
Matthieu Ricard, Christophe Andre, và Alexandre Jollien |Ảnh:Sounds True
MATTHIEU: Chúng ta xem cái tôi của mình là một thực thể độc lập, tự trị và lâu bền. Điều này tất nhiên giúp ích cho ta sống ở đời, nhưng khái niệm này có thật sự tương ứng với thực tại hay không? Khi tôi xem bức hình mình hồi còn bé, tôi nghĩ thầm: “Thằng nhóc đạp xe này là mình đấy”. Từ sau giai đoạn này, tôi đã kinh qua đủ thứ và cơ thể tôi già đi, nhưng tôi tự nhủ: “Trước sau vẫn là mình đấy thôi”. Trong hiện tượng này, nhiều cơ cấu tâm thần xảy ra đồng thời: nhận thức về một “tôi”, nhận thức về một “người” và nhận thức về một “bản ngã”.
Cái tôi sống trong hiện tại; hắn là người suy nghĩ, sáng ra “tôi thức dậy”, “tôi tồn tại”, rồi “tôi lạnh” hay “tôi đói”. Nó tương ứng với kinh nghiệm về thực trạng của chúng ta.
Ý niệm người phản chiếu lịch sử của ta. Đó là một thể liên tục mở rộng ra đến toàn thể tồn tại của ta bao gồm các khía cạnh thể xác, tinh thần và xã hội. Sự liên tục của nó trong thời gian cho phép ta nối các hình ảnh của ta thuộc về quá khứ với những hình ảnh liên quan đến tương lai.
Còn lại là bản ngã. Một cách tự nhiên, ta xem nó làm nên cái lõi con người ta. Ta quan niệm nó như một toàn thể không thể phân chia và thường hằng định hình ta từ nhỏ cho đến lúc chết. Bản ngã là người chủ sở hữu của “thân xác tôi”, “ý thức tôi”, “tên tuổi tôi”. Thực chất thì ý thức của ta là một dòng năng động thường trực biến đổi, nhưng ta cũng không khỏi hình dung nó là một thực thể riêng biệt như một con thuyền xuôi dòng sông.
Một khi nhận thức về một “tôi” và một “người” kết tinh lại trong cảm nhận về danh tính còn mạnh mẽ hơn nhiều là bản ngã, chúng ta muốn bảo vệ và làm thỏa mãn bản ngã này. Chúng ta tỏ ra ác cảm đối với tất cả những gì đe dọa nó, và thấy cuốn hút theo tất cả những gì làm nó hài lòng và củng cố nó. Hai phản ứng này làm sinh ra vô số cảm xúc đối nghịch – giận dữ, ham muốn, thèm khát, đố kỵ…
Chỉ cần xem xét một chút bản ngã là đủ hiểu đây chỉ là một sự lừa phỉnh mà tác giả là tâm trí ta. Chẳng hạn ta hãy thử định vị nó. Khi tôi nói: “Anh mới đánh tôi” thì tôi không nói: “Anh mới đánh vào người tôi, nhưng cũng không sao vì đó không phải tôi”. Do vậy, tôi kết hợp bản ngã với thân xác mình. Ý thức của tôi thì không thể bị đánh được. Nhưng khi tôi nói: “Anh làm tôi buồn lòng”, tôi kết hợp bản ngã của tôi với những tình cảm của tôi, ý thức của tôi. Hơn nữa, khi tôi nói những tình cảm “của tôi”, ý thức “của tôi”, tên “của tôi”, thân xác “của tôi”, bản ngã có vẻ như là chủ sở hữu của tất cả những thứ này. Ta không rõ lắm làm sao mà một thực thể được ban cho sự tồn tại riêng lại có thể, theo cách nói của Arlequin, nhận hết mọi danh tính tương khắc này. Bản ngã do vậy không thể chỉ là một khái niệm, một cái nhãn tinh thần dán lên một quá trình năng động. Hẳn là nó hữu ích cho ta vì nó cho phép ta gom lại một tập hợp các tình huống hay thay đổi, các cảm xúc, suy nghĩ của ta, nhận thức về môi trường của ta, thành một tổng thể mạch lạc. Nhưng suy cho cùng nó là sản phẩm của một sinh hoạt tinh thần liên tục duy trì trong đời sống, trong tâm trí chúng ta, một thực thể tưởng tượng,
ALEXANDRE: Anh sẽ nói gì với một thiền sư thực hành những cú sốc điện và không ngần ngại, nếu cần, giáng cho một môn sinh vướng trong chấp trước một cái tát đau điếng?
