
Những Điều Cần Biết Trước Khi Học & Thực Hành Đạo Phật |
1. Tại Sao Chúng Ta Cần Học Phật Pháp |
Things to Know before Studying & Practicing Buddhism
Ajahn Buddhadāsa | Quảng Quý dịch Việt:
Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, khi mà sức khỏe của Tỳ kheo Ajahn Buddhadāsa suy giảm nhiều, Thầy chỉ thường thuyết pháp trong các khóa tu quốc tế hàng tháng được tổ chức tại Suan Mokkh và sau đó là Ẩn thất Suan Mokkh. Thông thường, Ngài giảng bằng tiếng Thái và Tỳ kheo Santikaro phiên dịch trực tiếp sang tiếng Anh. Những bản ghi âm hiện đang lưu trữ trên trang nhà http://www.suanmokkh.org và http://www.bia.or.th.
*
Trong buổi trò chuyện hôm nay, không có gì nhiều để chia sẻ, ngoại trừ một vài nhận thức mà bạn cần biết trước khi bắt đầu nghiên cứu và thực hành theo truyền thống Phật giáo. Sau khi tiến bộ trong việc nghiên cứu và thực hành, nếu bạn áp dụng đúng và thành công, lần lần sẽ đạt được những nhận thức tương tự. Vì vậy, mọi yếu tố chúng ta chia sẻ có thể được xem như một bài trắc nghiệm, để liệu rằng phương pháp mà mình đang áp dụng có đúng hay không.
Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về những đặc điểm nhất định áp dụng cho bất kỳ đối tượng hoặc chủ đề nghiên cứu nào, cụ thể là năm điểm này về Phật giáo.
Điểm đầu tiên mà chúng ta cần xem xét là: tại sao chúng ta cần học Giáo pháp, hoặc tại sao chúng ta cần học Phật pháp. Điểm thứ hai là: cái mà chúng ta đang nghiên cứu này là gì? Nghĩa là cái gì mà chúng ta gọi là “Đạo Phật?” Thứ ba là: ai chịu trách nhiệm cho điều gọi là “Đạo Phật?” Ai đã tuyên bố? Ai sở hữu? Có một số độc quyền Đạo Phật hay không? Đây là điểm thứ ba. Điểm thứ tư là: làm thế nào để nghiên cứu và thực hành Phật giáo. Và thứ năm: làm thế nào chúng ta có thể kiểm chứng chắc chắn rằng việc học tập và thực hành Chánh pháp, Phật giáo của chúng ta là đúng đắn? Làm thế nào chúng ta có thể xác minh rằng thực hành của chúng ta là đúng? Đây là những yếu tố căn bản mà chúng ta cùng xem xét ngày hôm nay.
Đối với câu hỏi đầu tiên, “tại sao chúng ta cần học Phật pháp?” Câu trả lời chúng ta có thể đưa ra là, bởi vì chúng ta được sinh ra từ lòng mẹ trong một điều kiện hay tình trạng thiếu hiểu biết, hoặc không biết. Nói một cách thẳng thắn hơn, chúng ta cần học Phật pháp vì chúng ta ngu si. Xin lỗi vì đã sử dụng từ ngữ thô thiển và thô lỗ như vậy nhưng chúng tôi không muốn bạn bỏ qua điểm rất quan trọng này. Chúng ta bước vào thế giới này một cách ngu si mà không hề biết mọi thứ diễn ra như thế nào, thậm chí không biết tại sao chúng ta được sinh ra hoặc chúng ta sẽ làm gì với nó sau khi chúng ta được sinh ra. Và thật không may khi chúng ta bắt đầu ở điểm ngu si này, và nói chung là chúng ta ngày càng đi xa hơn, và ngày càng lún sâu vào tình trạng thiếu hiểu biết như vậy. Thay vì làm việc theo cách của mình, chúng ta bắt đầu thích, không thích, hài lòng và không hài lòng với những trải nghiệm của cuộc sống. Chà, thói quen hài lòng và không hài lòng này, thích và không thích này thoạt nghe có vẻ hơi vô hại. Chúng ta thường sẽ thấy thật dễ thương và thú vị ở một đứa trẻ nhỏ. Nhưng cách tiếp cận cuộc sống này trở thành tập quán, nó xây dựng, phát triển và hoàn toàn mất kiểm soát, cho đến mức tâm trí hoàn toàn bị nô lệ bởi điều này. Vì vậy, đây là lý do tại sao chúng ta cần nghiên cứu Phật giáo – bởi vì chúng ta đã được sinh ra trên thế giới này trong trạng thái vô minh.
[ Còn tiếp ]
Things to Know before Studying & Practicing Buddhism
by Buddhadāsa Bhikkhu
Interpreted into English by Santikaro Bhikkhu
A Dhamma lecture (1/2) given at Suan Mokkh on 9 January 1987
In the late 80s and early 90s, until his health deteriorated too much, Ajahn Buddhadāsa gave regular lectures during the monthly international retreats held at Suan Mokkh and then Suan Mokkh International Dharma Hermitage. Usually, Ajahn spoke in Thai and Santikaro Bhikkhu interpreted into English live. Audio recordings are now available from www.suanmokkh.org and www.bia.or.th.
*
For today’s talk, there isn’t very much to talk about, except for a few facts which you need to know before you begin studying and practicing in the Buddhist tradition. And then after progressing in the study and practice, if you do so correctly and successfully, you will meet up with these very same facts. So then these facts can be used as a sort of test to see if one’s practice is correct or not. That’s all what we have to talk about today are a few facts that you need to know before beginning your practice of Dhamma.
Today we will discuss certain points which apply to any object or subject of study but we will be applying these five points specifically to Buddhism. The first point that we need to look at is: why we need to study the Dhamma, or why we need to study Buddhism. The second point is: what is this thing that we are studying? What is this thing that we are calling ‘Buddhism?’ Third is: who is responsible for this thing called ‘Buddhism?’ Who has proclaimed it? Who owns it? Is there some sort of authority that possesses it? This is the third point. The fourth point is: how to go about the study and practice of Buddhism. And the fifth is: how can we verify, how can we check and make sure that our study and practice of the Dhamma, of Buddhism is correct? How can we verify that our practice is correct? This is the points that we will consider today.
As for the first question, ‘why do we need to study Buddhism?’ First answer we can give to this is, because we were born from our mother’s womb in a condition of ignorance. We were born into this world in a state of ignorance or not-knowing. To put it more bluntly, we need to study Buddhism because we’re stupid. Excuse us for using such a blunt and crude word but we don’t want you to overlook this very important point. We came into this world stupidly without any knowledge of the way things are, not even knowing why we were born, or what we’re going to do about it once we’ve been born. And unfortunately when we start at this point of stupidity, and generally we go deeper and deeper, and sink further and further into this condition of ignorance. Instead of working our way out of it, we get caught up in liking, in disliking, in being pleased and displeased with the experiences of life. Well, this habit of being pleased and displeased, this liking and disliking may at first seem somewhat harmless. We often will see it as cute and amusing in a young child. But this approach to life becomes habitual, and it grows and builds, and gets completely out of control, until the point where the mind is entirely enslaved by this. So this is why we need to study Buddhism – because we’ve been born into this world in a state of ignorance.