Site icon Sen Trắng

Hội Quán Di Sản: Đúc tượng tại chùa Thần Quang, Làng Ngũ Xã Năm 1949.

Một phần trong nghi lễ và quá trình đúc tượng
tại chùa Thần Quang Làng Ngũ Xã năm 1949.

Dưới sự chứng kiến của đông đảo tầng lớp công chúng thời đó, có cả sự hiện diện của người Pháp càng chứng tỏ đây là sự kiện có sự quan tâm của cả cấp chính quyền bảo hộ lúc đó…
Khi pho tượng hoàn chỉnh đã được coi là Pho tượng ĐỒNG lớn nhất Việt Nam.
Hiện nay pho tượng được thờ ở chùa Ngũ Xã, tên chữ là Thần Quang Tự hay Phúc Long Tự. Chùa do sư tổ Mật Đắc tu tạo vào đầu thế kỷ 20. Thượng tọa Vĩnh Tượng và tiến sĩ Vũ Văn Quý quyên góp để đúc tượng bài trí ở chính điện; Nguyễn Văn Hiếu vẽ kiểu tượng và Nguyễn Văn Tùy là thợ cả phường đúc trông coi công việc.
Lượng đồng được lấy từ các pho tượng tôn vinh các nhân vật và sự việc thuộc địa do chính phủ Bảo hộ dựng ở các vườn hoa trong thành phố Hà Nội như tượng toàn quyền Paul Bert (ở tòa Đốc lý thành phố), tượng “đầm xòe” (dựng trên Tháp Rùa), và tượng Canh nông (ở gần Cột cờ Hà Nội). Khi chính phủ Trần Trọng Kim lên chấp chính, những pho tượng đó bị rỡ xuống và đem nấu chảy ra, đúc lại làm tượng.
Pho tượng được đúc là tượng Phật A Di Đà theo thế ngồi kiết già trên một đài sen với 96 cánh. Thân tượng cao gần 4 m và cân nặng 12.300 kg. Hiện nay vẫn được đặt ở vị trí trung tâm chùa và là niềm tự hào của làng đúc đồng nằm giữa lòng thủ đô.
Điều đáng kể là pho tượng Phật này được đúc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công mà vẫn hoàn chỉnh.
[Hội Quán Di Sản: Ảnh và bài viết st]
Exit mobile version