Site icon Sen Trắng

Quảng Pháp: “Chúng Ta Là Hương Gió Mang Đi Ngàn Phương”

Họ là những người bạn trẻ – Huynh trưởng GĐPT Việt Nam tại Hải ngoại thế hệ mới – với đầy đủ trí tuệ, tình thương lòng nhiệt huyết, quả cảm và sự trong sáng, dù đang ở những không gian và thời điểm khác nhau.

Còn nhớ năm nào, Nguyễn Ngọc Phú gọi điện thoại tâm sự với tôi, tình trạng khi em hăng say hoạt động cộng đồng, hay bị các anh chị Trưởng lớn khiển trách.

Tất nhiên phải có nguyên do của nó!

Thường anh chị em trẻ của một đơn vị GĐPT quá nhiệt tình hoạt động xã hội, lại không khéo chu toàn chương trình hoạt động tại đơn vị gia đình, nên có lúc phải bị anh chị trưởng rầy, đúng hơn là nhắc nhở. Điều này phổ biến chứ không riêng đơn vị của Phú bấy giờ. Nhưng trong Ban Huynh Trưởng vẫn có một vài anh chị niên trưởng – điển hình tôi nhớ như anh Tâm Cảm Hồ Văn Quỳnh chẳng hạn – luôn khuyến khích Phú tham gia hoạt động cộng đồng mạnh mẽ hơn, nhất là đấu tranh Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam. Với riêng tôi ngày đó, đã nói với Phú là nếu cần và phải chọn lựa, cứ xin tạm nghỉ sinh hoạt đơn vị để tham gia vào những hoạt động thanh niên có những mục đích và ý nghĩa nhất định của cộng đồng, điển hình như Phú đang tham gia bấy giờ là Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California. Nhưng lý tưởng nhất, là cùng lúc vẫn có thể chu toàn cả hai trách nhiệm.

Năm 2010 Phú qua đời đột ngột do trụy tim. Em chỉ mới 27 tuổi. Tên của Em sau đó được đặt cho một đoạn xa lộ gần khu Little Saigon tại Miền Nam Cali – “The Nguyen Ngoc Phu Human Rights Memorial” – Cuộc đời tuy ngắn ngũi của Phú, gần như dành trọn cho lý tưởng này!

Hôm nay niên trưởng Quảng Giải và Nguyễn Toàn gởi cho đọc diễn từ của Trưởng trẻ Chúc Vi Võ Vi Vân, GĐPT Chánh Pháp, Úc châu, làm tôi lại nhớ đến Phú. Nhưng vui với những gì mà các bạn trẻ đã, đang và tiếp tục hành động – Tự khẳng định mình giữa một môi trường văn hóa phong phú đa dạng. Theo trưởng Quảng Giải, nhiều trưởng trẻ Úc Đại Lợi tại hàng, đều thành đạt trên đường sự nghiệp và tấn tu.

Cần giới thiệu một chút về “Cương lĩnh Sydney,” như một tổ chức Thanh Niên Tôn Giáo, là nhịp cầu nối giữa các tín đồ tôn giáo khác nhau. Nó được lấy cảm hứng từ các tuyên bố liên quan tương tự từ các thành phố khác, ví dụ: Cương lĩnh Athens 2015Cương lĩnh Beirut 2017. Mặc dù được đặt tên thủ phủ của tiểu bang, Cương lĩnh Sydney có liên quan đến NSW, Úc và thế giới.

Cương lĩnh Sydney nêu chi tiết phương thức tham gia và tinh thần liên tôn giữa mọi thành viên trong cuộc sống hàng ngày, cùng hành động vì lợi ích chung, chia sẻ kiến thức về tôn giáo của nhau và trao đổi văn hóa tín ngưỡng. Thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo trong cộng đồng.

Youth PoWR –Ban Điều Hợp – đã soạn thảo nội dung và phổ biến bản cương lĩnh, Youth PoWR là một sáng kiến ​​liên tôn giáo của Trung tâm Columban về sự quan hệ Cơ đốc giáo-Hồi giáo (CCCMR) dành cho thanh thiếu niên. Nó quy tụ hàng trăm thanh niên thuộc các tôn giáo khác gặp gỡ nhau, có tiếng nói và biểu quyết trong việc định hình xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo của chúng ta. Tổ chức này lấy tuổi trẻ làm trung tâm điểm: Bởi tuổi trẻ, dành cho tuổi trẻ và với tuổi trẻ, bao gồm cả những diễn giả là giới trẻ và những người quan tâm đến giới trẻ. Vì vậy có thể nói Cương lĩnh Sydney là tuyên bố duy nhất trong số tất cả các tuyên bố của thành phố liên bang vì nó được lãnh đạo bởi những người trẻ có chung ước mơ cho tương lai.

