
Nếu bạn học được cách chấp nhận những bất như ý của đời sống một cách tỉnh thức, bạn sẽ khám phá ra ý nghĩa của những đau khổ đó.
Trong cuộc sống, nhiều khi mọi việc không diễn ra như ta mong muốn? Bạn đến phòng tập yoga với mong muốn trải nghiệm sự an bình và hồi phục tinh thần, thế nhưng lại thất vọng vì gặp phải vị giáo viên hướng dẫn lơ đãng thiếu nhiệt tình. Về nhà muộn sau một ngày làm việc mệt mỏi, thay vì được động viên chia sẻ, bạn phải chịu đựng những lời cằn nhằn, trách móc từ người bạn đời.
Ngay cả khi bạn đạt được thành công trong công việc, trong các mối quan hệ hay tạo dựng được lối sống phù hợp, thì vẫn luôn có những rắc rối diễn ra khiến bạn luôn phải nói câu ‘giá mà…’ .Lại có những điều bạn luôn ao ước nhưng luôn thấy ngoài tầm với.
Vấn đề không phải là cuộc sống của bạn thiếu niềm vui mà là sự ‘lấn át’ của những thất vọng, bực bội.
Học cách đối diện bất như ý chính là một phần của quá trình trưởng thành, nếu không bạn sẽ chẳng thể tiến bước và tạo dựng được điều gì tốt đẹp. Nếu bạn cho rằng mình đã học được cách đối trị thất vọng, tại sao chúng ta vẫn bị tổn hao quá nhiều năng lượng như vậy? Tại sao những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, lo lắng, khó chịu, cáu giận, tuyệt vọng … vẫn cứ liên tục chi phối chúng ta, không ít thì nhiều, ngày này qua tháng khác?
Gần đây tôi được một người thầy dạy yoga cho một lời khuyên khi thấy các học viên đặt quá nhiều hy vọng khi cố gắng tập yoga. Ông nói “Hãy buông bỏ kỳ vọng. Đừng quá bận tâm đến kết quả, chỉ đơn giản là thực hành các bài tập!”
Hy vọng đôi khi chỉ là hão huyền và là sự trá hình của việc chối bỏ thực tại. Chối bỏ giây phút hiện tại cho dù nó chẳng hề dễ chịu, chính là bạn đang chối bỏ khoảng khắc duy nhất mà bạn thực sự sống, khoảnh khắc bạn có thể cảm nhận và hành động. Chừng nào bạn còn bị cuốn trôi trong những thất vọng, đau khổ của quá khứ hay âu lo, kỳ vọng cho tương lai nghĩa là bạn chưa thực sự sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại.
Đức Phật từng dạy về tám mối bận tâm thế gian: được và mất, khen và chê, vinh và nhục, hạnh phúc và đau khổ. Chúng giống như những ‘cặp bài trùng’, không tách rời. Tất cả chúng ta ai cũng muốn thành công, được tán dương, sung sướng hạnh phúc mà quên mất những gì đi kèm theo đó. Có khen ắt có chê, không trải nghiệm khổ đau thì chúng ta không thể cảm nhận được hạnh phúc. Đó là bản chất của thực tại.
Cố tình né tránh hay phủ nhận sự thật này chính là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Bạn theo đuổi và khao khát một cuộc sống tốt đẹp nhưng lại đầy hằn học với những điều bất như ý xảy đến. Dù nỗ lực đến mấy, bạn vẫn không đạt được tất cả những gì mình mong muốn hoặc những điều bạn đã từng mong muốn lại không còn làm bạn thỏa mãn, hay chúng lại rời bỏ bạn trong khi bạn vẫn muốn nắm giữ. Đây là chân lý đầu tiên trong bài pháp Tứ Diệu Đế mà Đức Phật đã dạy: sự thật về khổ đau, bất mãn luôn tồn tại khi ta đồng hóa mình với tâm mong cầu.
