Site icon Sen Trắng

Adam F.C. Fletcher | Tâm Lạc: Nhận thức về ý nghĩa trao quyền cho giới trẻ | Rethinking Youth Empowerment

Đành rằng, nhiều người (lớn) nói rằng họ muốn trao quyền cho thanh niên. Và khi đề cập điều này với tôi, đơn giản là tôi học cách lắng nghe, bởi vì đó thường là những người trưởng thành muốn được trao quyền nhất. Vì vậy, trước khi bạn cố gắng trao quyền cho một người trẻ, tôi mong bạn cân nhắc có phải chính bạn cũng có thể đang mong muốn được trao quyền.

Ngay bây giờ, hãy dành một chút thời gian và nghĩ xem điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Đó không phải là một nhận định tiêu cực hoặc phê phán, mà chỉ là một cơ hội để chúng ta suy nghĩ.

Khi tôi viết cụm từ “trao quyền cho thanh niên”, tôi đang nói về những người trẻ ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ và thanh thiếu niên trưởng thành.

Cách đây rất lâu, tôi đã viết một định nghĩa về trao quyền cho thanh niên: “Trao quyền cho thanh niên là một quá trình cơ bản, cấu trúc và văn hóa, nhờ đó thanh niên có được khả năng, quyền hạn và quyền tự quyết để đưa ra quyết định và thực hiện thay đổi trong cuộc sống của chính họ và cuộc sống của những người khác, bao gồm cả thanh niên và người lớn.”

Tuy nhiên, nếu bạn làm việc (chuyên nghiệp) với những người trẻ tuổi, tôi muốn bạn hiểu rằng không có một định nghĩa duy nhất nào về trao quyền cho giới trẻ. Không có sức mạnh duy nhất nào mà tất cả những người trưởng thành có thể cho tất cả tuổi trẻ. Nó không chỉ đơn giản là khả năng, quyền hạn và cơ sở, bởi vì nó có nhiều hơn và ít hơn thế.

Sự thật đơn giản là tất cả trẻ em và thanh thiếu niên đều được phú cho một sức mạnh bẩm sinh mà chỉ một mình chúng sở hữu, và một mình chúng có thể sở hữu. Không có từ ngữ thích hợp nào để diễn tả sức mạnh này là gì hoặc nó hoạt động như thế nào. Năng lực tuổi trẻ đúng là lớn hơn lời nói.

Khi trưởng thành, mỗi người trong chúng ta cần thừa nhận rằng mình có thể và thường xuyên áp chế sức mạnh của giới trẻ. Tuy nhiên, không ai trong chúng ta có thể khôi phục lại nó. Chúng ta có thể mở ra những cánh cửa giúp những người trẻ tuổi giành được quyền của họ, và những cánh cửa đó có thể trở thành những lối đi dẫn đến mọi hình thức trao quyền; nhưng người lớn không thể trả lại sức trẻ cho lớp trẻ.

Tôi hiểu rằng cơ hội ra quyết định là cánh cửa để trao quyền cho thanh niên. Lãnh đạo, giảng dạy và các hoạt động khác cũng vậy, nhằm đặt người trẻ vào những vị trí có thẩm quyền chân chính và thích hợp đối với cuộc sống của chính họ, và ảnh hưởng đến cuộc sống của những người khác. Tuy nhiên, nó cũng là nơi của sự hiểu biết cá nhân đích thực: một phần động lực cho ba phần khả năng, trao quyền cho thanh niên là nhận thức cá nhân về bản chất bên trong của tất cả mọi người để thay đổi thế giới và thay đổi bản thân.

Do chiều sâu của thực tế này, “trao quyền cho thanh niên” thường bị hiểu sai và không được thực hiện. Nhiều người lớn chỉ đơn giản là đặt người trẻ vào các vị trí quyền lực mà không bao giờ quan tâm đến sự hiểu biết cá nhân đích thực cần được truyền trao. Các bậc cha mẹ tử tế giao cho con cái chìa khóa nhà mà không cần khóa tủ rượu, trong khi những cán sự thanh niên có thiện chí thành lập tổ chức thanh niên mà không tạo điều kiện đào tạo về khả năng lãnh đạo hoặc nhận thức về bản thân cho những người tham gia.

