
Thay lời dẫn nhập nguyên bản Anh ngữ: Những lời dạy của Đức Phật được nhìn nhận là sự kết hợp rất khéo léo giữa kiến thức và kinh nghiệm chứng ngộ (nhận thức) trên con đường dẫn đến giải thoát (chứng ngộ). Các học giả Phật giáo đồng ý rằng Đức Phật đã dạy nhiều giáo lý tùy theo nhiều khuynh hướng khác nhau (điều này ngay cả với Anh ngữ, cũng không có từ nào có thể diễn đạt một cách trọn vẹn). Đức Phật dạy rằng về cơ bản mỗi người đều có một tập hợp nhân và duyên (nghiệp) riêng biệt, vì vậy Ngài đã đưa ra những lời dạy thích hợp cho những nhân và duyên này.
Cũng từ đó, khi Phật pháp lan truyền đến các quốc gia Cơ đốc giáo thế tục phương Tây, các câu hỏi nảy sinh về những thay đổi trong phong cách giảng dạy cho giới trẻ của chúng ta để xây dựng thành công một nền tảng lâu dài cho các cộng đồng Phật giáo. Có nên đặc biệt chú ý đến giới trẻ sắc tộc ở các nước phương Tây để họ tiếp tục và phát triển truyền thống Phật giáo ở đất nước mới của họ?
Từ lâu, người ta đã hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng rằng những người trẻ dân tộc thiểu số trong môi trường phương Tây đương đại phải vật lộn với những kỳ vọng về văn hóa và tôn giáo từ cha mẹ và áp lực của bạn bè/văn hóa chính thống. Họ thường cảm thấy mình sống trong hai thế giới, nơi mà thực tế và kỳ vọng giữa trường học và nhà/chùa rất khác nhau.
Mục tiêu của bài viết này là tìm hiểu vấn đề thanh thiếu niên dân tộc ở các nước phương Tây học Phật pháp như thế nào.