Youth PoWR được điều phối bởi một nhóm thanh niên tình nguyện từ các tôn giáo khác nhau, một số người trong số họ được các tôn giáo đề cử. Là những người cùng nhau lên kế hoạch, quảng bá và tổ chức các sự kiện. Thành viên của CCCMR cung cấp dịch vụ cố vấn và sao lưu hành chính.

Điều hành dự án này dựa trên ý kiến ​​đóng góp của Youth PoWR và tham vấn thường xuyên với Ban Điều Hợp PoWR. Họ cũng tham khảo ý kiến ​​của mạng lưới PoWR của Thanh niên rộng lớn hơn cũng như bình chọn các nhà lãnh đạo đại diện tôn giáo. Điều này là bằng chứng về tính chặt chẽ, tính toàn diện và tính minh bạch của quá trình từ lý thuyết đến hoạt động…v.v.

Trở lại khi đọc diễn từ của đại diện giới trẻ Phật Giáo Úc, cụ thể là GĐPT, tôi thấy mừng. Trước hết là nhận thức dấn thân của anh chị em xuyên qua mục đích của tổ chức vốn đã minh thị điều này: “Đào tạo thanh-thiếu-đồng niên trở thành Phật tử chân chính; góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”. Kỳ thực theo thói quen ở đây tuy ta nói là 2 vế, nhưng chỉ cùng một mục đích và thực hiện song song.

Đồng thời nhìn xa ở tương lai, hẳn nhiên đi vào hoạt động thực tế, thế hệ trưởng trẻ mới tại hải ngoại cần phải trang bị rất nhiều thứ để vững vàng hoàn thành trách nhiệm của mình. Điều này những thế hệ về sau và sau nữa, dễ dàng hơn thế hệ của các Anh các Chị mình. Việc thực hiện mục đích GĐPT đến một lúc như hơi thở, tự nhiên mà không còn thấy nó chỉ là những khẩu hiệu hoặc cục bộ phiến diện.

Điều này, trở lại trong diễn từ của một trưởng trẻ như Chúc Vi, có thể đại diện cho nhận thức chung hay không? Trong xu thế hoạt động mở rộng hơn, đa năng, đa dạng, đa trí của giới trẻ GĐPT không chỉ là cộng đồng Việt Nam thôi, mà còn quốc tế.

Cương lĩnh Sydney
– Như Những đóa sen vươn lên

Chỉ hơn một năm trước, khi tôi đọc bản “ Cương lĩnh Sydney” lần đầu tiên. Tôi nghĩ về đóa hoa sen – một biểu tượng quan trọng của Phật giáo – vượt lên khỏi bùn lầy đen tối và u ám, để luôn thanh khiết và sáng suốt. Như một thành viên của cộng đồng thế giới, chúng ta đoàn kết để tạo thành  sức mạnh để biến đổi cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Cương lĩnh Sydney có mặt để giúp chúng ta vượt qua vũng lầy của sự chia rẽ, sự ngờ vực và thông tin sai lệch trong việc xây dựng cộng đồng lành mạnh, hiểu biết và hợp tác với nhau, từ đó để mỗi cá nhân có thể vươn lên như những bông hoa đã nở.

Tham gia vào Youth PoWR với tư cách là thành viên đã tạo thêm cơ hội để thăng hoa Cương lĩnh Sydney. Sự đa dạng của ủy ban đã khơi dậy rất nhiều cảm hứng trong tôi, nhưng nó cũng nhắc nhở tôi rằng còn rất nhiều điều để mình phải học hỏi. Tôi lớn lên trong cộng đồng Phật tử Việt Nam – Gia Đình Phật Tử – và đã tình nguyện cũng như làm việc trong cộng đồng đó trong thập kỷ qua. Mặc dù nơi đây đã dạy tôi phải có lòng trắc ẩn đối với tất cả những người xung quanh và đóng góp cho xã hội một cách có ý nghĩa, nhưng những trải nghiệm cục bộ của tôi trong cộng đồng của chính mình, đồng nghĩa là tôi không nhận thức được những trải nghiệm sống đa dạng của những người khác, đoàn thể khác một cách đúng mực. Tôi tập trung vào những chồi hoa trong ao vườn của mình đến nỗi, đã không nhìn thấy những chồi non đang phát triển trong các ao nhà khác.

