
Ảnh minh họa (Facebook Nguyên Túc)
Các em Thanh Thiếu thương của anh,
Anh đã nghe, xem, và đọc những tâm tư của các em. Và anh tin là anh hiểu các em, như hiểu được tâm tư của các con của anh trước những bất công trong xã hội đang xảy ra tại nước Mỹ, và khắp nơi trên thế giới. Sống ở đời, điều quý nhất là mình cần dám sống để góp phần chấm dứt sự tàn bạo (brutality), sự phân biệt chủng tộc (racism), và sự bất bình đẳng (inequities). Người da màu là những nhân chứng của lịch sử phân biệt chủng tộc khi xã hội cho phép phân biệt đối xử và sự vi phạm nhân quyền. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã không cho con người cất tiếng nói đòi tự do.
Làm sao mình sống thản nhiên trước những sự việc như vậy?
Các em lớn lên từ Oanh Vũ, chắc các em nhớ ba điều ghi nhớ và hành động dễ thương nho nhỏ của mình.
- Em tưởng nhớ Phật.
Em kính mến cha mẹ, và thuận thảo với anh chị em.
Em thương người và vật.
Các em biết tại sao, các bậc tiền bối mình sắp các điều ghi nhớ theo thứ tự trên hay không? Bởi vì, chúng ta là người con Phật, tự làm hoàn thiện cá nhân mình (Em tưởng nhớ Phật), rồi tự tập sống hạnh phúc trong gia đình nhỏ của mình (Cha mẹ, anh chị em), rồi “mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống” với xã hội.
Anh muốn nhắc các điều luật Oanh Vũ – vì các anh chị luôn che chắn bảo hộ cho các em trước “sóng gió cuộc đời” khi các em chưa đủ lông đủ cánh đối diện cuộc đời, nhất là khi các em chưa đến tuổi trưởng thành.
Giờ thì các em đã hiểu tại sao các anh chị chọn thái độ im lặng tạm thời trước vấn đề xã hội nóng bỏng này.
Nhưng, thật là xấu hổ và vô trách nhiệm, nếu các anh chị không nghe được những tiếng lòng của các em, những công dân tương lai trong một xã hội tự do, vùng đất hứa cho con người biết tự mưu cầu hạnh phúc. “Giấc mơ Mỹ là giấc mơ của một vùng đất mà nơi đó cuộc sống của mọi người mong sẽ tốt đẹp hơn, giàu có và đầy đủ hơn với cơ hội tùy theo năng lực hay thành tựu của mỗi người. Giấc mơ như vậy thật khó cho giới thượng lưu u châu (thời đó) có thể hiểu một cách đầy đủ; càng nhiều người phát chán nản và sinh ngờ vực về giấc mơ kiểu này. Đó không phải đơn thuần là một giấc mơ xe đẹp hay lương tiền hậu hĩnh — mà đó là giấc mơ về một trật tự xã hội trong đó mọi người Nam Nữ có thể phát triển toàn diện khả năng trời phú của mình, và được mọi người công nhận chính bản thân họ, không phân biệt bất kể dân tộc hay địa vị nào”[1]
Anh rất tự hào về các em. Anh có thể an tâm nói cho ba mẹ ông bà các em biết, là các em đã có sự trưởng thành với những suy nghĩ “mang đạo Phật vào đời” trước tình hình xã hội nhiều biến động trong lúc này. Và, các em biết rằng, xã hội sẽ mãi biến động như vậy cho tới khi có sự công bằng xã hội.[2]
Bây giờ, các em đã bắt đầu lớn, nhận biết được giá trị của những lời Phật dạy, từ những bài học hàng tuần anh chị em mình cùng học với nhau. Câu hỏi của chúng ta là làm sao áp dụng những lời Phật dạy vào cuộc đời.
