
Ảnh minh họa | Internet
Ưu điểm của Đạo Phật là không những đưa ra Pháp môn kinh điển mà còn đưa ra PHƯƠNG PHÁP tu tập giúp đạt tới các chặng đường tu, tới cảnh độ tinh tiến, tới Cực lạc Niết Bàn, chứ không phải chỉ cầu nguyện suông. Ngay cả việc tụng kinh cũng có phương pháp để đạt lợi ích tu luyện. 84000 pháp môn là 84000 phương pháp, tùy người mà uyển chuyển, tùy nơi mà gieo giống, tùy lúc mà thay đổi cho phù hợp… vì thế muốn tóm gọn các phương pháp nhà Phật chẳng khác gì muốn lấy túi mà đựng gió, và cũng vì thế cả trăm cả nghìn trang sách về Thiền càng dễ làm người tu lạc vào hỏa mù!
Thiền là định tâm, tâm có định mới tỏa sáng để chiếu (quán ) vào bóng tối tâm tư, từ đó ngộ được đạo.
Nhưng cũng như người nhảy xuống nước bơi lội phải có một vài sửa soạn trước như không nên ăn no, mặc quần áo gọn nhẹ, người muốn thiền định, thiền quán nên khởi đầu thực hành bằng Tịnh khẩu tức nói ít, viết ít, nói lời thanh tịnh, tránh đa ngôn, hai phép này là chủ yếu mà ai cũng tập làm được, dễ kiểm chứng, dễ thấy tiến bộ, mà mầu nhiệm vì chuyển hóa được thân tâm từ động sang tĩnh. Phép Thiền đốn ngộ tức giác ngộ tức thời, giác ngộ nhanh chóng, đòi hỏi hành giả một giây phút choáng ngợp, một thoáng giật mình, một luồng sấm sét tâm tư, để chuyển hóa thân tâm từ mức này lên được mức cao… satori là giây phút nhập thần, như một tín đồ nhập được vào Thượng đế, lột xác sâu thành bướm… nhà Thiền đốn ngộ cho rằng: giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật… không truyền bằng sách vở chữ nghĩa, phải truyền thẳng vào cõi tâm, để tâm thấy Phật tánh… thì mới giác ngộ được.
Tâm lý gia Đức Karl Jung cho rằng chữ satori- giác ngộ- không thể dịch là enlightenment- rọi sáng-nó xảy ra tự nhiên (natural occurence), rất giản dị, mà satori là lý do tồn tại của Thiền, không có satori thì Thiền không phải là Thiền nữa (Satori is the raison d’être of Zen without which Zen is not Zen-Suzuki-Introduction to Zen Buddhism p.95). Jung dẫn lời của Nukariya, tác giả sách Tôn giáo của người hiệp sĩ Religion of the Samurai: mọi cố gắng giải thích hay phân tích nội dung Thiền đều vô ích, cần phân biệt Tánh-nature of Self-với cái tôi Ego, tự tánh là Phật tánh, bao vượt lên cái Tôi (… any attempt to explain or to analyse the content of Zen, or of the enlightenment is futile… Nukariya understands by self the All-Buddha i.e., total consciousness of life… the self is a more comprehensive thing which includes the experience of the ego and therefore transcends it… The occurrence of satori is interpreted and formulated as a break-through, by a consciousness limited to the ego- form, into the non- ego-like self… a satori experience, a supersession of the ego by the self, which is endued with the Buddha nature or divine universality. Psychology and the East trang 146- 147).
Lối hiểu Thiền của học giả Jung cho thấy trạng thái đốn ngộ của Lục Tổ Huệ Năng, từ dòng Thiền Đạt Ma Sư Tổ, là một kinh nghiệm bản thân, một chuyển hóa thân tâm
khiến hành giả nhìn vạn sự với cặp mắt mới, không phải là tạo ra sự gì mới lạ mà nhìn khác đi (It is not that something different is seen, but that one sees differently) , như trước nhìn một cục đá xù xì thấy xấu xí, nay dùng nó để trang trí một góc vườn cạnh bụi trúc, rạch nước… viên đá trở thành một nghệ phẩm đẹp… trước ghét hận một người, nay quán chiếu để hiểu rõ nguồn căn, tìm ra lối vào thông cảm, sự ghét hận sẽ được giải tỏa, giảm thiểu, ta sẽ nhìn người ấy với cặp mắt khác… Thiền mở rộng nhãn quan, nâng cao tâm địa, quán chiếu vạn sự trong bối cảnh vũ trụ cao rộng (cosmic), vượt không gian và thời gian mặt đất, đặt vạn sự vào chiều kích mở tung, như khám phá ra khung trời mới, khi nào thấy địa cầu như một hạt cát đang chuyên chở 7 tỷ đầu người, mà ¾ lại là nước, xoay chuyển quanh mặt trời, thì tức là hành giả đã băng qua được bùn lầy mà vào an lạc, như câu thơ của Angelius Silesius:
Thân xác tôi như vỏ trứng bọc sẵn gà con
thường hằng ấp ủ, chờ ngày đạp vỏ nở ra
My body is a shell in which a chick lies closed about;
Brooded by the spirit of eternity, it waits its hatching out.
Ngồi thiền, thở ra hít vào… là những phương pháp giúp ta vào Thiền, là nhịp cầu giúp hành giả định và quán, nhưng để đạt đại viên cảnh trí, tâm phải bốc lửa tịnh tiến, trí phải nỗ lực xuyên phá vô minh, thì mới có mồi nổ ra đốn ngộ, nhập vào đại ngã “becoming whole”, mình là tất cả, tất cả là mình theo lý Hoa Nghiêm. Những công án Thiền, như “tiếng vỗ của một bàn tay”, như “lừa ba cẳng” (lư nhi tam cước-Trần Thái Tông), là những phương pháp giúp thiền sinh vật lộn với đề tài, nghiền ngẫm tìm giải đáp, tới lúc thấy không thể dùng lý trí, thấy tri giác bất lực… đầu óc căng thẳng rồi chợt tỉnh thức, bật ra con đường giác ngộ, rũ sạch chấp kiến, quẳng được gánh nặng kết đọng trong tâm trí từ lâu nay, đại nghi dẫn tới đại ngộ, như H. Dumoulin viết: Sự nghi hoặc nghiền ngẫm (đại nghi) cộng với việc tìm kiếm lối thoát vô vọng, tạo ra một trạng thái khao khát giải thoát cao độ, kéo dài cả ngày, cả tuần, có khi cả năm, để rồi cuối cùng tình trạng căng thẳng sẽ vỡ ra (This gnawing doub –Great Doubt, combined with a futile search for a way out, creates a state of extreme and intense yearning for deliverance, the state may persist for days, weeks or even years; eventually the tension has to break- Zen Buddhism, p. 253), hay rõ hơn: Thiền là ngồi và thở, Quán (Koan) là trí huệ đặc biệt , thường dùng Nghi và Tìm trong các công án và pháp thoại nhằm thức tỉnh chứng đắc (The basic practices of Zen, sitting and breathing, are common Asian features. The koàn is something special, a product of the profound wit and unpredictable reactions of original Zen masters. The motive of doubt and searching is central to all Zen koàns and anecdotes. Wrestling with koàn brings long periods of frustration and states of anguish until one achieves an experiential breakthrough- Understanding Buddhism p. 114), đó là cách vượt lên lề lối suy tư nhị biên phân tách của Descartes, Newton (the overcoming of Cartesian and Newtonian dualism).