Site icon Sen Trắng

Thich Nhat Hanh: Sutras | Discourse on Youth and Happiness | Tuổi trẻ và Hạnh phúc

Sutras | Discourse on Youth and Happiness
Tuổi trẻ và Hạnh phúc

Thich Nhat Hanh

heard these words of the Buddha one time when the Lord was staying at the Bamboo Forest Monastery near the town of Rajagriha. At that time there was a bhikshu who, in the very early morning, came to the banks of the river, took off his robe and left it on the bank, and went down to the river to bathe. After bathing, he came out of the river, waited until his body was dry, and then put on his robe. At that time a goddess appeared, whose body, surrounded by light, lit up the entire bank of the river. The goddess said to the bhikshu, “Venerable, you’ve recently become a monk. Your hair is still black; you are still young. At this time in your life, shouldn’t you be perfumed with oils, adorned with gems and fragrant flowers, enjoying the five kinds of sensual desire? Meanwhile you have abandoned your loved ones and turned your back on the worldly life, living alone. You’ve shaved your hair and beard, donned the monk’s robe, and placed your faith in monastic practice. Why have you abandoned the pleasures of this moment to seek pleasures in a distant future?”

The bhikshu replied, “I have not abandoned the present moment in order to seek pleasures in a distant future. I have abandoned pleasures that are untimely for the deepest happiness of this moment.”

The goddess asked, “What is meant by abandoning pleasures that are untimely for the deepest happiness of the present moment?”

And the bhikshu replied, “The World-Honored One has taught: in the untimely joy associated with sensual desire there is little sweetness and much bitterness, tiny benefits, and a great potential to lead to disaster. Now, as I dwell in the Dharma in the here and now, I’ve given up the burning fire of afflictions. The Dharma can be perceived here and now. It is outside of time, and it invites us to come and see it directly. It is to be realized and experienced by each of us for ourselves. That is what is called abandoning untimely pleasures in order to realise true happiness in the present moment.”

The goddess asked the bhikshu again, “Why does the World-Honored One say that in the untimely pleasure of sensual desire there is little sweetness and much bitterness, its benefit is tiny but its potential to lead to disaster is great? Why does he say that if we dwell in the Dharma that can be perceived here and now we are able to give up the flames of the afflictions that burn us? Why does he say that this Dharma can be perceived here and now, is outside of time, invites us to come and see it, directly, and is realized and experienced by each of us for ourselves?”

The bhikshu replied, “I have only been ordained for a short time. I do not have the skill to explain to you the true teachings and the wonderful precepts that the World-Honored One has proclaimed. The Tathagata is staying nearby, in the Bamboo Forest. Why don’t you go to him and ask your questions directly? The Tathagata will teach you the Dharma, and you can receive and put it into practice as you wish.”

The goddess replied, “Venerable bhikshu, at this moment the Tathagata is surrounded by gods and goddesses with special powers. It would be difficult for me to have the chance to approach him and ask about the Dharma. If you would be willing to ask the Tathagata these questions on my behalf, I will follow you.”

The bhikshu replied, “I will help you.”

The goddess said, “Venerable, then I will follow you.”

The bhikshu went to the place where the Buddha was staying, bowed his head and prostrated before the Buddha, then withdrew a little and sat down to one side. He repeated the conversation he had just had with the goddess, and then said, “World-Honored One, if this goddess was sincere, she would be here now. If not, she probably would not have come.” At that moment, the voice of the goddess was heard from afar, “Venerable monk, I am here. I am here.”

The World-Honored One immediately offered this gatha:

“People are caught in desire.
When they do not understand desire clearly,
the delusion that arises from it
takes them on a path to death.”

The Buddha then asked the goddess, “Do you understand this gatha? If not, you may say so.” The goddess addressed the Buddha, “I have not understood, World-Honored One. I have not understood, Well-Gone One.”

So the Buddha recited another gatha for the goddess:

“When you know the true nature of desire,
the mind of desire will not arise.
When the mind of desire does not arise,
no one is able to tempt you.”

Then Buddha asked the goddess, “Have you understood this gatha? If not, you may say so.” The goddess addressed the Buddha: “I have not understood, World-Honored One. I have not understood, Well-Gone One.”