Hãy nhớ rằng không có một cách duy nhất nào mà tất cả người lớn có thể trao quyền cho tất cả những người trẻ tuổi, cũng đúng rằng tất cả việc trao quyền cho giới trẻ là chủ quan. Điều đó có nghĩa là những gì hiệu quả trong một cộng đồng sẽ không hiệu quả lần tiếp theo và những gì hiệu quả với một thanh thiếu niên trong một gia đình có thể không hiệu quả với những trẻ nhỏ hơn trong cùng một gia đình. Tất cả những người trẻ tuổi đều có những áp bức riêng cần phải vượt qua, và nếu việc trao quyền cho giới trẻ nhằm giúp vượt qua những áp bức đó, thì người lớn cần phải phục vụ cho nhu cầu thực tế của họ.

Có rất nhiều, rất nhiều cách mà người lớn có thể đàn áp tất cả những người trẻ tuổi; áp bức là một thực tế khách quan. Điều này đúng với những người trẻ nhất trong số chúng ta, cũng như những người trẻ tuổi nhất trong cuộc đời của chúng ta. Tất cả những người trẻ tuổi đều bị phân biệt đối xử vì tuổi tác, và đó là sự thật không cần bàn cãi. Nuôi dạy con cái, học hành, quản lý và nhiều chức năng khác của xã hội nhằm áp bức những người mà họ được thiết kế cho; Cho dù là do cố ý hay ngẫu nhiên không quan trọng.

Nếu những người trẻ tuổi tin rằng sự áp bức của họ là công bằng, hoặc rằng sự áp bức của họ là lỗi của họ, thì họ sẽ không nghĩ mình bị áp bức. Người lớn thường làm việc để thuyết phục những người trẻ tuổi rằng sự áp bức của họ là kết quả của thực tế sinh học, các chuẩn mực xã hội hoặc phong tục văn hóa, chứ không phải lỗi của cá nhân người lớn có hành động và lựa chọn áp bức trẻ em và thanh thiếu niên.

5 bước để suy nghĩ lại về việc trao quyền cho thanh niên

Cuối cùng, nếu bạn quan tâm đến hành động, ngay bây giờ, đây là điều cần suy nghĩ: Cách duy nhất để thực sự, thực sự hiểu mối quan hệ giữa trao quyền cho thanh niên và áp bức là quan sát nó trực tiếp trong cuộc sống của chính bạn. Dưới đây là 5 bước bạn có thể thực hiện để suy nghĩ lại về việc trao quyền cho giới trẻ ngay bây giờ.

  1. Bắt đầu và nhìn rõ từ nơi bạn đang đứng ngay bây giờ và quan sát cách bạn áp bức thanh niên, trẻ em, thanh niên, thiếu niên, trẻ em, trẻ sơ sinh, bất kỳ hoặc tất cả chúng – bởi vì tất cả chúng ta đều vậy.
  2. Thừa nhận rằng người lớn đàn áp thanh thiếu niên với tư cách là cha mẹ, giáo viên, cán sự thanh niên, hàng xóm, cô dì chú bác, cố vấn, tất cả những vai trò này.
  3. Khi bạn đã thừa nhận điều đó, hãy tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của chính bạn và nhìn lại những năm tháng tuổi thiếu niên của bạn.
  4. Thừa nhận bạn đã bị áp bức như thế nào khi còn nhỏ, sau đó định nghĩa cho sự áp bức của bạn khi còn nhỏ.
  5. Định danh cho từng trường hợp và kiểu mà bạn có thể nghĩ đến.

Đây là công việc khó khăn, nhưng là bước đầu tiên để khám phá ra vai trò của bạn với tư cách là kẻ áp bức và người bị áp bức.

