
Metal mug, book and chair on the wooden terrace
Tại sao bạn nên học lịch sử để thành công như một nhà lãnh đạo |
Why You Should Study History to Succeed as a Leader
Tâm Nghĩa phỏng theo medium.com
Nếu bản thân các bạn đang gặp khó khăn trong việc phát triển nghệ thuật hay kỹ năng lãnh đạo, tôi hy vọng mình có thể giúp các bạn phần nào giải tỏa được điều này – điều thường bị bỏ qua nhưng hãy yên tâm – bạn không phải là người duy nhất và ngoại lệ.
Suy nghĩ của bạn – Hành động của bạn – Niềm tin của bạn và nỗi sợ hãi của bạn… thật ra chẳng có gì là đặc biệt, hay cá biệt cả.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng kể từ buổi bình minh của nhân loại, có hơn 105 tỷ người từng hiện diện trên trái đất của chúng ta. Nói một cách nào đó, nếu nghĩ rằng chỉ những trải nghiệm của chúng ta là độc đáo thì quả thật là thơ ngây đấy.
The knowledge that someone else has experienced whatever challenge you’re dealing with means there is someone out there with a lesson to teach. That age old saying, ‘history repeats itself,’ is true.
Cho nên, bất kỳ thử thách nào mà bạn đang đối phó, nó có nghĩa là đã từng có người, ở đâu đó đã trải qua, và đã có những kinh nghiệm để chúng ta có thể học hỏi được. Cổ nhân từng nói, “lịch sử lặp lại chính nó,” điều này thật đúng.
Với riêng tôi luôn cảm thấy mình bị cuốn hút vào những câu chuyện trong quá khứ, nói một cách khác là lịch sử.
Tất nhiên cần nhạy bén để, cho dù chúng ta đang đọc một tác phẩm tiểu thuyết mà vẫn có thể tìm thấy ở đó có rất nhiều nhân vật đã sống một cuộc sống tuyệt vời trong thế giới thực. Cho nên, nghiên cứu hay tìm hiểu lịch sử có thể giúp định hướng hành động của chúng ta ngay trong hiện tại. Và hành trạng của những nhân vật lịch sử sẽ thôi thúc chúng ta theo đuổi những lý tưởng nhất định trong cuộc đời mình.
Khi tôi gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tinh thần đồng đội, cuốn hồi ký của James Stockdale kể về thời gian ông làm tù binh trong Chiến tranh Việt Nam đã giúp tôi tìm ra phương pháp lãnh đạo ở trong tình huống khủng hoảng và mất tinh thần.
Khi tôi cảm thấy nỗi bất hạnh của mình mỗi ngày thêm chồng chất, tôi nhớ lại lời kể của Daniel James Brown về Joe Rantz và chiến thắng của những vận động viên Đại học Washington với nước Đức của Hitler trong Thế vận hội năm 1936.
Và khi tôi bị rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tôi đã đọc về cuộc đời nô lệ của Robert Smalls vượt thoát và con đường tìm đến tự do của anh ta, với quân đội Liên minh, và cuối cùng là làm việc ở Quốc hội Hoa Kỳ.
Tất cả những con người này đã sống một cuộc sống đầy gian nan. Nhưng trải nghiệm sinh tồn của họ vừa truyền cảm mà cũng vừa khiêm tốn.
Mỗi người trong số họ đều là một nhà lãnh đạo. Cho dù họ hướng dẫn một nhóm đàn ông nô lệ đấu tranh giành tự do như Smalls, hay cho những tù binh bị áp bức có một lẽ sống để tiếp tục sinh tồn như Stockdale, hoặc là truyền cảm hứng cho những đồng đội để tiếp tục chiến đấu cho dù bấy giờ không ai tha thiết việc họ làm điều đó, như trường hợp Rantz v.v…
Giờ đây, nếu chúng ta không học những bài học của họ và của nhiều người khác nữa thì một cơ hội đang bị bỏ lỡ để được trở thành những nhà lãnh đạo tốt hơn.
Nên nhớ, các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới thường là những người ham đọc sách nhất thế giới.
The world’s greatest leaders are also the world’s most avid readers”.
Abraham Lincoln là người ham đọc, cả sách phi hư cấu, ông đọc Lịch sử Hoa Kỳ của George Bancroft và Tự truyện của Benjamin Franklin, cũng như ông không bỏ qua tiểu thuyết như Robinson Crusoe và bất cứ thứ gì của Shakespeare.
Theodore Roosevelt không ngừng đọc. Và khi được hỏi “thể loại” nào nên đọc, ông chia sẻ, “Anh nên đọc những cuốn sách thú vị về lịch sử và chính quyền, cũng như sách khoa học và triết học; nó là những cuốn sách thực sự hay và những chủ đề lịch sử này cũng hấp dẫn như bất kỳ tiểu thuyết nào từng được viết bằng văn xuôi hoặc thơ”.
Các nhà lãnh đạo hiểu rằng bất kỳ tình huống nào đòi hỏi thêm thông tin để đưa ra quyết định có học thức, đều có thể tìm thấy trong lịch sử.