So the Buddha recited another gatha for the goddess:

“The complexes of inferiority, superiority and equality
bring about so many difficulties.
When these three complexes are overcome,
your mind is no longer disturbed.”

Then Buddha asked the goddess, “Have you understood this gatha? If not, you may say so.” The goddess addressed the Buddha, “I have not understood, World-Honored One. I have not understood, Well-Gone One.”

So the Buddha recited another gatha for the goddess:

“Ending desire, overcoming the three complexes,
our mind is stilled, you have nothing to long for.
We lay aside all affliction and sorrow,
in this life and in lives to come.”

Then Buddha asked the goddess, “Have you understood this gatha? If not, you may say so.” The goddess addressed the Buddha, “I have understood, World-Honored One. I have understood, Well-Gone One.”

The Buddha had finished the teaching. The goddess was delighted at what she had heard. practicing in accord with these teachings, she disappeared. Not a trace of her was to be seen anywhere.

______________________________

Translated by Thich Nhat Hanh from Samiddhi Sutta, Saṃyukta Āgama 1078, Samyutta Nikaya 1.20, Taishō 99.

Kinh Tuổi Trẻ và Hạnh Phúc

Thích Nhất Hạnh

Đây là những điều tôi được nghe vào một thời mà Bụt đang cư trú ở tu viện Trúc Lâm Ca Lan Đà tại kinh thành Vương Xá. Một sớm mai nọ, có vị khất sĩ ra sông, cởi y áo để trên bờ rồi xuống nước tắm gội. Tắm xong vị ấy lên bờ, đợi cho khô mình mẩy rồi mặc áo vào. Bấy giờ có một vị thiên nữ xuất hiện, hào quang từ thân hình phát ra sáng chói, soi rõ cả bờ sông. Thiên nữ nói với vị khất sĩ: “Thầy là một người mới xuất gia. Tóc còn xanh, tuổi còn trẻ, giờ này đáng lý thầy phải xông ướp hương thơm, trang điểm châu báu, đeo tràng hoa thơm mà hưởng thọ năm thứ vui thú. Trong khi đó thì thầy lại bỏ những người thương, quay lưng lại với cuộc đời thế tục, chịu đựng sự biệt ly, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca sa, tin tưởng vào con đường xuất gia học đạo. Tại sao lại bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời như thế?”

Vị khất sĩ đáp:
“Tôi đâu có bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời? Chính tôi đã bỏ cái lạc thú phi thời để tìm tới cái lạc thú chân thực trong hiện tại đấy chứ.”

Vị thiên nữ hỏi:
“Thế nào là bỏ cái lạc thú phi thời để tìm tới cái lạc thú chân thực trong hiện tại?”

Vị khất sĩ đáp:
“Đức Thế Tôn có dạy: Trong cái vui phi thời của ái dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất bé mà tai họa rất lớn. Tôi giờ này đang an trú trong hiện pháp, lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Hiện pháp này vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giác tri. Này thiên nữ, đó gọi là bỏ cái lạc thú phi thời để đạt tới cái lạc thú chân thực trong hiện tại.”

Vị thiên nữ lại hỏi vị khất sĩ: “Tại sao Đức Thế Tôn lại nói trong cái vui phi thời của ái dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất bé mà tai họa rất lớn? Tại sao Đức Thế Tôn lại nói an trú trong hiện pháp là lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giác tri?”

Vị khất sĩ trả lời:
“Tôi mới xuất gia được có mấy năm, không đủ sức giảng bày rộng rãi những giáo pháp và luật nghi mà Đức Như Lai tuyên thuyết. Hiện Đức Thế Tôn đang cư ngụ gần đây, nơi rừng tre Ca Lan Đà, thiên nữ có thể tới với Người để trình bày những nghi vấn của thiên nữ. Đức Như Lai sẽ dạy cho thiên nữ chính pháp để tùy nghi thọ trì.”

Vị thiên nữ nói:
“Thưa khất sĩ, Đức Như Lai đang được các vị thiên giả có nhiều uy lực túc trực bao quanh, tôi không dễ gì có cơ hội để tới gần Người mà hỏi Đạo. Nếu thầy có thể đến Đức Thế Tôn để thỉnh vấn trước giùm tôi thì tôi sẽ xin đi theo thầy.”