Source:

Rethinking Youth Empowerment

Adam F.C. Fletcher

So many adults say they want to empower youth.

When they say this to me, I’ve learned to simply hear them, because its usually those adults who most want to be empowered. So, before you strive to empower a young person, I want you to consider that you might want to be empowered yourself.

Right now, take a moment and think about what that means for you. That’s not a value judgment statement or a condemnation; its just an opportunity for you to think about it.

When I write the phrase “youth empowerment”, I’m talking about young people of all ages, including very young children and very old teenagers.

A long time ago, I wrote a definition of youth empowerment: “Youth empowerment is an attitudinal, structural, and cultural process whereby young people gain the ability, authority, and agency to make decisions and implement change in their own lives and the lives of other people, including youth and adults.”

However, if you work professionally with young people, I want you to understand that there is not one single definition of youth empowerment.  There’s no single power that all adults can give all youth. Its not simply ability, authority, and agency, because there’s both more and less to it than that.

The simple fact is that all children and youth are endowed with an innate power that they alone possess, and they alone can own. There are no proper words to express what this power is or how it acts. Youth power is literally larger than words.

As adults, every single one of us needs to acknowledge that we can and frequently do oppress youth power. However, none of us can restore it. We can open doorways that help young people reclaim their power, and those doorways can become gateways to lifetimes of empowerment; but adults cannot reclaim youth power for young people.

I have come to understand that decision-making opportunities are doorways to youth empowerment. So are leadership, teaching, and other activities that position young people in places of genuine and appropriate authority over their own lives, and influence in the lives of other people. However, its also a place of authentic personal understanding: one part motivation to three parts ability, youth empowerment is a personal awareness of the intrinsic nature lying within all people to change the world and change themselves.

Because of the depth of this reality, “youth empowerment” is often misunderstood, misconstrued, and ill-implemented. Many adults simply put young people into positions of authority without ever attending to that authentic personal understanding that needs to be intact. Well-meaning parents give their kids the keys to the house without locking the liquor cabinet, while well-meaning youth workers form youth councils without facilitating training about leadership or self-awareness for youth participants.

Remembering that there’s no one single way that all adults can empower all young people, its also true that all youth empowerment is subjective. That means that what works in one community won’t work in the next, and what works with one teen in a family may not work with younger children in the same family. All young people have their own oppressions that need to be overcome, and if youth empowerment is meant to help overcome those oppressions, adults need to cater to their realities.

There are many, many ways that adults can oppress all young people; oppression is an objective fact. This is true of the youngest among us, as well as the oldest youth in our lives. All young people are discriminated against because of their age, and that is an unquestionable fact. Parenting, schooling, governing, and many more functions of society serve to oppress people whom they’re designed for; whether by intention or coincidence doesn’t matter.

If young people come to believe that their oppression is fair, or that their oppression is their own fault, then they won’t think of themselves as oppressed. Adults routinely work to convince young people that their oppression is the result of biological fact, social norms, or cultural customs, rather than the fault of individual adults whose actions and choices oppress children and youth.

5 Steps to Rethink Youth Empowerment

Finally, if you’re concerned with action, here’s a last thought for now: The only way to really, really understand the relationship between youth empowerment and oppression is to observe it directly in your own life. Here are 5 steps you can take to rethink youth empowerment right now.

  1. Begin and look directly from where you stand right now and observe how you oppress young people, children, youth, teens, kids, tots, infants, babies, any or all of them – because we all do.
  2. Acknowledge that adults oppress young people as parents, teachers, youth workers, neighbors, aunts and uncles, counselors, all these roles.
  3. When you’ve acknowledged that, dig further into your own life and look at your teenage years.
  4. Acknowledge how you were oppressed as a youth, then name your oppression as a child.
  5. Name each instance and type you can think of.

This is hard work, but the first step to uncovering your role as the oppressor and the oppressed.

 

Exit mobile version