Cuộc đời sẽ thật hoàn hảo nếu chỉ toànnhững niềm vui bất tận, nhưng thực tế không như vậy.Chúng ta đều tiến lên phía trước, sẵn sàng đối diện mọi đau khổ, mất mát, hoang mang trên đường đời. Bạn có hai sự lựa chọn: Một là phủ nhận, đè nén trải nghiệm thực tế, hoặc ở thái cực khác là bị nhận chìm trong đau khổ và thất vọng; Hai là chấp nhận và sẵn sàng đón nhận, trân trọng cuộc sống ngay cả khi mọi việc không tốt đẹp và tin tưởng rằng đó là cách bạn khám phá ý nghĩa của cuộc sống.
Nếu bạn tỉnh táo chọn cách ôm ấp ngay cả những đau khổ hay mất mát, tự khắc cuộc sống sẽ không còn bất mãn, buồn chán nữa mà trở thành một chuỗi những khoảnh khắc cho chúng ta thực hành sống trọn vẹn. Khi cảm thấy thất vọng hay bất mãn, bạn hãy nhận ra xúc tình tiêu cực đó, “À, tôi đang có cảm giác thất vọng. Liệu tôi có đang tự đồng hóa mình với một ước muốn bất thành khiến mình đau khổ?.” Nỗi đau nào cũng vậy. Nó đến, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, rồi sẽ tan biến.
Bản chất của tâm trạng thất vọng là như huyễn, vô thường nhưng tâm chúng ta lại không nhận ra. Tâm bảo thủ, bám chấp khiến ta cứ phải sống lại những cảm xúc ấy, giống như cứ xem đi xem lại một bộ phim cũ rích chán ngắt vậy.
3 khía cạnh của thất vọng
Quán chiếu thật kỹ về sự thất vọng, bạn sẽ nhận thấy chúng có ba khía cạnh. Đầu tiên là sự suy diễn về một viễn cảnh tồi tệ (trong tương lai) khiến ta thất vọng và lo lắng. Thứ hai là cảm giác thất vọng phát khởi vào thời điểmtình huống tồi tệ xảy ra, và cuối cùng là chúng ta để những tàn dư hay hậu quả của sự thất vọng phiền não đeo bám trong tâm trí.
Có rất nhiều điều chúng ta tự suy diễn, tưởng tượng và tự chuốc lấy thất vọng bực bội nhưng trên thực tế không xảy ra. Khi bắt đầu lo lắng về sự việc có thể xảy ra trong tương lai, bạn hãy quan sát tâm bạn, xem sự sợ hãi ‘tấn công’ bạn ra sao. Bạn có thể nhận ra rằng nỗi sợ hãi cực kỳ vô nghĩa, điều trớ trêu là nó thường chiêu vời những năng lượng tiêu cực khiến chính những điều bạn sợ hãi dễ xảy ra hơn.
Đương nhiên, một chút lo lắng cũng có lúc cũng cần thiết. Nếu không lái xe cẩn thận bạn có thể gây tai nạn, hoặc bạn cần phải đề phòng khi ai đó đe dọa mình.
Nhưng nỗi lo sợ thường trực trong tâm chẳng hề giúp ích gì mà chỉ giam hãm và kìm kẹp bạn. Nó khiến chúng ta quen sống trong trạng thái thường xuyên lo sợ, thất vọng chỉ bởi vì bạn sợ đau khổ. Nghệ thuật sống an lạc là buông bỏ sự sợ hãi, ngờ vực, sẵn sàng đối diện bất kỳ chuyện gì xảy ra với động cơ chân thành, tử tế, sống thật với con người mình.
Vậy bạn phải làm thế nào khi cảm thấy thất vọng? Điều đầu tiên là bạn cần tỉnh táo nhận diện nó. Trong thực hành thiền quán, hành giả luyện tập chú tâm vào từng hơi thở hay mỗi âm thanh xuất hiện, đó là một cách rèn luyện tâm, giúp chúng ta có thể an nhiên đối diện với khó khăn, nghịch cảnh.
Rèn luyện tâm đòi hỏi kỷ luật quân đội, nếu bạn không cố gắng rèn luyện để tâm an trú trong hiện tại và có thể vượt qua những cơn sóng nhỏ của xúc tình phiền não thì cuộc sống của bạn rồi sẽ bị nhận chìm trong khổ đau, mất phương hướng khi giông bão xuất hiện.
