Site icon Sen Trắng

Armando Hernandez | Huệ Thông: Nỗi Lòng Của Thế Hệ Nhập Cư Thứ Ba | The Effects of Third Generation Immigrants in America

Ảnh: Một đài tưởng niệm bằng đá sa thạch ở góc tây nam của Thung lũng San Luis
của Colorado, đánh dấu nơi mà một trong những nhánh
của Đường mòn Tây Ban Nha Cũ băng qua. | Karen Dickson

 

Hoa Kỳ được thành lập bởi một tập hợp gồm những người di cư tìm tự do, đã tìm thấy và khai phá những vùng đất mới. Từ những người Mỹ bản địa đã vượt qua Beringia – cầu nối đất liền giữa Siberia đến Alaska ngày nay 30.000 năm trước – đến hàng triệu người nhập cư khắp châu Âu, châu Á, châu Phi hoặc Nam Mỹ tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở quốc gia mới này. Hoa Kỳ đang và sẽ luôn là một quốc gia của những người nhập cư.

Câu chuyện này liên tục được kể lại vì nó gói gọn lịch sử của Hoa Kỳ và dự báo tương lai của nó như một nơi nung chảy những ý tưởng mới cũng như những ảnh hưởng văn hóa đã định hình đất nước thành tình trạng hiện tại của chúng ta. Thật không may, chúng ta có xu hướng quên đi nguồn gốc thế hệ của những người nhập cư mới này trong lịch sử – cụ thể là những ảnh hưởng của chủ nghĩa Mỹ đối với con cháu nhập cư.

Những người nhập cư thế hệ đầu tiên, hoặc những người sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ, có nhiều khả năng làm việc chăm chỉ hơn những người nhập cư thế hệ sau chủ yếu vì họ là nền tảng mà quỹ đạo của các thế hệ được định đoạt từ công việc đã thành lập của họ.

Khi nhìn vào cây gia đình (family tree) của tôi, mis bisabuelos (ông bà cố của tôi) đã vất vả trong điều kiện lao động khắc nghiệt để hái các loại cây trồng theo mùa trên khắp đất nước, làm những công việc nhỏ để kiếm thêm tiền, gia nhập quân đội, may quần jean trong nhà máy, duy trì đất nông nghiệp và làm việc lâu dài. Mỗi nhánh gia đình tôi nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong những hoàn cảnh khác nhau và làm các công việc đòi hỏi lao động cực nhọc hầu đảm bảo tương lai của gia đình.

Sự khác biệt về thời gian giữa thế hệ của tôi và mis bisabuelos là rõ ràng; tuy nhiên, tình trạng này tương đồng với tình trạng của các gia đình nhập cư hiện tại, những người đang làm việc trong những điều kiện tương tự.

Sinh ra và lớn lên ở San Antonio, Texas, quá trình được trưởng dưỡng của tôi hoàn toàn khác biệt với mis bisabuelos, mis abuelosmis padres do nhiều yếu tố. Các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa thay đổi qua thế kỷ khiến các giá trị và thói quen văn hóa bị thay đổi hoặc chấm dứt hoàn toàn. Nhân khẩu học người Tây Ban Nha của San Antonio chiếm hơn 60%, điều này góp phần tạo nên nền văn hóa phong phú của thành phố, thể hiện qua kiến ​​trúc, ngôn ngữ, nhà hàng, màu sắc rực rỡ và bầu không khí.

Tôi tự hào về nền tảng và thành phố gốc Tây Ban Nha của mình. Nền văn hóa phong phú, truyền thống tuyệt vời và giá trị lịch sử đối với bản sắc văn hóa của tôi không gì có thể thay thế được. Trở thành người thừa kế một nền văn hóa phong phú mang theo rất nhiều kỳ vọng về xã hội và văn hóa, mà nếu bỏ qua, có thể tạo ra những căng thẳng nhỏ trong cộng đồng.

Một câu hỏi mà tôi đã quá quen thuộc là “Bạn có nói được tiếng Tây Ban Nha không?” Đó là một câu hỏi thực sự, đặc biệt là vì ngôn ngữ Tây Ban Nha là chìa khóa cho thị trường Mỹ gốc Tây Ban Nha ở nước này. Tuy nhiên, về mặt văn hóa, tôi phải biết ngôn ngữ này vì đây là một phần của bản sắc gốc Tây Ban Nha. Mi Familia (gia đình tôi từng trải qua một khoảng thời gian khó khăn) thỉnh thoảng nói tiếng Tây Ban Nha trong thời thơ ấu của tôi, nhưng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Không phải tôi quen khi đổ lỗi rằng tôi đã không được học ngôn ngữ mẹ đẻ – mặc dù một số người theo chủ nghĩa truyền thống cho rằng đúng như vậy – nhưng vì họ đã nuôi dạy tôi bằng tiếng Anh.

Với vẻ ngập ngừng và lúng túng, tôi nói với mọi người rằng tôi không thông thạo tiếng Tây Ban Nha. Những người theo chủ nghĩa truyền thống thường chế nhạo sự hiện diện của tôi, thay đổi cách cư xử, coi thường tính cách của tôi hoặc chê bai tôi thiếu kiến ​​thức về ngôn ngữ mẹ. Ngoài ra, có những người cảm thương cho phản ứng của tôi hoặc thông cảm cho sự mất kết nối của tôi với di sản của mình. Điều này không phải để gọi hành động của họ là thô lỗ hoặc xúc phạm, mà là để thể hiện những phản ứng khác nhau mà tôi nhận được.