Vị khất sĩ nói: “Tôi sẽ đi giúp thiên nữ.”

Vị thiên nữ: “Thưa tôn giả, vâng, tôi sẽ đi theo tôn giả.”

Lúc ấy vị khất sĩ kia đi đến nơi Bụt ở, cúi đầu làm lễ dưới chân Người, lui ra đứng một bên, và đem câu chuyện đã nói với vị thiên nữ thuật lên cho Bụt nghe. Rồi thầy tiếp: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu vị thiên nữ kia có tâm thành khẩn thì giờ này vị ấy đã có mặt ở đây rồi, còn nếu không thì có lẽ vị ấy đã không tới.” Lúc bấy giờ có tiếng vị thiên nữ từ xa nói lại: “Thưa tôn giả, tôi đang có mặt đây, tôi đang có mặt đây.” Và thiên nữ tới gần.

Đức Thế Tôn liền nói cho thiên nữ nghe bài kệ sau đây:

“Không thấy rõ ái dục
Mới vướng vào ái dục
Ảo tưởng về ái dục
Đưa người về nẻo chết.”

Rồi Bụt hỏi vị thiên nữ:
“Con có hiểu bài kệ ấy không? Nếu chưa hiểu thì cứ nói.”

Vị thiên nữ bạch Bụt: “Con thật tình chưa hiểu, bạch Đức Thế Tôn. Con thật tình chưa hiểu, bạch Đức Thiện Thệ.”

Bụt lại đọc cho vị thiên nữ nghe một bài kệ khác:

“Thấy chân tướng ái dục
Tâm ái dục không sinh
Tâm ái dục không sinh
Ai cám dỗ được mình.”(C)

Rồi Bụt hỏi vị thiên nữ:
“Còn bài kệ này, con có hiểu không? Nếu không hiểu thì con cứ nói.”

Vị thiên nữ bạch Bụt: “Con cũng chưa hiểu, bạch Đức Thế Tôn. Con cũng chưa hiểu, bạch Đức Thiện Thệ.”

Bụt lại đọc cho vị thiên nữ nghe một bài kệ khác:

“Mặc cảm hơn, kém, bằng
Tạo ra nhiều rối rắm
Ba mạn đã vượt rồi
Tâm không còn khuynh động.”

Đọc xong, Bụt lại hỏi vị thiên nữ:
“Bây giờ con đã hiểu bài kệ ấy chưa? Nếu không hiểu thì con cứ nói.”

Vị thiên nữ bạch Bụt: “Con vẫn chưa hiểu, bạch Đức Thế Tôn. Con vẫn chưa hiểu, bạch Đức Thiện Thệ.”

Bụt lại đọc cho vị thiên nữ nghe một bài kệ khác nữa:

“Trừ dục, vượt ba mạn
Tâm lặng, hết mong cầu
Mọi đau phiền cởi bỏ
Đời này và đời sau.”

Rồi Bụt hỏi vị thiên nữ: “Lần này con có hiểu được ý nghĩa bài kệ không? Nếu không, thì con vẫn có thể hỏi thêm.”

Vị thiên nữ bạch Bụt: “Con đã hiểu, bạch Đức Thế Tôn. Con đã hiểu, bạch Đức Thiện Thệ.”

Kinh này Bụt đã nói xong. Nghe Bụt dạy, vị thiên nữ vui mừng vâng theo, biến đi và không ai còn trông thấy tăm dạng cô đâu nữa. (CCC)

_____________________________

Kinh Tuổi Trẻ và Hạnh Phúc: Kinh này được dịch từ kinh Tam Di Ðề, kinh số 1078 của bộ Tạp A Hàm trong tạng Hán (99, tạng kinh Ðại Chính). Kinh này dạy về hạnh phúc của sự hành trì chánh pháp theo nguyên tắc hiện pháp lạc trú, sống sâu sắc, an lạc, vững chãi và thảnh thơi trong giờ phút hiện tại, thoát ra ngoài mọi mặc cảm và thèm khát về ngũ dục. Kinh tương đương trong tạng Pali là kinh Samidhi của Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya I, 2.10). Xin tham khảo sách Hạnh Phúc Mộng và Thực của thiền sư Nhất Hạnh.

Exit mobile version