Khi một điều việc bất như ý xảy đến, chúng ta có thể an trú trong hiện tại, nghĩa là để tâm rộng mở đón nhận trải nghiệm. Không né tránh, chối bỏ hay kìm nén, mà nhận ra rằng “Ồ, đây là một cảm giác thất vọng. Nó có hình hài không? Nó ở đâu trong thân thể mình? Xúc tình này đang lớn lên hay thu nhỏ lại?” Hãy mở lòng chấp nhận cảm xúc ấy, để nó lướt qua tâm trí,và tiếp tục hành trình của mình mà không bị trói buộc bởi nỗi phiền não ấy. Đức Phật dạy rằng bản chất của mọi trải nghiệm đều là tính không. Chúng ta cần nhận ra rằng tất cả những đau khổ, phiền muộn mà chúng ta vẫn dính mắc trong tâm thực ra không hề kéo dài mãi mãi. Chính tâm bám chấp là nguồn gốc mọi đau khổ bất mãn trong cuộc sống.
Có một điểm khác biệt tinh tế quan trọng giữa nỗi buồn (đau khổ) và phiền não (thất vọng), nỗi buồn là cảm xúc phát khởi tự nhiên khi mất mát, nhưng phiền não là sự kháng cự, không sẵn lòng chấp nhận sự thật, nó đeo bám và phóng đại nỗi đau.
Chúng ta thường có xu hướng biến những điều bất như ý thành câu chuyện lâm ly dài kỳ, thay vì chấp nhận sự thật rằng đó chỉ là một sự kiện đơn lẻ. Thứ nhất, điều này bắt nguồn từ quan niệm sai lầm về một cái tôi chắc thật và bất biến, liên tục được củng cố bởi câu chuyện ta tô vẽ nên. Bằng cách nhìn lại mình, bạn sẽ nhận ra rằng đó chỉ là ảo tưởng, ‘cái tôi’ ấy thực ra chỉ là một tổ hợp không ngừng biến đối của các tính cách, thói quen, khuynh hướng hành xử.
Thứ hai, thói quen suy diễn, suy tư miên man của chúng ta khiến cho trải nghiệm bất như ý dường như luôn ‘tươi mới’ trong khi thực ra nó đã trôi qua từ lâu rồi. Kết quả là, chúng ta bị mắc kẹt trong tâm trạng thất vọng, đau khổ, không thoát ra được.
Đức Phật dạy chúng ta quán chiếu, nhận biết những cảm xúc phiền não để không mắc phải sai lầm này. Đau khổ của bạn dù có nặng nề thế nào thì cũng đã qua. Vạn vật không ngừng biến đổi, mọi thứ đến rồi đi, sinh rồi diệt. Cảm xúc của chúng ta cũng vậy. Đó là bản chất của cuộc sống. Hãy học cách chấp nhận và buông xả và cho phép mọi trải nghiệm dù khổ đau hay hạnh phúc tan biến theo dòng chảy của thời gian. Khi đó, nó trở thành chất liệu nuôi dưỡng những điều tốt đẹp bạn đang có trong cuộc sống.
Living with Disappointment
If you choose to consciously accept life’s disappointments, you will discover meaning in your suffering.
Sometimes things really don’t work out very well. It’s true, isn’t it? You come to yoga class in desperate need of a calming, restorative experience, and what you get is a teacher who is distracted and confused. Or you come to class after work with a racing mind, looking forward to doing a dozen Sun Salutations, only to discover every time you move your lower back hurts. Then there are all your hopes about what yoga will do for you, but it turns out your physical limitations are more intractable than you thought, your discipline to establish a home practice hasn’t materialized, or you keep injuring yourself. It’s all so disappointing; and that’s just your yoga!
Life is even worse. You finally get what you want in your career, or in a relationship or a lifestyle, but there are still all these problems that you had assumed would go away “if only” this or that happened. Or you gradually realize that the thing you always wanted is never going to happen; having a child or a loving spouse, making peace with a difficult parent, finding creative expression, or getting economic freedom. It’s not that there aren’t lots of good times too, it’s just that the disappointments can loom so large.
