
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Hòa bình và An lạc nội tâm với đám đông 60,000 người
ở công viên Trung Tâm, New York, Hoa Kỳ ngày 21 tháng 9 năm 2003 | Ảnh: Manuel Bauer
Ở cấp độ cơ bản, là con người, chúng ta đều giống nhau. Mỗi người trong chúng ta đều khao khát hạnh phúc và không ai muốn khổ đau. Đó là lý do tại sao mỗi khi có cơ hội, tôi luôn cố gắng thu hút sự chú ý của mọi người đến điều mà – những ai là thành viên của gia đình nhân loại – chúng ta đều có điểm chung và bản chất kết nối sâu sắc về sự tồn tại và phúc lợi của chúng ta.
Ngày nay, ngày càng có nhiều công nhận, cũng như ngày càng nhiều bằng chứng khoa học khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa trạng thái của tâm thức và hạnh phúc của chúng ta. Mặt khác, nhiều người trong chúng ta sống trong xã hội phát triển về vật chất nhưng có rất nhiều người không hạnh phúc. Ngay bên dưới bề mặt của sự sung túc có một loại rối loạn tâm thần, dẫn đến sự thất vọng, những cuộc tranh cãi không cần thiết, bị lệ thuộc vào ma túy hay rượu chè, và trong trường hợp xấu nhất là tự sát. Không có gì bảo đảm rằng chỉ riêng sự sung túc có thể đem lại niềm vui hay sự thành đạt mà bạn tìm kiếm. Các bạn của quý vị cũng nói vậy thôi. Khi quý vị đang trong trạng thái tức giận hay thù hận, thì ngay cả một người bạn vô cùng thân thiết cũng có thể xuất hiện như băng giá, lạnh lùng, xa cách và quấy rầy.
Tuy nhiên, là con người, chúng ta được ban tặng cho một trí thông minh tuyệt vời. Ngoài ra, con người còn có khả năng rất quyết tâm và có khả năng chỉ đạo ý thức mạnh mẽ đó theo chiều hướng mà họ muốn. Bao lâu mà chúng ta còn nhớ rằng chúng ta có món quà kỳ diệu này về sự thông minh của con người cùng với khả năng phát triển sự quyết tâm và sử dụng nó theo chiều hướng tích cực, thì chúng ta sẽ bảo vệ được sức khỏe tinh thần của mình. Sự nhận ra được rằng chúng ta có tiềm năng to lớn này sẽ tạo cho chúng ta một sức mạnh nền tảng. Sự nhận ra này đóng vai trò như một cơ chế giúp chúng ta đối phó với bất kỳ khó khăn nào, bất cứ tình huống nào mà không mất đi niềm hy vọng hoặc bị chìm vào cảm giác thiếu tự tin.
Tôi viết lên điều này như một người đã bị mất tự do ở tuổi 16, rồi mất cả Tổ quốc của mình khi lên 24 tuổi. Do đó, tôi đã sống lưu vong trong hơn 50 năm, trong thời gian đó, người Tây Tạng chúng tôi đã cống hiến để gìn giữ bản chất Tây Tạng sống mãi và bảo tồn văn hóa và giá trị của chúng tôi. Hầu hết những tháng ngày này, những tin tức từ Tây Tạng thật đau lòng, nhưng những người sống trong những thách thức này không ai bỏ cuộc cả! Một trong những phương pháp mà bản thân tôi cảm thấy rất hữu ích là vun trồng ý tưởng rằng: nếu tình huống như vậy có thể giải quyết được thì không cần phải âu lo. Hay nói cách khác, nếu có một giải pháp để thoát khỏi khó khăn đó, thì bạn không cần phải cảm thấy bị áp lực. Hành động thích hợp là tìm kiếm cho ra giải pháp. Tiêu tốn năng lượng để tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp thì rõ ràng có ý nghĩa hơn là lo lắng cho vấn đề. Ngoài ra, nếu không có giải pháp, không có khả năng giải quyết, thế thì cũng không có điểm nào để phải lo âu vì – dẫu sao – bạn cũng không thể làm được bất cứ điều gì. Trong trường hợp đó, bạn càng sớm chấp nhận thực tế chừng nào, thì nó càng dễ hơn cho bạn chừng nấy. Cách làm này tất nhiên, đối diện trực tiếp với vấn đề và chọn lấy cái nhìn thực tế. Nếu không, bạn sẽ không thể biết được liệu có giải pháp cho vấn đề hay không.
