
Teaching children by example
An excerpt from the article “Buddhism in Modern Society” from The Path to Happiness
Dharma practice isn’t just coming to the temple; it’s not simply reading a Buddhist scripture or chanting the Buddha’s name. Practice is how we live our lives, how we live with our family, how we work together with our colleagues, how we relate to the other people in the country and on the planet. We need to bring the Buddha’s teachings on loving-kindness into our workplace, into our family, even into the grocery store and the gym. We do this not by handing out leaflets on a street corner, but by practicing and living the Dharma ourselves. When we do, automatically we will have a positive influence on the people around us. For example, you teach your children loving-kindness, forgiveness, and patience not only by telling them, but by showing it in your own behavior. If you tell your children one thing, but act in the opposite way, they are going to follow what we do, not what we say.
If we’re not careful, it is easy to teach our children to hate and never to forgive when others harm them. Look at the situation in the former Yugoslavia: it is a good example of how, both in the family and in the schools, adults taught children to hate. When those children grew up, they taught their children to hate. Generation after generation, this went on, and look what happened. There is so much suffering there; it’s very sad. Sometimes you may teach children to hate another part of the family. Maybe your grandparents quarreled with their brothers and sisters, and since then the different sides of the family didn’t speak to each other. Something happened years before you were born—you don’t even know what the event was—but because of it, you’re not supposed to speak to certain relatives. Then you teach that to your children and grandchildren. They learn that the solution to quarreling with someone is never to speak to them again. Is that going to help them to be happy and kind people? You should think deeply about this and make sure you teach your children only what is valuable.
This is why it’s so important that you exemplify in your behavior what you want your children to learn. When you find resentment, anger, grudges, or belligerence in your heart, you have to work on those, not only for your own inner peace but so you don’t teach your children to have those harmful emotions. Because you love your children, try to also love yourself as well. Loving yourself and wanting yourself to be happy means you develop a kind heart for the benefit of everybody in the family.
Bringing loving-kindness to the school
We need to bring loving-kindness not only into the family, but also into the schools. Before I became a nun, I was a schoolteacher, so I have especially strong feelings about this. The most important thing for children to learn is not a lot of information, but how to be kind human beings and how to resolve their conflicts with others in a constructive way. Parents and teachers put a lot of time and money into teaching children science, arithmetic, literature, geography, geology, and computers. But do we ever spend any time teaching them how to be kind? Do we have any courses in kindness? Do we teach kids how to work with their own negative emotions and how to resolve conflicts with others? I think this is much more important than the academic subjects. Why? Children may know a lot, but if they grow up to be unkind, resentful, or greedy adults, their lives will not be happy.
Parents want their children to have a good future and thus think their children need to make a lot of money. They teach their children academic and technical skills so that they can get a good job and make lots of money—as if money were the cause of happiness. But when people are on their deathbed, you never hear anybody wishfully say, “I should have spent more time in the office. I should have made more money.” When people have regrets about how they lived their life, usually they regret not communicating better with other people, not being kinder, not letting the people that they care about know that they care. If you want your kids to have a good future, don’t teach them just how to make money, but how to live a healthy life, how to be a happy person, how to contribute to society in a productive way.
Teaching children to share with others
As parents, you have to model this. Let’s say your children come home and say, “Mom and Dad, I want designer jeans, I want new rollerblades, I want this and I want that, because all the other kids have it.” You say to your children, “Those things won’t make you happy. You don’t need them. It won’t make you happy to keep up with the Lee’s.” But then you go out and buy all the things that everybody else has, even though your house is already filled with things you don’t use. In this case, what you are saying and what you are doing are contradictory. You tell your children to share with other children, you don’t give things to charities for the poor and needy. Look at the homes in this country: they are filled with things we don’t use but can’t give away. Why not? We’re afraid that if we give something away, we might need it in the future. We find it difficult to share our things, but we teach children that they should share. A simple way to teach your children generosity is to give away all the things you haven’t used in the last year. If all four seasons have gone by and we haven’t used something, we probably won’t use it the next year either. There are many people who are poor and can use those things, and it would help ourselves, our children, and the other people if we gave those things away.
Another way to teach your children kindness is to not buy everything that you want. Instead, save the money and give it to a charity or to somebody who is in need. You can show your children through your own example that accumulating more and more material things doesn’t bring happiness, and that it’s more important to share with others.
Teaching children about the environment and recycling
Along this line, we need to teach children about the environment and recycling. Taking care of the environment that we share with other living beings is part of the practice of loving kindness. If we destroy the environment, we harm others. For example, if we use a lot of disposable things and don’t recycle them but just throw them away, what are we giving to future generations? They will inherit from us bigger garbage dumps. I’m very happy to see more people reusing and recycling things. It is an important part of our Buddhist practice and an activity that temples and Dharma centers should take the lead in.
Làm Gương Cho Con Trẻ
Ni Sư Thubten Chodron
Đoạn trích giảng trên được trích từ chương “Buddhism in Modern Society” (Phật giáo trong thời đại mới), trong sách The Path To Happiness (Con Đường Đưa Tới Hạnh Phúc) của Ni sư Chodron. Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ từ bảng tiếng Anh
Làm Gương Cho Con Trẻ
Thực hành Pháp không phải chỉ là việc đến chùa; không phải chỉ đọc tụng kinh Phật hay niệm danh hiệu Phật. Pháp hành chính là cách sống của ta, cách ta hành xử trong gia đình, cách ta giao tiếp với đồng sự, cách ta quan hệ với người cùng quê hương, người cùng sống chung trên trái đất này. Chúng ta cần mang những lời dạy của đức Phật về lòng từ bi vào gia đình, nơi công sở, ngay cả vào chợ, vào những nơi công cộng. Chúng ta làm việc này không phải bằng cách phát tở rơi ở các ngã tư đường, mà bằng cách chính mình thực hành và sống theo Pháp Phật. Khi được như thế, tự nhiên chúng ta tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến người quanh ta. Thí dụ, bạn dạy con cái về lòng từ, tâm bi mẫn, kiên nhẫn, không phải chỉ bằng lời nói mà cả trong chính hành động của bạn. Nhưng nếu bạn dạy một điều, mà hành động ứng xử của bạn ngược lại, thì con cái sẽ làm theo cách bạn hành động, không phải theo lời bạn nói.
Nếu không cẩn thận, chúng ta dễ dàng dạy con cái sân hận, không biết tha thứ khi người khác làm hại chúng. Hãy nhìn những gì xảy ra ở Yugoslavia trước đây: đó là một thí dụ hùng hồn về việc người lớn dạy cho con trẻ lòng sân hận trong gia đình, cũng như ở học đường. Khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng cũng dạy con cái chúng sân hận. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cứ tiếp tục như thế, và thử nhìn xem. Có quá nhiều đau khổ nơi xứ sở đó, thật đáng buồn. Đôi khi bạn còn dạy con cái ghét các thành viên khác trong gia đình. Thí dụ như khi ông bà nội ngoại hai bên không thuận thảo với nhau, vậy là hai bên gia đình không tiếp xúc với nhau. Đôi khi những điều đó xảy ra trước khi bạn có mặt trên đời -bạn thực sự không biết điều gì đã xảy ra- nhưng vì chuyện đó, bạn không thể tiếp xúc với một số họ hàng. Rồi bạn truyền lại những điều đó cho con cháu bạn. Chúng học được bài học rằng cách giải quyết việc tranh chấp với ai đó là không bao giờ tiếp xúc với họ nữa. Việc làm đó có giúp chúng trở thành người tử tế và hạnh phúc không? Bạn nên suy nghĩ kỹ về điều này để chắc chắn rằng bạn chỉ dạy cho con những điều tốt lành.
Đó là lý do tại sao việc bạn phải gương mẫu trong hành động là quan trọng. Khi bạn cảm thấy giận hờn, sân hận, oán ghét hay chống bang khởi lên trong lòng thì bạn phải tập buông bỏ, không chỉ vì sự bình an nội tâm cho bạn mà còn vì bạn không muốn dạy con trẻ các cảm xúc tai hại này. Vì bạn yêu con cái mình, thì bạn cũng phải tập yêu thương bản thân mình. Yêu thương bản thân và muốn cho bản thân được hạnh phúc có nghĩa là bạn phát khởi một trái tim nhân hậu vì lợi ích cho tất cả mọi thành viên trong gia đình.
Mang Từ Bi Vào Học Đường
Chúng ta cần mang lòng từ bi không chỉ vào gia đình mà cả cho học đường. Trước khi trở thành người tu, tôi là một nhà giáo, nên tôi đặc biệt có những tình cảm mạnh mẽ về đề tài này. Điều quan trọng nhất đối với trẻ em không phải là thâu thập thật nhiều kiến thức, mà là làm thế nào để trở thành những con người tử tế, và biết giải quyết các mâu thuẫn với người khác một cách xây dựng.
Cha mẹ và các thầy cô đã bỏ rất nhiều thời gian và tiền bạc để dạy con em mình về khoa học, văn chương, địa lý, địa chất học và điện toán. Nhưng chúng ta có bao giờ bỏ thì giờ để dạy chúng phải tử tế như thế nào? Chúng ta có môn học nào về lòng tử tế không? Chúng ta có dạy con trẻ phải tự giải quyết những cảm xúc tiêu cực của chúng và cách giải quyết mâu thuẫn với người như thế nào không? Tôi nghĩ là những điều này quan trọng hơn các môn học khác nhiều. Tại sao? Vì nếu trẻ em biết rất nhiều điều, nhưng khi lớn lên chúng trở thành những người lớn tham, sân, độc ác, thì chắc chắn cuộc đời chúng sẽ không thể hạnh phúc.
Cha mẹ luôn muốn con cái họ có được tương lai tươi sáng, do đó họ nghĩ rằng con họ phải làm ra nhiều tiền. Họ dạy con các kỹ năng về kỹ thuật, về học vấn để chúng có thể tìm được việc làm tốt, kiếm được thật nhiều tiền –như thể tiền là nguồn hạnh phúc. Nhưng trước khi từ giã cõi đời, có mấy ai nói rằng, “Lý ra tôi phải làm việc nhiều hơn nữa. Lý ra tôi phải kiếm nhiều tiền hơn thế nữa”. Khi người ta hối tiếc về cách sống của mình, họ thường hối tiếc đã không thể thông cảm, không thể tử tế hơn với người khác, không nói cho người thân biết mình quan tâm, lo lắng cho họ như thế nào. Nếu bạn muốn con cái bạn có một tương lai tươi sáng, thì đừng chỉ dạy chúng cách kiếm tiền, mà nên dạy chúng cách sống lành mạnh, cách làm người hạnh phúc, cách phụng sự xã hội một cách hữu ích.
Dạy Trẻ Em Biết Chia Sẻ
Cha mẹ phải làm gương về điều này. Thí dụ, con bạn đi học về và nói, “Cha ơi, mẹ ơi, con muốn quần jean, giày trượt hàng hiệu, con muốn cái này, cái kia vì mấy đứa trẻ khác đều có”. Bạn nói với con rằng, “Các thứ đó không đem lại hạnh phúc cho con. Con không thực sự cần chúng. Đâu cần con phải bằng bạn Lê, con mới có hạnh phúc”. Nhưng rồi chính bạn đi mua tất cả mọi thứ mà người khác có, dầu nhà bạn đã đầy những thứ mà bạn không dùng đến. Nếu thế thì lời bạn nói và việc bạn làm trái ngược nhau. Bạn dạy con phải chia sẻ với bạn bè, nhưng bạn không bao giờ đem gì cho từ thiện hay người nghèo. Hãy thử quan sát các gia đình ở đất nước này (ND: ở Mỹ): nhà nào cũng đầy những thứ người ta không cần dùng đến nhưng không thể cho đi? Vì sao không? Vì ta sợ rằng nếu cho đi, mai kia ta có thể cần đến chúng. Chúng ta thấy khó chia sẻ với người khác, nhưng dạy con cái phải biết chia sẻ. Cách đơn giản nhất để dạy con cái rộng rãi là cho đi tất cả những gì bạn không dùng đến trong năm. Nếu cả năm, bạn đã không cần dùng đến thứ gì đó, thì có lẽ năm sau bạn cũng không cần dùng đến. Có rất nhiều người nghèo cần đến chúng, nên cho chúng đi là giúp đỡ bản thân, giúp đỡ con cái và người khác.
Một phương cách khác để dạy con trẻ lòng tử tế là không mua tất cả những gì bạn muốn. Thay vào đó, để dành tiền cho từ thiện hay người cần được giúp đỡ. Bạn có thể dạy cho con cái bằng chính kinh nghiệm bản thân, rằng tích trữ càng nhiều của cải vật chất không mang lại hạnh phúc, điều quan trọng hơn là phải biết chia sẻ với người khác.
Dạy Trẻ Về Môi Trường và Sự Tái Chế
Song hành theo đó, ta cần dạy trẻ về môi trường và sự tái chế. Chăm sóc môi trường mà ta chia sẻ với các sinh vật khác là một phần của việc thực hành lòng từ bi. Nếu ta hủy hoại môi trường, ta gây hại cho người. Thí dụ, nếu ta sử dụng nhiều các bao bì, nhưng không tái chế, chỉ dùng một lần rồi vứt đi, thì ta đã làm gì cho các thế hệ tương lai? Chúng sẽ thừa hưởng những bãi rác lớn hơn. Tôi rất mừng vì giờ nhiều người đã biết tái sử dụng và tái chế nhiều thứ. Đó là một phần quan trọng trong việc hành Pháp, một hoạt động mà các chùa, các trung tâm tu tập cần phải làm làm gương, làm đầu tàu.
Source: Bhikshuni Thubten Chodron | About Venerable Thubten Chodron: Venerable Chodron emphasizes the practical application of Buddha’s teachings in our daily lives and is especially skilled at explaining them in ways easily understood and practiced by Westerners. She is well known for her warm, humorous, and lucid teachings. She was ordained as a Buddhist nun in 1977 by Kyabje Ling Rinpoche in Dharamsala, India, and in 1986 she received bhikshuni (full) ordination in Taiwan.