MATTHIEU: Nếu tôi là một thiền sinh chân chính, tôi sẽ tự nhủ: “Ai đánh mình vậy, bàn tay của thầy, hay cái ý định dẫn dắt bàn tay đó?” hay còn nữa: “Cái gì làm mình thấy đau, má mình hay những cảm xúc của mình?” Chuyện này làm tôi nhớ lại câu chuyện một người bạn ở Hồng Kông đến tu học trong tự viện của chúng tôi ở Shechen, Nepal. Hơn một nghìn người ngồi dưới đất, san sát nhau bên trong điện. Đến một lúc, ai đó ngồi đằng sau cô này đánh một cú vào lưng để nhắc cô nhích lên một chút. Sự việc này làm xáo trộn cô cả giờ. Cô tự nhủ: “Mình từ xa lắc đến để thọ giáo về nhẫn nhục và từ bi, vậy mà có người cư xử thô lỗ với mình, trong khi chính anh ta cũng đến để học hỏi những điều này”. Nhưng một lúc sau, cô không nhịn được cười. “Con đã nhận ra,” cô kể lại với sư thầy của tự viện, “là thân con cảm nhận cú đánh trong vài giây, nhưng bản ngã của con thì chịu đựng nó cả giờ.”
Trở lại việc xem xét bản ngã, chúng ta thường đi đến kết luận rằng bản ngã là ý thức của chúng ta. Thế nhưng, chính ý thức này cũng là một dòng chảy không nắm bắt được: quá khứ đã chết, tương lai vẫn chưa sinh ra, hiện tại không có quãng thời gian nào. Làm sao mà bản ngã có thể tồn tại khi lửng lơ giữa cái không còn tồn tại nữa và cái vẫn chưa tồn tại? Còn phút giây hiện tại thì không thể nào sờ thấy được. Bản ngã không thể sống thọ nếu nó ngụ trong cái trong suốt của phút giây hiện tại, hoàn toàn không có những ý nghĩ tranh luận. Nó có nhu cầu sống bằng những sự nghiền ngẫm quá khứ và dự đoán tương lai.
Thế thì, nếu bản ngã chỉ là một ảo tưởng, thoát khỏi nó không có nghĩa là tiệt trừ cái cốt lõi tồn tại của chúng ta, mà chỉ là mở mắt chúng ta ra. Và vì sự chấp ngã của ta là ngọn nguồn của khổ, sẽ cực kỳ hữu ích nếu lật bộ mặt bịp bợm của nó.
Đừng sợ, khi vất bỏ bản ngã, ta không trở thành một thứ rau cỏ mà hoàn toàn trái lại. Paul Ekman có lần nói: “Tôi nhận ra rằng, ở những người tôi thấy như được phú cho những phẩm chất người khác thường đồng thời đem lại ấn tượng là tốt bụng, trong sáng và vui sống, như Đạt lai Lạt ma hay Desmond Tutu, họ có một bản ngã khó nhận thấy. Mọi người tự nhiên ước được ở bên họ, mọi người thấy mình được phong phú thêm. Những vị này là nguồn khích lệ cho người khác vì họ ít xem trọng địa vị, tiếng tăm, cái tôi của họ. Một sự vắng bặt tính vị ngã như vậy thật đáng ngạc nhiên.”
Trích: Bàn Về Cách Sống – Đối thoại giữa triết gia, bác sĩ và nhà sư;
Thiên Nga dịch; NXB. Hà Nội; Công ty CP Sách Thái Hà, 2018
In Search of Wisdom:
A Monk, a Philosopher,
and a Psychiatrist
on What Matters MostIn Search of Wisdom is a book born of the friendship of three gifted teachers, exploring the universal human journey and our quest for meaning and understanding. This translation of the French bestseller brings readers an intimate, insightful, and wide-ranging conversation between Buddhist monk and author Matthieu Ricard, philosopher Alexandre Jollien, and psychiatrist Christophe André.
Join these three luminaries as they share their views on how we uncover our deepest aspirations in life, the nature of the ego, living with the full range of human emotion, the art of listening, the temple of the body, the origin of suffering, the joy of altruism, true freedom, and much more.
“We don’t pretend to be experts on the subject matter or models in accomplishing the work or overcoming the obstacles involved in it,” they write. “We are only travelers in search of wisdom, aware that the path is long and arduous, and that we have so much still to discover, to clarify, and to assimilate through practice… Our dearest wish is that when you cast your eyes on these pages, you will discover subjects for reflection to inspire you and brighten the light of your life.”?