Chọn lấy một cái nhìn thực tế và nuôi dưỡng một động lực thích hợp có thể là lá chắn ngăn bạn khỏi cảm giác sợ hãi và lo âu. Nếu bạn phát triển một động cơ thực sự và chân thành, nếu bạn được thôi thúc bởi một ước muốn giúp đỡ trên cơ bản lòng tốt, sự bi mẫn và lòng kính trọng, rồi bạn tiếp tục trong bất cứ công việc nào, lĩnh vực nào và thực thi hiệu quả hơn, với ít lo âu sợ hãi hơn, không lo ngại người khác nghĩ gì hay dù bạn cuối cùng sẽ đạt tới mục tiêu thành công hay không. Ngay cả khi bạn không đạt được mục tiêu, bạn cũng cảm thấy tốt vì mình đã nỗ lực. Nhưng với một động cơ không tốt, mọi người có thể khen ngợi bạn, hoặc bạn có thể đạt được mục tiêu, nhưng bạn vẫn không thể cảm thấy hạnh phúc.
Một lần nữa, đôi khi chúng ta cảm thấy cuộc sống mình không đạt yêu cầu, chúng ta cảm thấy bị choáng ngợp bởi những khó khăn phải đối mặt. Điều này xảy ra cho tất cả chúng ta ở từng mức độ khác nhau theo từng thời điểm khác nhau. Khi nó xảy đến, chúng ta sẽ nỗ lực hết sức để tìm cách nâng cao tinh thần cho mình. Chúng ta có thể làm được bằng cách nhớ lại những lúc ta được may mắn. Ví dụ như – chúng ta có thể được yêu thương bởi ai đó, chúng ta có thể có một số tài năng nào đó, chúng ta có thể được học hành đến nơi đến chốn, chúng ta có thể có đủ đầy các nhu cầu cơ bản – thực phẩm để ăn, quần áo để mặc, nơi nào đó để sống – chúng ta có thể đã từng rất vị tha trong quá khứ. Chúng ta cần xem xét tới cả những khía cạnh tích cực nhỏ nhất trong đời mình. Bởi vì nếu chúng ta thất bại trong việc tìm ra cách để tự làm cho mình trở nên vững chãi lên, thì điều đó thật là nguy hiểm bởi lẽ ta sẽ bị chìm đắm trong cảm giác bất lực. Điều này có thể dẫn chúng ta đến chỗ tin rằng mình không có khả năng để làm bất cứ việc tốt nào. Như thế, chúng ta lại tạo điều kiện cho những nỗi tuyệt vọng.
Là một tu sĩ Phật giáo, tôi học được rằng, nguyên nhân chính làm xáo trộn sự an lạc nội tâm chính là cái mà chúng ta gọi là cảm xúc gây rối – phiền não. Tất cả những ý nghĩ, cảm xúc đó và những sự kiện tinh thần phản ảnh những trạng thái tâm tiêu cực, thiếu từ bi chắc chắn sẽ phá hỏng sự trải nghiệm an lạc nội tâm của chúng ta. Tất cả những ý nghĩ và cảm xúc tiêu cực của chúng ta – như sân giận, hận thù, kiêu hãnh, ham muốn, tham lam, ganh tị, v…v…được xem là cội nguồn của khó khăn, bị quấy rầy. Tư tưởng và cảm xúc tiêu cực là những cản trở cho hầu hết các nguồn cảm hứng cơ bản – để được hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau. Khi chúng ta hành động dưới sự ảnh hưởng của chúng, ta không chú ý đến sự ảnh hưởng của những hành động của mình lên người khác: đó là nguyên nhân của những cách hành xử phá hoại của chúng ta, cho chính mình và cho người khác. Giết người, tai tiếng và lừa dối, tất cả đều có nguồn gốc của nó chính là những cảm xúc phiền não.
Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến câu hỏi – chúng ta có thể huấn luyện tâm thức? Có nhiều phương pháp để huấn luyện tâm. Trong số đó, theo truyền thống Phật giáo, là một hướng dẫn đặc biệt gọi là rèn luyện tâm, tập trung trưởng dưỡng sự quan tâm đối với người khác và biến nghịch cảnh thành lợi thế. Chính lối suy nghĩ này chuyển hóa những vấn đề rắc rối trở thành niềm hạnh phúc, điều này đã giúp người dân Tây Tạng duy trì phẩm giá và tinh thần của mình để đối mặt với những khó khăn to lớn. Tôi đã tìm thấy lời khuyên này từ lợi ích thực hành lớn lao trong cuộc sống của riêng tôi.
Một bậc Thầy vĩ đại của Tây Tạng về sự rèn luyện tâm thức đã nhấn mạnh rằng một trong những phẩm chất tuyệt vời của tâm thức là có thể chuyển hoá. Tôi không có bất cứ sự nghi ngờ nào đối với những người chuyển hóa tâm thức của họ rằng họ có thể khắc phục được những cảm xúc tiêu cực của mình để đạt được sự an lạc trong tâm hồn, và theo thời gian, họ sẽ thay đổi được trạng thái của tâm thức và cách xử sự đối với con người và sự kiện. Tâm trí của họ sẽ trở nên tích cực và kỷ luật hơn. Và tôi chắc chắn rằng họ sẽ tìm thấy được niềm an lạc hạnh phúc tăng trưởng khi họ phụng sự cho tha nhân. Tôi cầu nguyện cho những người thực hiện điều này sẽ được gia hộ và thành tựu được mục đích của mình.
Đạt Lai Lạt Ma
Ngày 31 tháng 12, 2010
_____________________________
Được xuất bản từ nguồn của Hindustan Times, Ấn Độ, ngày 03 tháng 01, 2011
Countering Stress and Depression
At a fundamental level, as human beings, we are all the same; each one of us aspires to happiness and each one of us does not wish to suffer. This is why, whenever I have the opportunity, I try to draw people’s attention to what as members of the human family we have in common and the deeply interconnected nature of our existence and welfare.
The Dalai Lama speaking about peace and inner happiness to a crowd of 60,000 in Central Park, New York City, USA on September 21, 2003. (Photo by Manuel Bauer
The Dalai Lama speaking about peace and inner happiness to a crowd of 60,000 in Central Park, New York City, USA on September 21, 2003. (Photo by Manuel Bauer
Today, there is increasing recognition, as well as a growing body of scientific evidence, that confirms the close connection between our own states of mind and our happiness. On the one hand, many of us live in societies that are very developed materially, yet among us are many people who are not very happy. Just underneath the beautiful surface of affluence there is a kind of mental unrest, leading to frustration, unnecessary quarrels, reliance on drugs or alcohol, and in the worst case, suicide. There is no guarantee that wealth alone can give you the joy or fulfilment that you seek. The same can be said of your friends too. When you are in an intense state of anger or hatred, even a very close friend appears to you as somehow frosty, or cold, distant, and annoying.
However, as human beings we are gifted with this wonderful human intelligence. Besides that, all human beings have the capacity to be very determined and to direct that strong sense of determination in whatever direction they like. So long as we remember that we have this marvellous gift of human intelligence and a capacity to develop determination and use it in positive ways, we will preserve our underlying mental health. Realizing we have this great human potential gives us a fundamental strength. This recognition can act as a mechanism that enables us to deal with any difficulty, no matter what situation we are facing, without losing hope or sinking into feelings of low self-esteem.