Tướng James Mattis có một thư viện cá nhân với hơn 7.000 cuốn sách. Nói theo cách riêng của ông ấy, “Sống trong lịch sử xây dựng bộ giảm sốc của riêng bạn, bởi vì bạn sẽ học được rằng có rất nhiều giải pháp cũ cho các vấn đề mới…”
Đô đốc Stavridis, cựu giám đốc Trường Tuft’s Fletcher và là đô đốc đầu tiên chỉ huy NATO, đã viết cuốn The Leader’s Bookshelf, trong đó ông khảo sát những người chỉ huy trong quân đội về các đề xuất liên quan đến sách của họ nhằm phát triển khả năng lãnh đạo.
Trong số những người được Stavridis khảo sát, một số đề xuất sách hầu hết liên quan chủ đề lịch sử.
Và song song với việc đọc, tất nhiên phải viết. Đô đốc Stavridis và Tướng Mattis, hai nhà lãnh đạo đã viết về kinh nghiệm của bản thân họ, đồng thời đều giới thiệu cuốn hồi ký cá nhân của Ulysses S. Grant.
Các nhà lãnh đạo quan sát Grant vì ông đã chủ trì các vấn đề rắc rối nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Từ việc chỉ huy các lực lượng phía Bắc trong Nội chiến Hoa Kỳ, đến việc lãnh đạo một quốc gia đầy thương tích với tư cách từng là tổng thống.
Bằng cách chọn viết những suy nghĩ của mình trên giấy sau những cuộc đấu tranh trong sự nghiệp cả đời của mình với tư cách là một nhà lãnh đạo quân sự cũng như chính trị gia, ông đã để lại một kim chỉ nam cho hậu thế.
Writing about your experiences as a leader may not only help those who come after you, but it can prevent you from repeating the same mistakes”.
Thư viện Theodore Roosevelt tại đồi Sagamore | Ảnh: Twitter
Viết về kinh nghiệm của bạn với vai trò của một nhà lãnh đạo không chỉ giúp ích cho những người đi sau mà còn có thể ngăn bạn lặp lại những sai lầm tương tự đã từng.
I’ve often found that when I go back and look at my journal entries from previous years, I view my past decisions with a different lens. Even a few years of wisdom can make a difference in how you approach a similar situation in the present.
Tôi thường thấy rằng khi hồi tưởng hay xem lại các dòng nhật ký của mình thời gian trước đây, tôi nhìn ra các quyết định trong quá khứ của mình bằng một lăng kính khác. Cho dù một vài năm hiểu biết hơn cũng có thể tạo ra sự khác biệt trong cách chúng ta tiếp cận một tình huống tương tự ngay trong thời điểm hiện tại.
Reading about the successes and failures of others is a crucial part of becoming a leader yourself. However, learning without implementation is pointless. And unfortunately, it’s exactly how we are taught to learn.
Chịu khó đọc về những thành công và thất bại của người khác là một phần quan trọng để chúng ta trở thành một nhà lãnh đạo tốt. Tuy nhiên, học mà không thực hiện thì là vô nghĩa.
Thủ tướng Anh Winston Churchill không phải là một học sinh giỏi. Nhưng ông ấy là một người đọc chăm chỉ. Ông không chỉ tiêu thụ văn học với số lượng lớn, ông còn viết một số tập sách lịch sử về dòng họ của mình trong Thế chiến I và Thế chiến thứ hai. Ông thậm chí đã giành được giải Nobel Hòa bình năm 1953 về Văn học “vì sự thành thạo trong cách mô tả lịch sử và tiểu sử…”
The difference between reading and learning is implementation of knowledge gained”.
Sự khác biệt giữa đọc và học là áp dụng thực tiển kiến thức thu được.
Ghi chú khi bạn tìm hiểu về cuộc sống của những người khác. Sau đó, xác định các lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn có thể đưa những bài học đó vào bài kiểm tra thực nghiệm.
Viết ra những gì phù hợp với bạn và những gì không. Trước khi bạn biết điều đó, bạn sẽ phát triển một chiến lược lãnh đạo được cá nhân hóa dựa trên các nguyên tắc của những nhà lãnh đạo thành công nhất trong lịch sử.
Cuối cùng, rõ ràng khi bạn biết rằng bạn không phải là người duy nhất trải qua những thách thức là một điểm lợi, bạn có thể bắt đầu nhiệm vụ đọc để tìm hiểu vai trò lãnh đạo của mình và tìm ra cách những người khác đã vượt qua những vấn đề tương tự như thế nào.
Bằng cách bắt đầu hành trình đọc về lãnh đạo như vậy, bạn có thể tìm ra giải pháp cho những thách thức mà bạn thậm chí không nhận ra rằng mình đã và đang gặp phải.
… most importantly you can begin implementing the knowledge you gain”.
Nhưng, điều quan trọng nhất là bạn cần bắt đầu triển khai những kiến thức mà bạn có được.
_______________________________
Nguồn | Source: Why You Should Study History to Succeed as a Leader