In becoming an adult you learned how to cope with disappointment, or else you wouldn’t be able to function at all. Yet, the conundrum remains: If you’ve learned to live with disappointments, then why does it still take so much of your energy to cope? Why do you get sad, depressed, worried, irritated, moody, anxious, grumpy, lethargic, or nonresponsive, not just every once in a while but many times in the course of a day or a week, sometimes in small ways, sometimes big? Where is the yoga in all of this reactiveness?
Dante & the Dharma
Recently I was in yoga class with my teacher, Tony Briggs, when he admonished the students for having too much hope in their poses. “Stop trying to get something out of yoga!” he exclaimed. “Just do the pose!” He then asked the class if anyone remembered what was inscribed on the portal above the gate to hell in Dante’s Divine Comedy. He glanced over at me so I replied, “Abandon all hope, you who enter here.” Tony then said it was the same in yoga and exhorted the students to remove the hope from their poses. Tony was making a subtle but important point, one that I frequently make in Dharma talks when teaching meditation: Hope can often be false hope, disguised refusal to be with things just as they are in the moment. When you reject the moment that is arising just because it is unpleasant, you are rejecting the only moment you have in which to be alive, the only moment in which you can feel and act. If you are lost in disappointment about the future or the past, you are not fully and authentically present in the moment.
This relates to what the Buddha taught about living with disappointment. He said that we experience everything in terms of the Eight Worldly Concerns: gain and loss, praise and blame, pleasure and pain, happiness and unhappiness. We of course want gain, praise, pleasure, and happiness. But the Buddha referred to them as the “terrible twins” because each always arrives with its opposite. One cannot be open to praise and not receive blame. One cannot experience pleasure and not feel pain. This is the nature of the reality that we know.
The Buddha taught that it was the denial of this truth that is the cause of all suffering. You cling to your desire for the positive in life while being filled with aversion to the negative events that occur. Yet despite all your efforts, you don’t get many of the things you want, or they don’t continue to satisfy you, or they go away. This is the Buddha’s first noble truth: the existence of duhkha a feeling of unsatisfactoriness that accompanies every experience in which we are identified with our needs.
Your hatha yoga practice offers an opportunity to be free of this identification. You can observe your mind wanting your body to be able to do something, then see how you identify with that desire and become frustrated and disappointed when the body can’t do it. None of that desire and identifying actually helps you do yoga, thus my teacher’s admonishment to abandon hope.
When Dante first sees those famous words above the gate to hell, he is very alarmed and asks Virgil, who is his guide through hell, what they mean. Virgil answers that they mean to abandon distrust and cowardliness. It would be great if life proceeded from one moment of perfect happiness to the next, but for most of us, this is not the case. So, just as Dante did, we must proceed by another path, the path through our personal hell, where we encounter moments of pain and feelings of loss and confusion. Given that this is so, you can either live in denial of the truth of your experience or obsess on your pains and disappointments. Or you can consciously accept, even embrace life not working out and trust that in doing so you will discover meaning in your life.
If you choose to consciously embrace pain and loss as your teachers, life itself is not disappointing; it is a series of moments to practice being with life as it is. To do so is to make life your yoga practice. When disappointment occurs, the practice is to realize, “Ah, I’m lost in disappointment. I’ve confused myself with a desire and so identified with it that it is causing me to suffer.” It is not that the physical or emotional pain that accompanies disappointment is unreal; of course pain hurts. But pain arises, has a certain duration, and then passes.
Disappointment has a chimerical quality because our minds refuse to accept what is; therefore, we relive the disappointment over and over again, never noticing after the initial experience that it is only a memory we are re-experiencing, much like watching old movie reruns.
Three Aspects of Disappointment
If you look closely at disappointment, you will notice that it is usually comprised of three aspects. The first aspect is the anticipation of disappointment. This happens when we imagine some situation which might happen but hasn’t yet, but we experience the disappointment as though it had already occurred. The second aspect is that moment when the disappointment arises, and we must somehow live through it. The third is living with the aftereffects of lingering disappointment.
Dealing with the first aspect of disappointment, anticipation, is actually the easiest way to be a better yogi. One of my meditation teachers, Jack Kornfield, loves to quote Mark Twain, saying, “Some of my biggest disappointments never happened.” This is true for everyone. When you start to worry about a possible event in the future, watch how you contract into fear. You can see that the fear has no purpose, and it often makes that which you fear more likely to occur.
A certain amount of anxiety in the external world is appropriate, yes. If you’re not careful, you may drive off the road, or if someone is threatening you, you need to be alert. But the constant fear in your mind does not serve your survival, and it’s imprisoning. It feeds on itself such that you become habituated to living in a perpetual state of disappointment just because you have fear of disappointment. A good yogi will heed Dante’s words and lay down the distrust of life and simply meet whatever happens with the best of intentions, determined to hold true to one’s values.
The question then becomes: How do you work with major disappointment when it arises? The first thing you can do is consciously noting it. In vipassana meditation, we practice noting the breath and sounds as they arise, which trains the mind to be able to cope under much more difficult circumstances.
As they say in the military, when great pressure arises you don’t rise to the challenge, you fall to your level of training. If you have not practiced staying present and withstanding the emotional pull of small disappointments, you get swept away in the emotional waves of a big disappointment and lose perspective.
If you can stay present when something disappointing occurs, the next response is to open fully to the experience. Don’t deny it, don’t push it away, but realize, “Ah, this is disappointment. What does it taste like? Where is it in my body? Is the feeling expanding or contracting?” Open to the experience of disappointment so that you can accept it and let it pass through your mind and heart. Then you can go on with your life’s journey and not be frozen in place by your pain. What the Buddha taught was to see the emptiness of the experience, to see how in our pain and confusion we cling to that which is not lasting; by contracting into our disappointment, we create our own unhappiness.
Learning to work with the lingering aftereffects of a big disappointment is a yoga practice in itself. I once heard another of my meditation teachers, Joseph Goldstein, speaking to a yogi who had just lost a loved one and was asking for help in understanding how to cope. Joseph made a very important distinction between sorrow (pain) and grief (disappointment). “Sorrow is a natural response to loss,” he said, “But grief is an unwillingness to accept what is.” I was struck by just how true this is.
Lingering disappointment comes about because there is a tendency to transform your loss into a story instead of accepting it as an event. This is not in itself such a problem, but there are usually two errors that arise with the story making.
First is the creation of a false identity, a you that is solid and never changing that is continually reinforced by the story. Just by observing yourself closely, you can see that this isn’t true and that your ego is really comprised of a group of personalities, which are constantly changing.
The second error is that the story making can create the illusion that your loss is a fresh event when it is actually something that has passed. These two errors combine to lock you into a ghostlike state in which there is no freedom. The Buddha taught that you have to actively work to see through these errors and to realize that there is no continuing, unchanging person and no experience that is still happening.
Maybe you had a disappointment in your childhood that you’ve carried around for decades; perhaps it was the way you were raised or something harmful that shaped your life. Maybe your disappointment is more recent: loss of a loved one, a failed relationship, or a major disease. No matter how disappointing or horrible it was, it is over now. Like a tree that grows on the side of a mountain and is bent and shaped by heavy winds, you have been formed as you now are by this and other events of your life. Let the experience go, allow it to have its death in the flow of time, for it is a natural part of time. Allow its death to be the fertilizer for what you cultivate in the life that it has left you.
All spiritual traditions honor the fruits that grow from conscious acceptance of great pain and disappointment; compassion for all suffering, patience for unskillful acts of your own or others, and, most of all, loving-kindness for the fragility and the mysteriousness of this which we call life. It is in living with this conscious acceptance that the hell of disappointment is transformed into the celebration of life. There is no need for hope, for all that is to be honored and cherished is here, now, brilliantly reflected in the quality of your conscious, choiceless attention.
by Phillip Moffitt | dharmawisdom.org
2 thoughts on “Phillip Moffitt | Hoàng Ngân dịch Việt: Làm Sao Sống Với Thất Vọng và Bất Mãn | Living with Disappointment”