities for him, or support him when he is engaged on non-online activities that he is passionate about.
- Suggest to your kid to take advantage of social networking to enhance learning, to collaborate with fellow students, not just for “hanging out” and spewing nonsense. Teach your kid to differentiate between what has substance, and what is mere trash. You should also warn him not to engage in the darker side of social networking like cyberbullying, stalking, sharing inappropriate materials, etc.
- If possible, supervise your kid’s online activity to protect him from online predators and other dangers – Do not be deceived that your kid is online because of school research and studying. You should be constantly aware of what your kid does online or what he does in front of the computer.
- If your child feels anxious about how her friends seem to be living a better life than her, remind her that the images and postings of her friends are curated, and does not represent the whole story of her friends’ life, and they are probably just sharing the best parts. Tell your child to spend less time scrolling her feed if it makes her unhappy
- Join the social media that your child belongs to so you will have a sense of how they work and understand the impact they can have on your child. Also if possible, follow your child so you are aware of her activities online.
- When you join your child’s social network, just lurk or be a silent, watchful friend. You may like but avoid or refrain from commenting as this may turn her and her online friends off.
- Emphasize to your kid the difference between real-life and online relationships – Having 500 friends in Facebook, for example, does not necessarily mean that he is popular.
- At an age when your kid can easily fall prey to bad online influences, have the computer screen readily visible to you by putting the computer in a place where you regularly pass by. Do not position it on a hidden corner or angle.
- If your child seems upset after looking at her phone or device, ask her about it. A CNN study shows that if parents are involved with their children’s social media activities, their children are less likely to be upset with what happens to them online.
- Emphasize to your child the difference between writing and spelling for social networking and real world writing.
- As in everything, use social networking in moderation. It cannot take the place of real-life relationships and other worthwhile pursuits like reading books and sports.