Các em thương,
- “Em thương người và vật” — là một thực tập xây dựng và bảo vệ nhân cách đạo đức giữa con người và con người, giữa con người và xã hội, giữa con người với vạn vật…
- “Mở rộng lòng thương và tôn trọng sự sống” — lòng thương lớn cho vạn loài, các sắc tộc: đỏ, đen, vàng, trắng; kể cả người ngoài hành tinh (ET, Bumblebee,maika, )
Mục đích chính của chúng ta vẫn là “làm sao cho đời bớt khổ, làm sao cho đời hết khổ”
Qua tâm sự của các em, chúng ta đang đối diện với “một nỗi khổ” Chúng ta không khổ vì đói khát, nghèo khó, bệnh tật, hay thất nghiệp… mà chúng ta đang khổ vì lòng thương người thương mình, “mong muốn một cuộc sống an bình hạnh phúc” ngay lúc này. Nhìn một xã hội thiếu công bằng, mà lo lắng cho tương lai của mình, của con cháu mình, nếu hiện trạng phân biệt chủng tộc càng ngày càng tệ hơn.
Qua lời kêu gọi của các em, anh thấy các em hiểu được vấn đề về sức mạnh của xã hội dân sự (the power of civil society) nhằm khai mở những bế tắc để có cuộc đối thoại cần thiết như những viên gạch xây dựng một xã hội giá trị công bằng cho con người không phân biệt màu da hay địa vị.
Qua đề nghị của các em, anh cùng với các em nhìn ra được rằng xã hội dân sự (civil society) xưa nay cũng được hình thành bởi những thể chế bất bình đẳng — chính vì vậy, mà chúng ta cần tiếng nói của rất nhiều người, cần lá phiếu của rất nhiều người để có sự đổi.[3]
Qua những việc các em muốn làm, các em đã thấy được cộng đồng da màu bị ảnh hưởng sự bất công nhiều nhất chính là cộng đồng ít có người được học hành, được tiếp cận với với nền giáo dục tiên tiến, nền khoa học công nghệ hiện đại … những tiến bộ mà anh và các em đang có và coi như là sự đương nhiên. Từ đây, cho ta thấy rằng mình cần phải học, cần phải thực hành nhiều hơn nữa, và mang những kiến thức của mình lan tỏa tới các cộng đồng yếu kém đó.[4]
- Qua các em, anh thấy rằng chúng ta (Huynh trưởng GĐPT) là những người lãnh đạo giáo dục tuổi trẻ Phật giáo, có trách nhiệm:
- Lên tiếng trước các bất công xã hội, bằng cách phản đối những áp bức tổn hại tới quyền sinh sống, quyền tự do của con người. [Sign Petitions]
- Quyên góp tài lực ủng hộ các tổ chức người da màu: chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đòi công lý cho cộng đồng [Donations to Black-led organizations and community groups]
- Tự thân tu tập để có được một trái tim luôn rộng mở lòng thương và an nhiên trước sóng gió. (Be a better self – Be the Calms in the Chaos)
GĐPT là một nơi mà các Lam viên có thể cất tiếng nói “hiểu và thương” bằng cách:
- Lắng nghe sâu và tích cực (deep and active listening)
- Thực tập Hoà – Tin – Vui từ cá nhân, gia đình, và xã hội
Trong thời điểm này, anh biết những hành động này chỉ là một phần nhỏ của những gì mà toàn xã hội cần phải làm. Anh mong được tham gia câu chuyện của các em, đồng hành với các em và nhiều bạn bè khác — vì những điều thay đổi cho một xã hội tốt hơn xung quanh ta từ những điều tốt lành nhỏ nhất mà chúng ta đang làm với khao khát chung, là chấm dứt sự phân biệt chủng tộc, sự tàn bạo đối xử, sự bất công và bạo lực đối với người da đen.
Một lần nữa, anh muốn nói là anh rất tự hào về các em. Và tin tưởng các em sẽ là những người lãnh đạo tổ chức Hoa Sen Trắng tươi đẹp cho tuổi trẻ Phật giáo tại Hoa Kỳ.