I write this as someone who lost his freedom at the age of 16, then lost his country at the age of 24. Consequently, I have lived in exile for more than 50 years during which we Tibetans have dedicated ourselves to keeping the Tibetan identity alive and preserving our culture and values. On most days the news from Tibet is heartbreaking, and yet none of these challenges gives grounds for giving up. One of the approaches that I personally find useful is to cultivate the thought: If the situation or problem is such that it can be remedied, then there is no need to worry about it. In other words, if there is a solution or a way out of the difficulty, you do not need to be overwhelmed by it. The appropriate action is to seek its solution. Then it is clearly more sensible to spend your energy focussing on the solution rather than worrying about the problem. Alternatively, if there is no solution, no possibility of resolution, then there is also no point in being worried about it, because you cannot do anything about it anyway. In that case, the sooner you accept this fact, the easier it will be for you. This formula, of course, implies directly confronting the problem and taking a realistic view. Otherwise you will be unable to find out whether or not there is a resolution to the problem
Taking a realistic view and cultivating a proper motivation can also shield you against feelings of fear and anxiety. If you develop a pure and sincere motivation, if you are motivated by a wish to help on the basis of kindness, compassion, and respect, then you can carry on any kind of work, in any field, and function more effectively with less fear or worry, not being afraid of what others think or whether you ultimately will be successful in reaching your goal. Even if you fail to achieve your goal, you can feel good about having made the effort. But with a bad motivation, people can praise you or you can achieve goals, but you still will not be happy.
Again, we may sometimes feel that our whole lives are unsatisfactory, we feel on the point of being overwhelmed by the difficulties that confront us. This happens to us all in varying degrees from time to time. When this occurs, it is vital that we make every effort to find a way of lifting our spirits. We can do this by recollecting our good fortune. We may, for example, be loved by someone; we may have certain talents; we may have received a good education; we may have our basic needs provided for – food to eat, clothes to wear, somewhere to live – we may have performed certain altruistic deeds in the past. We must take into consideration even the slightest positive aspect of our lives. For if we fail to find some way of uplifting ourselves, there is every danger of sinking further into our sense of powerlessness. This can lead us to believe that we have no capacity for doing good whatsoever. Thus we create the conditions of despair itself.
As a Buddhist monk I have learned that what principally upsets our inner peace is what we call disturbing emotions. All those thoughts, emotions, and mental events which reflect a negative or uncompassionate state of mind inevitably undermine our experience of inner peace. All our negative thoughts and emotions – such as hatred, anger, pride, lust, greed, envy, and so on – are considered to be sources of difficulty, to be disturbing. Negative thoughts and emotions are what obstruct our most basic aspiration – to be happy and to avoid suffering. When we act under their influence, we become oblivious to the impact our actions have on others: they are thus the cause of our destructive behaviour both toward others and to ourselves. Murder, scandal, and deceit all have their origin in disturbing emotions.
This inevitably gives rise to the question – can we train the mind? There are many methods by which to do this. Among these, in the Buddhist tradition, is a special instruction called mind training, which focuses on cultivating concern for others and turning adversity to advantage. It is this pattern of thought, transforming problems into happiness that has enabled the Tibetan people to maintain their dignity and spirit in the face of great difficulties. Indeed I have found this advice of great practical benefit in my own life.
A great Tibetan teacher of mind training once remarked that one of the mind’s most marvellous qualities is that it can be transformed. I have no doubt that those who attempt to transform their minds, overcome their disturbing emotions and achieve a sense of inner peace, will, over a period of time, notice a change in their mental attitudes and responses to people and events. Their minds will become more disciplined and positive. And I am sure they will find their own sense of happiness grow as they contribute to the greater happiness of others. I offer my prayers that everyone who makes this their goal will be blessed with success.
The Dalai Lama
December 31, 2010
____________________________________
Originally published in the Hindustan Times, India, on January 3rd, 2011
[ Nguồn: VĂN PHÒNG THÁNH ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ]