
Đua nhau làm thủy điện cho tài nguyên cạn kiệt, rồi đua nhau xả đập cho dân tình khốn đốn. Bất lương! – Lão Nông (Võ Ðắc Danh)
1.
Ðọc hết một bản tin “Mưa lũ miền Trung vẫn diễn biến phức tạp,” mình mới thấy mức độ “phức tạp” của nó ở cuối bài:
Hiện lũ các sông từ Thừa Thiên Huế đến bắc Khánh Hòa đang xuống chậm và còn ở mức từ báo động 2 đến báo động 3. Riêng hạ lưu sông Ba (Phú Yên), do xả lũ của hồ thủy điện Sông Ba Hạ nên mực nước đang lên lại. Các hồ thuỷ điện đã giảm lượng xả. Lúc 21h ngày 16/11 đã có 13 hồ thủy điện xả tràn, 6 hồ xả với lưu lượng lớn hơn 400m3/s. Cụ thể, Sông Tranh 2 xả 1.682m3/s; Sông Ba Hạ xả 3.500m3/s; Ya Ly xả 1.096m3/s; Sê San 3 xả 1.013m3/s; Sê San 4 xả 1.273m3/s; Sê San 4A xả 1.724m3/s. – Theo VNExpress
Nên thật dễ hiểu, người dân bắt đầu cất lời ai oán:
Quả thật, như “stt” của bạn Tony Bờm, tất cả các cơn bão dù là hải yến hải vương gì gì đi nữa cũng thua xa “bão” THUỶ ĐIÊN NẶNG ở miền Trung nước ta. Bão do người thường xuyên gây ra! – Hậu Khảo Cổ
2.
Một mùa tang chưa qua hết, phận người lún lụt vì dòng thác lũ tràn về từ trời, rồi lũ theo tay người mở đường, tràn xuống nhận chìm xóm làng. Tiếng kêu buốt lòng có thấu cung đình hay chưa?
Cách gì, vỡ đập hay là xả lũ, người dân vẫn nhận chịu thương đau. Duy phải lựa chọn cách xả lũ, dù sao cũng giúp những ông quan ở Bộ, ở cấp Trung Ương thoát tội chung chịu một mâm, cùng rút ruột các công trình thủy điện. Xả lũ, cùng lắm đùn đẩy tội tình cho ông Huyện, Ủy, Ban Ngành chuyên môn cái tội “bất cẩn trong việc bảo vệ đê đập.” Chứ vỡ đê đập rồi, là vỡ lẽ ra hết, người dân sẽ thấy được sự gian ác phía sau hành vi xả lũ, che đậy một bộ phận tham quan tận tít cung đình, rồi bắt nguồn từ đó như những dòng lũ tràn xuống đầu dân.
Cách gì, vỡ đập hay là xả lũ, dân mình đều phải chịu cùng một số phận.
Nơi cơn lũ đi qua, nước không đến từ trời
Máu chảy từ những vết thương cúa đất.
Những cánh rừng nguyên sinh thoi thóp
nham nhở những vệt cưa.
Những thân cây khẳng khiu, chới với trong mưa
Cỏ hoa trôi dưới chân. Sỏi đá trôi dưới chân.
Những vạt đồi lổ loang vết loét.Nơi cơn lũ đi qua, nước không đến từ trời
Máu chảy từ những vết thương của đất.
Những đập tràn bê tông dựng thành vết cắt
Quằn quại những lòng sông.Nơi cơn lũ đi qua, nước không đến từ trời
Máu chảy từ những vết thương của đất.
Những toan tính thiếu vắng lương tri, tù mù trí tuệ trở thành quyết sách
Xói mòn niềm tin.Nơi cơn lũ đi qua, nước không đến từ trời
Máu chảy từ những vết thương của đất.
Những bà mẹ mất con, những người vợ mất chồng đã không còn nước mắt.
Trắng những vòng tangNơi cơn lũ đi qua – miền Trung
Nước không đến từ trời
– Chung Lê, Nơi Cơn Lũ Ði Qua
Cho nên, giải cứu lũ lụt của gió mưa đói rét, dịch bệnh tác hại lên thân mạng của dân lành là điều cấp thiết, nhưng giải hóa lũ lụt vô minh, si hận, chấp tàng trong tâm những ông quan tham cũng khẩn trương không kém.
16 tháng 11, 2013
UYÊN NGUYÊN