Anh,
Nguyên Túc
_________________
Dear our beloved Thanh Thieu,
We are very proud of all the work that you have done with this project. Please know that we want to support you on your creative projects/ideas that you have come up with mindful practices.
While your proposal is very detailed and full of educational facts, we believe that it is still missing the side of mindfulness practice. We would love to suggest you incorporate this practice into your proposal to show the world that while we are brave enough to stand up and speak up for those who are being treated unfairly, we are still doing it with mindfulness from the heart of compassion.
Here is the statement of GDPT Hoa Nghiem about this matter.
We are GDPT. One of the significant objectives of GDPT is to practice Buddha teachings to enable GDPT members to live in mindfulness, peace, and joy, as well as to live in harmony, and empathy with others. To live in mindfulness is to be aware of ourselves and recognize the racist elements in ourselves so that we can transform ourselves to be able to have genuine feelings towards other people, feelings of loving-kindness, compassion, generosity, and so forth. GDPT members have an open-hearted, cooperative, generous nature towards people. We cultivate and promote compassion by practicing Mindfulness, Right Speech, and Deep Listening, and contribute to building a healthy, happy family and a productive, peaceful society.
Below you will find our “Call to Love in Action” to this matter.
We pledge to support:
- mindful efforts to put an end to the brutality, to racism, to inequities
- mindfulness training for people to get past the racism and engage people on a human level
- offer our strength in mindfulness training to those who suffered discrimination to help transform their sufferings.
Here are concrete actions each of us can do:
- Save 30’ to 1 hour every day to sincerely practice mindfulness, meditation, reciting sutras to generate peace within ourselves
- Sign petitions to support mindfulness training to the police force to water their seeds of non-discrimination
- Make donations of resources to organizations and community groups caring for well-being, education, and racial justice for People of Colors
We should use this writing from Zen Master Thich Nhat Hanh in the proposal as it will reflect the actual practice of being a GDPT member with the BLM movement.
I WANT TO OPEN MY HEART OF COMPASSION TO EMBRACE THOSE WHO ARE SUFFERING
Dear Buddha, who taught us to open our hearts of compassion to grow bigger and bigger, then one day, our hearts become infinite space.
Today, my heart goes SOUTH, where Africa is located. There is poverty! There is social injustice! There are millions of people carrying HIV, including children aged five years to 10 years old. People are living in worry and fear.
My heart goes EAST. I saw the war of hatred reaching sky high and the fear of hatred reaching its limit. Every day, there were bombs dropped, cars exploded, and people died. People want to have the opportunity to live peacefully, even though they are in poverty. But, they don’t have that dream.
In the meantime, here I am suffering from some little sadness that makes my heart shrinking smaller.
Dear Buddha, I don’t want to be in that situation. I want to become the Dharma practitioner in the present and in the future to extend my hands to save many people. I want to open my heart of compassion to embrace those who are suffering. I want to learn like the Buddha, training my mind immeasurable with boundless Loving Kindness, boundless Compassion, boundless Joy, and limitless Indifference. I know if I am in no worry, if I don’t get attached, then I can do something to help alleviate the suffering around me and beyond. (Zen master Thich Nhat Hanh 2004)
Yours truly,
BHT GDPT Hoa Nghiem
__________________________________
[1] American Dream is “that dream of a land in which life should be better and richer and fuller for everyone, with opportunity for each according to ability or achievement. It is a difficult dream for the European upper classes to interpret adequately, and too many of us ourselves have grown weary and mistrustful of it. It is not a dream of motor cars and high wages merely, but a dream of social order in which each man and each woman shall be able to attain to the fullest stature of which they are innately capable, and be recognized by others for what they are, regardless of the fortuitous circumstances of birth or position.” (James Truslow Adams 1931)
[2] “It always seems impossible until it’s done” (Nelson Mandela)
[3] “Be the change that you wish to see in the world.” (Mahatma Gandhi)
[4] The digital Disruption – Nguyên Túc dịch
1 thought on “Nguyên Túc: GĐPT, chuyện chúng mình / “GĐPT Matter””