Bây giờ đây, tôi nhận thức điều này – một cảm giác tò mò và mong muốn được tham gia – để vận động cho một thế giới hài hòa đa văn hóa và đa tôn giáo. “Cương lĩnh Sydney” đang nuôi dưỡng câu hỏi đó với lời nhắc nhở rằng tôi không phải đi suốt cuộc hành trình này một mình và rằng, hy vọng về một tương lai thống nhất và sinh động cho tất cả mọi người tốt hơn sẽ được tất cả quan tâm. Tôi nhận ra rằng việc truyền trao trách nhiệm, quyền hành bắt nguồn từ sự đa dạng nhưng chúng ta vẫn tìm thấy một mẫu số chung.

Mỗi cách đối thoại trong điều lệ không chỉ nói lên niềm tin và giá trị cốt lõi của tôi, chúng còn củng cố rằng ngoài trải nghiệm cá nhân, vẫn có những trải nghiệm cùng nhân loại được chia sẻ và vĩ đại hơn hơn nhiều. Tất cả chúng ta đều có thể thực hiện lòng tốt và lòng trắc ẩn. Tất cả chúng ta có thể thấy sức mạnh trong hành động hợp tác. Tất cả chúng ta đều biết rằng kiến ​​thức và kinh nghiệm được chia sẻ giúp chúng ta khôn ngoan hơn. Khi thực hành những cuộc đối thoại này, chúng ta có thể vượt qua sự chênh lệch và chia rẽ, đồng thời hướng tới sự đoàn kết.

Cương lĩnh Sydney mời gọi chúng ta “xây dựng cầu nối giữa các tín đồ từ các tôn giáo khác nhau”, một lời mời mà tôi đã chấp nhận với hy vọng cùng nhau nhìn thấy nhiều bông sen, nổi trên mặt nước bùn.

Bạn cũng sẽ giúp chúng tôi lội qua bùn trong thế giới của chúng tôi chứ?

Sophie Võ, thành viên Ủy ban Điều hợp Thanh niên PoWR

It was just over a year ago when I read The Sydney Statement for the first time. I thought about the lotus flower – a significant symbol in Buddhism – where beyond all the dark, heavy mud, there is always opportunity for insight and purity. As extensions of the world around us, together we have the powerful capacity to transform it for the better. The Sydney Statement is there to help us navigate the muddy waters of division, distrust and misinformation in the collective search for mutual respect, understanding and cooperation, such that each and every one of us can rise to the surface as bloomed flowers.

Joining Youth PoWR as a committee member provided an opportunity for continued consideration of The Sydney Statement. The diversity of the committee ignited a lot of excitement in me, but it also reminded me that there is so much more for me to learn. I grew up in the Vietnamese-Buddhist community and have volunteered and worked in that community for the last decade. While it taught me to be compassionate towards all those around me and to contribute to society in a meaningful way, my sheltered experiences within my own community meant that I was not as aware of the diverse lived experiences of others as much as I could be. I was so focused on the flowering buds within my own pond that I did not see those growing in other ponds.

There has been this enquiry within me – a sense of curiosity and desire to engage – to advocate for a harmonious world that is multicultural and multi-religious. The Sydney Statement is cultivating that enquiry with a reminder that I don’t have to go on this journey through life alone, and that the very hope for a unified and vibrant future for everyone is better sought after together. I realised that empowerment stems from diversity whilst being rooted in our commonality.

Not only did each of the types of dialogue in the charter speak to my core beliefs and values, they reinforced that beyond the individual experience, there is the greater, shared human experience. All of us can exercise kindness and compassion. All of us can see the strength in collaborative action. All of us know that shared knowledge and experiences make us wiser. In practising these dialogues, we can transcend disparities and divisiveness, and work towards solidarity.

The Sydney Statement invites us to ‘build bridges between believers from different religions’, an invitation that I have accepted in the hopes of seeing many lotus flowers, floating above the surface of the muddy waters together.

Will you help us wade through the mud in our world too?

Sophie Vo, Committee Member, Youth PoWR

Exit mobile version