Việc lựa chọn ngôn ngữ không phải là lỗi của ai cả vì nó bắt nguồn từ xu hướng chủ nghĩa Mỹ và sự thay đổi trong lý tưởng của các gia đình nhập cư suốt những năm qua. Giá trị thay đổi; thay đổi di sản; cơ hội giáo dục thay đổi; thay đổi danh tính; nhân khẩu học thay đổi và ngôn ngữ thay đổi theo từng thế hệ. Sự kỳ thị về chủ nghĩa bảo thủ thế hệ luôn khiến tôi bận tâm vì nó đang hạn chế trong việc không thích nghi với sự điều chỉnh liên tục của thế giới. Ràng buộc văn hóa cản trở sự tiến bộ của cá nhân và thế hệ.

Sự giới hạn của những kỳ vọng truyền thống hạn chế nhiều người nhưng không nên phản ứng bằng những lời chỉ trích nặng nề. Với tư cách là một người Latinh, hy vọng của tôi là các thế hệ tương lai có thể tái cấu trúc các giá trị của họ theo thời đại và áp dụng những lý tưởng mới nhưng tôn trọng di sản của họ với niềm tự hào, xây dựng và xây dựng nền tảng của những người cha và người mẹ nhập cư của chúng ta cho thế hệ tiếp theo. Đảm bảo tương lai của bạn cho thế hệ tiếp theo và những người bạn có thể không bao giờ nhìn thấy.

Source:

THE EFFECTS OF A THIRD GENERATION IMMIGRANT IN AMERICA

The United States was founded by a collection of immigrants who desired freedom, exploration and salvation in newly discovered lands yet to be explored. From the Native Americans who crossed Beringia–the land bridge between Siberia to present-day Alaska 30,000 years ago–to the millions of immigrants throughout Europe, Asia, Africa or South America that sought better lives in this new country. The U.S. is, and always will be, a nation of immigrants.

This story is constantly retold because it encapsulates the history of the U.S. and foreshadows its future as a melting pot of new ideas and cultural influences that have shaped the country into our current state. Unfortunately, we tend to forget the generational descent of these new immigrants in history–specifically, the effects of Americanism on immigrant descendants.

First generation immigrants, or those born outside of the U.S., are more likely to work harder than later generation immigrants primarily because they are the foundation in which the trajectory of generations is dictated from their established work.

When looking at my family tree, mis bisabuelos toiled under harsh labor conditions of picking seasonal crops across the nation, worked small jobs for extra money, joined the military, sewed jeans in factories, maintained farmland and worked long-term jobs. Each side of my family entered the U.S. under different circumstances and worked labor-intensive jobs to secure the future of the family.

The time difference between my generation and mis bisabuelos is evident; however, this pattern parallels those of current immigrant families, who are working under similar conditions.

Born and raised in San Antonio, Texas, my upbringing was starkly different from mis bisabuelos, mis abuelos and mis padres due to multiple factors. Economic, social and cultural factors changed over the century that caused values and cultural habits to be altered or cease altogether. The Hispanic demographic of San Antonio is over 60%, which contributes to the rich culture of the city, as seen by the architecture, language, restaurants, vibrant colors and atmosphere.

I take pride in my Hispanic background and city. The rich culture, wonderful traditions and historic value to my cultural identity cannot be replaced. Becoming the inheritor of a rich culture carries a lot of baggage in societal and cultural expectations, which, if dropped, can create slight tensions within the community.

A question I am too familiar with is “Do you speak Spanish?” It is a genuine question, especially since the Spanish language is the key into the U.S. Hispanic market in the country. However, it is culturally expected that I know the language since this is a part of a Hispanic identity. Mi familia occasionally spoke Spanish during my childhood, but English was the predominant language. It was not mi familia to blame that I did not learn the language–although some traditionalists would claim that to be the case–since they raised me with English.

With a hesitant and disappointing look, I tell people that I am not fluent in Spanish. Traditionalists often sneer at my presence, change their mannerism, assume my personality or berate my lack of knowledge for the language. Alternatively, there are people who are compassionate for my response or are sympathetic to my disconnection with my heritage. This is not to call out their actions as putrid or offensive, but to showcase the varying reactions I receive.

The choice of language is no one’s fault because it proceeds from the Americanism and change in ideals of immigrant families over the years. Values change; heritage changes; educational opportunities change; identity changes; demographics change and languages change with each generation. The stigma of generational conservatism always bothered me because it is limiting in not adapting to the constant adjustment of the world. Cultural binding that impedes individualistic and generational progression.

The confines of traditional expectations constrict many but should not be looked at with heavy criticism. My hope, as a Latino, is that future generations can restructure their values to the times and adopt new ideals but respect their heritage with pride, building up and out the foundation of our immigrant forefathers and mothers for the next generation. Secure your future for the next generation and the ones you may never see.

Exit mobile version